Một số kinh nghiệm trong công tác phòng chống thiên tai

Trước diễn biến thiên tai ngày càng khắc nghiệt, các cấp, các ngành, các địa phương đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm, từ đó nâng cao năng lực trong công tác ứng phó, phòng chống thiên tai, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại.

Củng cố và nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai

Nhờ có sự chuẩn bị tốt trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, nên tỷ lệ thiệt hại do thiên tai tại Lào Cai giảm rõ rệt theo từng năm. Với đặc thù là tỉnh vùng cao, thường xuyên xảy ra thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã chủ động cập nhật các bản tin dự báo thời tiết hàng ngày, tăng cường tuyên truyền đến người dân để sớm có phương án phòng, chống thiên tai kịp thời. Thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”; củng cố và nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã; thực hiện tốt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”.

 Trước diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, UBND tỉnh Lào Cai đề xuất, kiến nghị với Trung ương hỗ trợ kinh phí cho tỉnh xây dựng bản đồ nguy cơ sạt lở đất (giai đoạn 1, năm 2022 tại các địa phương hay xảy ra sạt lở đất: Bát Xát, Văn Bàn, Sa Pa, Bắc Hà, Bảo Yên), các địa phương khác xây dựng bản đồ sạt lở đất vào năm 2024 và xây dựng bản đồ ngập úng vùng hạ du trên sông Chảy; bố trí kinh phí hỗ trợ cho tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai gây ra năm 2021.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đề nghị Trung ương hỗ trợ cho tỉnh Lào Cai triển khai thêm 1 xã thực hiện mô hình “xã bảo đảm đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh theo quy định về phòng, chống thiên tai tại chỗ” trong chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (tại 1 xã thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai). Đề nghị Trung ương sớm ban hành quy định về trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư, sửa chữa các danh mục công trình hư hỏng do thiên tai; điểm sắp xếp dân cư tập trung theo hướng rút gọn, trình tự thủ tục (áp dụng với công trình cấp bách); ban hành trình tự, thủ tục cưỡng chế đối với những tổ chức, cá nhân khi phải di chuyển ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm.

Người dân rửa dọn đồ đạc sau cơn lũ đi qua. Nguồn: ITN
Người dân rửa dọn đồ đạc sau cơn lũ đi qua
 Nguồn: ITN

Phương châm “4 tại chỗ” vẫn còn nguyên giá trị

Quảng Bình vốn nằm ở vùng thường xuyên có thiên tai xảy ra, do vậy, tỉnh luôn xác định ở trong tâm thế sẵn sàng các phương án để ứng phó tốt nhất với kịch bản thiên tai diễn biến xấu nhất, không chủ quan, đặc biệt trong việc bảo đảm an toàn về con người. Người dân phải tuân thủ sự chỉ đạo của cán bộ, lực lượng chức năng, không để bị động trong phòng, chống thiên tai.

Sau trận mưa lũ lịch sử tháng 10.2020, tỉnh nhận thấy rõ phương châm “4 tại chỗ” vẫn còn nguyên giá trị cần phải tiếp tục quán triệt, phát huy cao hơn nữa trong công tác phòng chống thiên tai. Việc thực hiện phương châm “4 tại chỗ” không chỉ ở các cấp chính quyền, cơ quan nhà nước mà phải xuất phát từ từng người dân, hộ gia đình. Trong đó, việc bảo đảm phương tiện, nâng cao tính chuyên nghiệp của lực lượng phòng, chống thiên tai, nhất là ở cơ sở phải được quan tâm đúng mức.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình cho rằng, người chỉ huy ở từng cấp phải bám sát thực tiễn, trực tiếp chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các phương án, kịch bản ứng phó, khắc phục hậu quả, thiệt hại do thiên tai gây ra. Đồng thời khơi dậy và phát huy tinh thần tương thân tương ái, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và nhân dân trong công tác phòng chống thiên tai.

Đáng chú ý, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, sớm triển khai các lực lượng, phương tiện về các địa bàn xung yếu, trọng yếu là yếu tố quyết định tính chủ động trong ứng phó, cứu hộ, cứu nạn. Các lực lượng tham gia phòng chống thiên tai tuân thủ lệnh chỉ huy, các quy định trong phòng chống thiên tai, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người, phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn và người dân.

Mưa lũ gây tê liệt giao thông. Nguồn: ITN
Mưa lũ gây tê liệt giao thông
Nguồn: ITN

6 bài học kinh nghiệm về ứng phó bão

Tại cuộc họp đánh giá thiệt hại, rút kinh nghiệm, khắc phục hậu quả cơn bão số 4 (tên quốc tế là Noru) diễn ra vào cuối tháng 9.2022 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh 6 bài học kinh nghiệm về công tác ứng phó bão.

