Nam Định:

Nâng cao công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường, nâng cao các tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Nam Định không chỉ mang lại điều kiện sống tốt hơn cho người dân mà còn khai thác được các giá trị kinh tế từ cảnh quan nông nghiệp - nông thôn, từng bước phát triển thành ngành kinh tế du lịch sinh thái, đem lại thu nhập cho người dân.

Tiêu chí môi trường được quan tâm chỉ đạo thực hiện

Với sự quyết tâm của các cấp, các ngành, địa phương, công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh Nam Định đã đạt được nhiều thành quả. Nam Định là một trong những tỉnh đi đầu cả nước trong phong trào xây dựng NTM. Tính đến hết tháng 10.2024, sau khi sáp nhập toàn tỉnh có 156/161 xã, thị trấn (chiếm 96,9% tổng số xã, thị trấn) được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao, 36/146 xã (chiếm 24,7% tổng số xã) đã được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025. Huyện Giao Thuỷ được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023. Năm 2024, dự kiến phấn đấu trình Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao đối với 3 huyện Xuân Trường, Trực Ninh, Nam Trực.

picture1.jpg
Đường làng ngõ xóm khang trang sạch đẹp tại xã Yên Lợi, huyện Ý Yên. Ảnh: PV

Bộ tiêu chí xây dựng NTM gồm rất nhiều tiêu chí, của nhiều lĩnh vực, trong đó tiêu chí về bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí khó thực hiện và duy trì. Tuy nhiên với sự vào cuộc của ngành Tài nguyên và Môi trường và cấp uỷ, cơ quan và các tổ chức đoàn thể ở các địa phương thì tiêu chí môi trường tại tỉnh Nam Định được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Đặc biệt, công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng NTM đã góp phần làm đẹp cảnh quan nông thôn, đường làng ngõ xóm khang trang sạch đẹp. Một số ao hồ được xử lý, cải tạo, đảm bảo chất lượng môi trường xung quanh. Nhận thức của người dân về thu gom, xử lý rác thải đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, không còn tình trạng vứt rác ra các khu vực công cộng, lòng sông. Rác thải đã được phân loại thành: rác thải sinh hoạt có khả năng tái sử dụng, tái chế; rác thải thực phẩm; rác thải sinh hoạt khác...

Đối với thức ăn thừa, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể đã vận động người dân tận dụng làm thức ăn cho chăn nuôi, rác thải hữu cơ được ủ bằng hố ủ rác di động làm phân để trồng cây. Công tác phân loại rác tại nguồn bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan như: giảm được khoảng 30% lượng rác thải đưa đi xử lý; tiết kiệm nguồn ngân sách dành cho việc xử lý rác thải; thay đổi thói quen phân loại rác của người dân; sử dụng rác thải như một nguồn tài nguyên.

Thành công này là kết quả từ những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc nâng cao tiêu chí môi trường - một thách thức lớn và cũng là điểm nhấn trong hành trình xây dựng NTM kiểu mẫu sáng - xanh - sạch - đẹp. Không chỉ mang lại môi trường, điều kiện sống tốt hơn cho người dân mà còn khai thác được các giá trị kinh tế từ các chức năng môi trường, cảnh quan nông nghiệp, nông thôn, từng bước phát triển thành ngành kinh tế du lịch sinh thái đem lại thu nhập cho người dân và bảo tồn văn hóa bản địa, xây dựng lối sống thân thiện, hài hòa, bền vững với thiên nhiên.

Phát huy sức mạnh tổng hợp

Nam Định đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và các toàn thể nhân dân trong việc quán triệt, triển khai, tuyên truyền, vận động, xây dựng các mô hình về bảo vệ môi trường. Từ đó, nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng về bảo vệ môi trường từng bước được thay đổi theo hướng tích cực như giữ gìn vệ sinh môi trường, hạn chế xả rác thải, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải và sử dụng hợp lý tài nguyên nước. Cuộc vận động “Xây dựng môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp” và phong trào “Nhà sạch, vườn xanh, đường, sông không rác” đã huy động các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tích cực hưởng ứng thực hiện.

2.jpg
Mô hình xử lý nước mặt (ao, hồ) bằng cây thủy sinh tại xã Trà Lũ, huyện Xuân Trường. Ảnh: PV

Trong đó, hiệu quả lớn là mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn với các ưu thế như chi phí đầu tư thấp, dễ thực hiện. Các huyện có bố trí kinh phí hỗ trợ hộ dân triển khai; áp dụng một số phương pháp phân chia riêng 2 loại rác vô cơ, hữu cơ vào dụng cụ chứa rác khác nhau để thu gom, xử lý (trong đó rác hữu cơ được xử lý thành phân bón hoặc làm thức ăn cho vật nuôi...). Trong điều kiện kinh phí đầu tư cho xử lý rác thải theo công nghệ hiện đại còn hạn chế, khối lượng rác thải phát sinh ngày càng tăng, mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn được tỉnh chỉ đạo tập trung thực hiện từ đầu năm 2020 nhằm giảm bớt khối lượng rác phải đưa vào cơ sở xử lý tập trung đã cho kết quả vượt xa kỳ vọng ban đầu.

Hiện nay, 100% xã, thị trấn trên toàn tỉnh đã thực hiện mô hình phân loại rác tại nguồn. Thực tế cho thấy công tác phân loại rác thải tại nguồn và xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình giúp giảm thiểu được 30-50% tổng lượng rác đưa về khu xử lý rác thải tập trung, giảm áp lực cho các bãi chôn lấp, nâng cao hiệu quả tại các lò đốt rác thải sinh hoạt; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn đạt 68,1%; tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại các xã đạt chuẩn NTM nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 đạt trên 98%.

