Việt Nam nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ozone

Việt Nam được đánh giá là thành viên tích cực, có trách nhiệm cao, nỗ lực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong triển khai các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ozone.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, biến đổi khí hậu đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại và tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực trong đời sống, từ kinh tế, xã hội đến môi trường. Trong khi đó, tầng ozone có vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ sự sống trên trái đất bởi nó có khả năng ngăn chặn một phần lớn bức xạ cực tím từ mặt trời. Do đó, sự suy giảm của tầng ozone đã gây ra mối lo ngại toàn cầu, buộc các quốc gia phải đồng lòng hành động.

Phát biểu tại Hội thảo “Phổ biến Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát”, do Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức mới đây, Phó cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Nguyễn Tuấn Quang cho biết, hoạt động bảo vệ tầng ozone có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất, sinh hoạt của con người trên toàn hành tinh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ tầng ozone, Việt Nam đã sớm phê chuẩn tham gia Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozone, Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone từ năm 1994.

Với vai trò là cơ quan đầu mối quốc gia về bảo vệ tầng ozone, trong thời gian qua Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật và tích cực triển khai các hoạt động quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của quốc gia thành viên với Nghị định thư Montreal.

Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone như: Hoàn thành loại trừ tiêu thụ hoàn toàn các chất CFC, Halon và CTC; chất Methyl bromide được quản lý, kiểm soát theo mục đích: chỉ nhập khẩu cho mục đích khử trùng và kiểm dịch hàng hóa; chất HCFC được quản lý, loại trừ theo lộ trình từ năm 2013, tiến tới loại trừ hoàn toàn các chất này từ ngày 1.1.2040.

dsc07447.jpg
Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Nguyễn Tuấn Quang

Năm 2019, Việt Nam phê duyệt tham gia Bản sửa đổi, bổ sung Kigali thuộc Nghị định thư Montreal nhằm mục tiêu không tăng lượng tiêu thụ các chất HFC theo lộ trình từ năm 2024, tiến tới giảm 80% lượng tiêu thụ từ năm 2045. Nếu được thực thi đồng bộ trên toàn cầu sẽ giúp giữ cho nhiệt độ trái đất không gia tăng 0,5 độ C vào cuối thế kỷ này, và sẽ đạt hiệu quả gấp đôi nếu kết hợp cùng với các giải pháp về tiết kiệm năng lượng.

Năm 2024 đã đánh dấu mốc 30 năm Việt Nam tham gia Công ước Vienna, Nghị định thư Montreal. Theo thống kê, đánh giá của Ban Thư ký ozone công bố tại kỳ họp tháng 7 năm 2024, Việt Nam đã loại trừ tiêu thụ 220 triệu tấn carbon thông qua hoạt động loại trừ các chất được kiểm soát kể từ năm 1994 đến nay. Việt Nam được quốc tế đánh giá là thành viên tích cực, có trách nhiệm cao; nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát.

Việt Nam cũng đã tham gia Liên minh Tăng cường hiệu quả làm mát do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc khởi xướng, Sáng kiến về quản lý vòng đời các chất Fluorocarbon do Nhật Bản khởi xướng và tham gia Cam kết làm mát toàn cầu để cùng cộng đồng quốc tế thực hiện mục tiêu giảm phát thải toàn cầu đối với các hoạt động làm mát trong tất cả các lĩnh vực đạt ít nhất 68% vào năm 2050 so với năm 2022 để giữ mức tăng nhiệt độ ở ngưỡng 1,5 độ C.

2-chuyen-doi-cong-nghe-huong-den-su-dung-chat-co-tiem-nang-lam-nong-len-toan-cau-thap-hoac-0-dragged.jpg
Các thiết bị thuộc lĩnh vực làm lạnh sử dụng HCFC và CFC gây ảnh hưởng đến tầng ozone và làm khí hậu toàn cầu nóng lên

Nhằm triển khai thực hiện nội dung về bảo vệ tầng ozone quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 7.1.2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát tại Quyết định số 496/QĐ-TTg ngày 11.6.2024. Kế hoạch tích hợp toàn diện các yêu cầu quản lý mới để triển khai thực hiện đồng bộ các cam kết quốc tế, sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng ozon và làm mát bền vững mà Việt Nam đã tham gia.

Các mục tiêu cụ thể thực hiện Kế hoạch đến năm 2045 bao gồm quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát; quản lý sản phẩm, thiết bị sử dụng các chất HCFC và HFC theo giá trị tiềm năng làm nóng lên toàn cầu; quản lý vòng đời các chất được kiểm soát; làm mát bền vững.