Thứ nhất, cương quyết, quyết liệt, nhất quán vận động, di dời nhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm là yếu tố quyết định để không bị thiệt hại về người.

Thứ hai, nắm chắc diễn biến, bám sát tình hình, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp để phòng, chống bão kịp thời, hiệu quả.

Thứ ba, chủ động xây dựng kịch bản, phương án phòng, chống bão phù hợp tình hình, thường xuyên tổ chức diễn tập, cập nhật, hoàn thiện và khi xảy ra tình huống thì vận hành các kịch bản, phương án này theo phương châm "4 tại chỗ".

Thứ tư, công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, chủ động, tích cực, bám sát tình tình, từ sớm, từ xa, từ cơ sở.

Thứ năm, thông tin thông suốt, toàn diện, đầy đủ, hướng dẫn kịp thời để các cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp và người dân chủ động ứng phó.

Thứ sáu, các địa phương đã phát huy tinh thần chủ động, luôn đề cao tinh thần cảnh giác, tuyệt đối không lơ là, chủ quan hay hoang mang, mất bình tĩnh trong ứng phó thiên tai. Các cấp ủy, chính quyền và nhân dân đã chủ động, bản lĩnh, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, kinh nghiệm, hiểu biết của mình, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của nhân dân với tinh thần đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau để ứng phó với thiên tai.

Môi trường

Lặng thầm nghề quan trắc thủy văn
Môi trường

Lặng thầm nghề quan trắc thủy văn

Nghề quan trắc thủy văn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ nguồn nước, đồng thời cung cấp thông tin quý giá cho các quyết định phát triển bền vững. Nhưng ít ai biết, ngoài sự tỉ mỉ, chính xác, tâm huyết những người làm trong lĩnh vực này còn phải đối mặt với bão lũ, mưa giông… và am hiểu sâu sắc về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước. Họ được ví như người theo dõi nhịp cảm xúc, nhịp sống của các con sông.

Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu
Môi trường

Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu

Trước diễn biến ngày càng tiêu cực của biến đổi khí hậu, nghiêm trọng nhất là tình trạng sạt lở bờ biển, ven sông làm mất rừng, mất đất sản xuất của người dân, việc đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn tại các địa phương ven biển sẽ góp phần giảm thiểu xói mòn, sạt lở, biến đổi khí hậu, tạo sinh kế bền vững cho người dân dưới tán rừng.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người
Môi trường

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người

Ngày 24.12, Báo Nông thôn ngày nay phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Hiệp hội CropLife Việt Nam tổ chức Tọa đàm thứ 2 nằm trong chuỗi Tọa đàm: “Hiểu đúng về thuốc bảo vệ thực vật” với chủ đề: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật “4 đúng” vì sức khỏe cây trồng và con người.

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn

Nhằm trao đổi, thảo luận về vai trò, hiệu quả thực tiễn cũng như các giải pháp triển khai Luật Bảo vệ môi trường trong thực tiễn, hiệu lực, hiệu quả và hiệu năng, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn".

Trưởng ban Khoa học Hội Kinh tế môi trường Việt Nam. GS.TS Hoàng Xuân Cơ. Ảnh: Duy Thông
Xã hội

Nói ít làm nhiều, triển khai thực chất và hiệu quả

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường ngày càng nghiêm trọng, Luật Bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn. Đây cũng là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.

Đường làng ngõ xóm trang trang sạch đẹp tại xã Yên Lợi, huyện Ý Yên. Ảnh: PV
Xã hội

Nâng cao công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường, nâng cao các tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Nam Định không chỉ mang lại điều kiện sống tốt hơn cho người dân mà còn khai thác được các giá trị kinh tế từ cảnh quan nông nghiệp - nông thôn, từng bước phát triển thành ngành kinh tế du lịch sinh thái, đem lại thu nhập cho người dân.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu
Xã hội

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu thế chung của thế giới, hiện nay đa số các nước cũng theo đuổi các chính sách liên quan đến hướng phát triển kinh tế tuần hoàn để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có Việt Nam. Muốn bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, không còn cách nào khác là chúng ta phải thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng
Xã hội

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng

Mới đây, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam, cùng nhiều lãnh đạo, đại biểu đến từ nhiều cơ quan tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức tổng kết dự án “Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, Giai đoạn 1”.

Nông nghiệp xanh, định hướng phát triển bền vững
Môi trường

Nông nghiệp xanh, định hướng phát triển bền vững

Nông nghiệp xanh là định hướng phát triển bền vững của vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sinh kế ổn định cho người dân. Để làm được điều này, các chuyên gia cho rằng, việc bảo vệ môi trường phải được tích hợp chặt chẽ với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị.

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn
Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn

Hoạt động thu gom, xử lý rác thải tại nông thôn được các địa phương tập trung thực hiện, từng bước giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân ý thức hơn trong bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.