Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Tập trung thống kê thiệt hại, phân loại đối tượng bị ảnh hưởng

Trước những thiệt hại, mất mát do bão số 3 để lại, ngay sau bão, với ý chí tự lập, kiên cường vượt qua khó khăn, các cấp chính quyền, doanh nghiệp và người dân đã rất tích cực, triển khai các biện pháp khắc phục, hỗ trợ nhau vượt qua những thiệt hại sau bão. Lãnh đạo tỉnh đã có mặt tại hầu khắp các địa phương trong tỉnh để chỉ đạo, tập trung cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn, triển khai kịp thời các chính sách cấp bách hỗ trợ nhân dân, doanh nghiệp.

Công tác vận động, hỗ trợ, cứu trợ cũng được thực hiện kịp thời, huy động sự chung tay của cả hệ thống chính trị. Tính đến ngày 17.9, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tiếp nhận ủng hộ của các cá nhân, tổ chức, nhà hảo tâm với số tiền gần 76 tỷ đồng.

Ngay sau bão, Thành ủy Hạ Long tổ chức gặp gỡ, làm việc với đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn; trong đó, có các doanh nghiệp du lịch để nắm bắt những khó khăn của doanh nghiệp. Từ đó, có những giải pháp tháo gỡ khó khăn về chính sách thuế, vốn vay ngân hàng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xem xét miễn, giảm lãi vay; khôi phục sản xuất...

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy trao đổi, lắng nghe ý kiến của các cơ sở, hộ nuôi trồng thủy sản và trồng rừng bị thiệt hại tại huyện Vân Đồn. Ảnh Mạnh Trường.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của các cơ sở, hộ nuôi trồng thủy sản và trồng rừng bị thiệt hại tại huyện Vân Đồn. Ảnh: Mạnh Trường

Trong ngày 14.9 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy đã cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh gặp mặt, động viên, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các cơ sở, hộ gia đình nuôi trồng thủy sản, trồng rừng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 trên địa bàn huyện Vân Đồn.

Từ những ý kiến, kiến nghị xác đáng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, tỉnh đã tập trung rà soát, thống kê các thiệt hại; phân loại các đối tượng bị ảnh hưởng để thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ. Đồng thời, xây dựng ngay một số cơ chế chính sách hỗ trợ riêng có nhằm hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống, doanh nghiệp tái khởi động sản xuất, kinh doanh.

Theo đó, Ban Cán sự Đảng, Thường trực UBND tỉnh đã bàn, thống nhất các nội dung báo cáo Tỉnh ủy và HĐND tỉnh với quan điểm: bên cạnh thực hiện các quy định của Chính phủ, sẽ xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời, báo cáo Chính phủ, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn chung đến các địa phương bị thiệt hại, ảnh hưởng bởi bão số 3, như: khoanh, giãn nợ; miễn giảm thuế, phí, nghĩa vụ tài chính…

Dành 1.000 tỷ đồng thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù

Hôm qua,17.9, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã tổ chức Hội nghị lần thứ 55 để cho ý kiến, chủ trương về một số nội dung trình Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Khóa XIV dự kiến diễn vào ngày 23.9 tới. Tại kỳ họp bất thường này, HĐND tỉnh sẽ xem xét, quyết nghị các cơ chế, chính sách đặc thù để khắc phục hậu quả của bão số 3. Cụ thể, sẽ nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khó khăn; miễn giảm học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn năm học 2024 - 2025; hỗ trợ một phần chi phí trục vớt phương tiện thủy đăng ký tại tỉnh Quảng Ninh bị chìm đắm và hỗ trợ thiệt hại về nhà ở do bão số 3...

Trên cơ sở báo cáo của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thống nhất chủ trương ban hành. Đồng thời, khẳng định đây là những nội dung thật sự cần thiết, cấp bách, cần phải được ban hành trong thời gian sớm nhất. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cũng nhất trí điều chỉnh, bổ sung phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2024. Trong đó, thực hiện cơ cấu lại nhiệm vụ chi triệt để, tiết kiệm chi thường xuyên để dành 1.000 tỷ đồng thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão số 3 trên địa bàn.

Thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trịnh Thị Minh Thanh đã giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh tiếp thu đầy đủ các ý kiến để hoàn chỉnh các báo cáo, tờ trình trình tại Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Khóa XIV bảo đảm tiến độ, chất lượng. Giao Đảng đoàn HĐND tỉnh chỉ đạo Thường trực, các Ban HĐND tỉnh thẩm tra kỹ lưỡng các nội dung bảo đảm công khai minh bạch, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi. Đồng thời, cũng phải bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, trục lợi chính sách.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trịnh Thị Minh Thanh nhấn mạnh, đây mới là những cơ chế, chính sách bước đầu. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh những bất cập, khó khăn hoặc cần bổ sung chính sách, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng tham mưu, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cho ý kiến. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn...

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.