Theo PGS. TS Nguyễn Việt Dũng (Đại học Bách Khoa Hà Nội), hiện nay các thiết bị thuộc lĩnh vực làm lạnh (tủ lạnh, điều hoà không khí…) sử dụng các chất HFC, HCFC… đang phá hủy tầng ozone và làm nóng lên toàn cầu. Do đó, cần có các giải pháp chuyển đổi công nghệ làm mát thân thiện với môi trường nhằm làm giảm tác động xấu đến môi trường.

Để thúc đẩy hiệu quả hơn việc bảo vệ môi tầng ozone PGS TS. Nguyễn Việt Dũng cho rằng, cần tăng cường công tác tái đào tạo các cán bộ kỹ thuật trong thực hành tốt kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí, giảm rò rỉ môi chất làm lạnh. Thúc đẩy thị trường trao đổi tín chỉ các bon trong lĩnh vực làm lạnh và điều hoà không khí. Song hành với đó, cần hoàn thiện phương pháp (tiêu chuẩn, quy chuẩn…) tính lượng phát thải khí nhà kính theo vòng đời thiết bị. Xem xét nghiên cứu việc đánh thuế phát thải, để xây dựng quỹ chuyển đổi quốc gia về công nghệ lạnh - xanh - sạch, thúc đẩy tái chế, tiêu hủy HFC…

Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn
Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn

Hoạt động thu gom, xử lý rác thải tại nông thôn được các địa phương tập trung thực hiện, từng bước giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân ý thức hơn trong bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.

Đối với các chủ rừng, thỏa thuận chi trả giảm phát thải tín chỉ carbon rừng không chỉ nâng cao năng lực quản lý rừng mà còn mở ra cơ hội tiếp cận các phương pháp và cách tiếp cận mới
Môi trường

Tiềm năng carbon rừng Việt Nam chưa được khai thác hết

Hiện nay, cả nước mới có 6 tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ thực hiện việc trao đổi, chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng. Theo Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Phạm Hồng Lượng, tiềm năng tín chỉ carbon rừng của Việt Nam còn rất lớn, cần có cơ chế phù hợp để khai thác triệt để.

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho khu dự trữ sinh quyển
Xã hội

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho khu dự trữ sinh quyển

Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới tỉnh Kiên Giang mới đây đã tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang” tại thành phố Rạch Giá. Sự kiện với mục tiêu trao đổi, thảo luận về chính sách và hành lang pháp lý, các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý, phát triển Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang.

Phát động cuộc thi ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường lưu vực sông
Xã hội

Phát động cuộc thi ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường lưu vực sông

Sáng 19.12, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức phát động cuộc thi ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường lưu vực sông. Cuộc thi với mục đích tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường lưu vực sông ở Việt Nam.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa
Xã hội

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa

Thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam được dự báo trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh mẽ, bởi không chỉ dư địa lớn từ rừng mà còn ở các ngành năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, các dự án chuyển đổi năng lượng, thu gom và tái chế rác, nông lâm nghiệp... Vì vậy để biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa, mang lại nguồn thu thì phải nhanh chóng tạo ra sàn giao dịch carbon và kiểm soát được nó.

Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi để hướng tới sự phát triển bền vững
Môi trường

Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi để hướng tới sự phát triển bền vững

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn như xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt và suy giảm bùn cát cũng như xói lở bờ biển đe dọa đến an ninh lương thực, nguồn nước và sinh kế của hàng chục triệu dân. Việc áp dụng các mô hình sinh kế thuận thiện đang góp phần giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chung tay bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp
Môi trường

Chung tay bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp

Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền và Nhân dân để góp phần xây dựng nông thôn mới. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của bà con nhân dân huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang trong việc giữ gìn môi trường sống, tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp.

Báo động về kháng thuốc trong môi trường
Xã hội

Báo động về kháng thuốc trong môi trường

Trong nhiều thập kỷ qua, việc lạm dụng và sử dụng không hợp lý, thiếu kiểm soát kháng sinh trong y tế, nông nghiệp, và chăn nuôi đã tạo ra áp lực chọn lọc làm gia tăng sự phát triển và lan truyền của các vi khuẩn kháng thuốc. Kháng kháng sinh, kháng thuốc (AMR) đã và đang là một trong những mối đe dọa toàn cầu lớn nhất đối với sức khỏe cộng đồng, an ninh y tế, và sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.