Không ít sáng kiến tiêu biểu, độc đáo ở các địa phương đã tiếp tục tạo điểm nhấn, trở thành các mô hình điểm về phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn như: mô hình biến rác thành tài nguyên tại các xã, thị trấn: Cồn, Hải Châu (Hải Hậu), Nam Cường (Nam Trực), Thọ Nghiệp (Xuân Trường) với việc người dân tận dụng rác hữu cơ tái chế làm phân bón, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp sạch. Mô hình sản xuất kinh doanh gắn với mục tiêu của kinh tế tuần hoàn do Hợp tác xã Nam Cường (Ý Yên) dẫn đầu với việc thu gom, phân loại, tái chế chất thải rắn sinh hoạt thành phân compost phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại chỗ và bán cho người trồng hoa, cây cảnh tạo lợi nhuận kép. Mô hình tái sử dụng các vật liệu đã qua sử dụng/thải bỏ như lốp xe ô tô, chai nhựa, túi ni lông các màu để tô điểm, tạo cảnh quan môi trường, đường làng ngõ xóm tại các xã Mỹ Lộc (TP. Nam Định), xã Cộng Hòa (Vụ Bản).

Thời gian tới, để vượt qua những thách thức trong xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu, nhất là vấn nạn ô nhiễm môi trường ở các làng nghề của tỉnh, cần sự vào cuộc với các giải pháp quyết liệt hơn của các cấp chính quyền, ngành chức năng, đặc biệt cần áp dụng những công nghệ xử lý hiện đại. Bên cạnh đó, tỉnh yêu cầu các ngành, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về công tác bảo vệ môi trường, cải tạo, khai thác hiệu quả kinh tế từ cảnh quan nông thôn, làng nghề. Tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ môi trường và làm đẹp cảnh quan nông thôn ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp. Thực hiện tốt công tác phân loại và xử lý rác thải hữu cơ tại nguồn. Cải tạo, nâng cấp các khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung ở các xã, thị trấn để đảm bảo thân thiện hơn với môi trường. Thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải tập trung quy mô liên huyện, liên vùng theo quy hoạch.

Xã hội

Mô hình chiếc xe tăng T-54 mang số hiệu 980 tại trung tâm Ngã Sáu, TP. Buôn Ma Thuột
Quốc phòng toàn dân

Dấu ấn lịch sử từ chiếc xe tăng số hiệu 980

Dưới sự chỉ huy của Đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng, xe tăng mang số hiệu 980 đã cùng bộ binh quyết liệt đánh chiếm Sở Chỉ huy Sư đoàn 23 Ngụy tại Buôn Ma Thuột, tháng 3.1975. Chiến công ấy góp phần mở đầu thắng lợi vang dội của Chiến dịch Tây Nguyên, tạo bước ngoặt chiến lược cho cuộc Tổng tiến công mùa Xuân lịch sử.

Đất nước là quê hương
Xã hội

Đất nước là quê hương

Trong thời đại hội nhập và biến động không ngừng, cần nhận thức sâu sắc quê hương không chỉ là nơi chúng ta sinh ra mà còn là Tổ quốc thiêng liêng - nơi gắn bó bằng tâm hồn và trí tuệ. Câu nói “Đất nước là quê hương” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về lòng yêu nước, nhấn mạnh tình yêu đối với đất nước không chỉ là cảm xúc cá nhân mà còn là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân đối với sự phát triển và tương lai của dân tộc. Lời kêu gọi yêu nước ấy khơi dậy niềm tự hào và truyền cảm hứng cho mỗi người hành động thiết thực vì Tổ quốc thân yêu.

Trung tâm quản lý vận hành hệ thống công nghệ thông tin hải quan
Xã hội

Hiện thực hóa mục tiêu cải cách hải quan

Theo Cục Hải quan, 10 năm qua, Hệ thống VNACCS/VCIS đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng, thu hút đầu tư, du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, là động lực để cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan và các bộ, ngành, hướng tới Chính phủ điện tử.

Tuổi trẻ Phân bón Cà Mau triển khai đề án trồng mới 300.000 cây xanh.
Đời sống

Phát huy bản lĩnh, sức trẻ PVCFC

Với tinh thần nhiệt huyết, năng động và sáng tạo, Đoàn Thanh niên Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) góp phần giúp Công ty khẳng định được bản sắc văn hóa và giá trị cốt lõi. Thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên, PVCFC hướng tới sự đổi mới và sáng tạo, khẳng định vị thế của mình trong việc hoàn thành sứ mệnh "người nuôi dưỡng".

Vietcombank tổ chức thành công Hội nghị đại biểu Người lao động năm 2025
Đời sống

Đại diện tin cậy của người lao động

Với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm, dân chủ, Hội nghị đại biểu người lao động Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) năm 2025 đạt được sự thống nhất cao đối với các nội dung thông qua tại Hội nghị và thành công tốt đẹp.

Nghệ An: Nhiều sai phạm tại Công ty CP Xi măng Sông Lam
Xã hội

Mỏ đá “tra tấn” hàng chục hộ dân tại Nghệ An

Từ khi mỏ đá tiếp tục hoạt động trở lại, hơn 30 hộ dân sống ở thôn Yên Xuân, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An luôn sống trong nỗi sợ hãi, “tra tấn” bởi khói bụi mịt mù và tiếng nổ mìn làm nứt nẻ nhà cửa từ mỏ đá thuộc khu vực Lèn Bút do Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng khai thác.