Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu

Trước diễn biến ngày càng tiêu cực của biến đổi khí hậu, nghiêm trọng nhất là tình trạng sạt lở bờ biển, ven sông làm mất rừng, mất đất sản xuất của người dân, việc đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn tại các địa phương ven biển sẽ góp phần giảm thiểu xói mòn, sạt lở, biến đổi khí hậu, tạo sinh kế bền vững cho người dân dưới tán rừng.

Chung tay trồng rừng ngập mặn

Với chiều dài bờ biển 3.260km, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ, chạy dọc theo 28 tỉnh và thành phố từ Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đến Cà Mau. Cùng với đó, Việt Nam hiện có 200.000 ha rừng ngập mặn. Chạy dọc theo đường bờ biển, có một số khu rừng ngập mặn lớn như: rừng ngập mặn Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh), rừng ngập mặn Rú Chà (tỉnh Thừa Thiên Huế), rừng ngập mặn nguyên sinh ở Tam Giang (tỉnh Quảng Nam), rừng ngập mặn ở Cà Mau.

1.jpg
Đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn để bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo sinh kế cho người dân sống trong khu vực có rừng. Ảnh: ITN

Sự hiện diện của rừng ngập mặn đóng vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc phòng hộ, chắn sóng hạn chế xói lở và bảo vệ vùng sản xuất nông - lâm - diêm nghiệp cho người dân, bảo vệ môi trường, nhất là ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu phức tạp như hiện nay. Vì tính chất môi trường nên rừng ngập mặn thông thường phân bố tại các vùng ven biển. Trong thời gian qua, Việt Nam và các tổ chức quốc tế đang nỗ lực trồng và phục hồi hơn 4.000 ha rừng ngập mặn, sắp sẽ có thêm một dự án do nước ngoài tài trợ để bảo vệ và tạo thêm 1.000 ha rừng ngập mặn. Tuy nhiên, hiện nay diện tích rừng ngập mặn nước ta vẫn đang bị thu hẹp nghiêm trọng.

Nhận thức được tầm quan trọng, nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển và bảo vệ rừng ngập mặn. Nhiều dự án liên quan đến rừng ngập mặn đã được đầu tư và triển khai hoặc có nội dung về bảo vệ rừng ngập mặn được lồng ghép vào các dự án khác. Đơn cử như Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của Biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” được triển khai từ năm 2017 đến 2024 tại 7 tỉnh ven biển dễ bị tổn thương, bao gồm Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Cà Mau đã có những tác động tích cực đến hệ thống rừng ngập mặn.

Rừng ngập mặn, lá chắn tự nhiên bảo vệ cộng đồng trước biển đổi khí hậu

Với tổng ngân sách 42 triệu USD, do Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) tài trợ thông qua UNDP Việt Nam cùng với nguồn vốn đối ứng của Việt Nam, Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của Biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” có 3 hợp phần: Hỗ trợ nhà ở chống chịu bão, lụt, trồng rừng ngập mặn, quản lý thông tin, dữ liệu rủi ro thiên tai. Đến nay, những tính năng thiết kế chống bão lụt được đưa vào 4.966 ngôi nhà mới xây tại các địa điểm an toàn, đem lại lợi ích cho 20.000 người nghèo chịu ảnh hưởng nhiều từ thiên tai ở 100 xã; Tái sinh 4.028 ha rừng ngập mặn ven biển tạo thành các vùng đệm chắn triều cường và sóng biển dâng thông qua việc sử dụng các phương pháp tiếp cận dựa trên các kinh nghiệm đã thành công; Tăng cường khả năng tiếp cận những dữ liệu về tổn thất và thiệt hại do thiên tai và biến đổi khí hậu tại 28 tỉnh ven biển Việt Nam.

2.jpg
Rừng ngập mặn là hàng rào bảo vệ môi trường, phòng chống rủi ro thiên tai, cải thiện sinh kế, góp phần vào phát triển bền vững. Ảnh: ITN

Đặc biệt, 4.028 ha rừng ngập mặn được tái sinh đóng vai trò như những "lá chắn tự nhiên" bảo vệ cộng đồng trước triều cường và bão biển, đồng thời hấp thụ hơn 1,1 triệu tấn CO2, góp phần tích cực vào cam kết của Việt Nam trong giảm phát thải khí nhà kính. Bên cạnh đó, dự án còn hỗ trợ phát triển các mô hình sinh kế bền vững như nuôi ong lấy mật tại Thanh Hóa, giúp người dân tăng thu nhập, đồng thời khuyến khích việc bảo vệ rừng ngập mặn.

Dự án là một ví dụ điển hình trong việc thực hiện các cam kết trong mục tiêu Đóng góp do Quốc gia tự quyết định (NDC) liên quan đến biến đổi khí hậu; Nâng cao năng lực kỹ thuật và nhận thức cộng đồng trong phạm vi dự án, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp, đảm bảo tính bền vững sau khi dự án kết thúc.

3.jpg
Hệ sinh thái rừng ngập mặn đang chịu áp lực rất lớn từ hoạt động của con người. Ảnh: ITN

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu. Với đường bờ biển dài 3.260km, vùng ven biển là nơi đối mặt trực diện với các tác động của biến đổi khí hậu. Mặc dù, diện tích chỉ chiếm 1,5% tổng diện tích rừng của Việt Nam (14,4 triệu ha) nhưng rừng ngập mặn đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), ngăn chặn sóng, gió, hạn chế xói lở bờ biển, bảo vệ đê biển, bảo vệ sinh kế của người dân. Tuy nhiên, hệ sinh thái rừng ngập mặn đang chịu áp lực rất lớn từ hoạt động của con người trong khi vai trò của chúng trong giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu thường bị bỏ qua. Một trong những giải pháp tích cực nhằm giảm thiểu các thảm họa thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra là trồng rừng ngập mặn ven biển.

Để tiếp tục duy trì tính hiệu quả bền vững của giải pháp này, các ngành, địa phương trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là cộng đồng dân cư thấy được lợi ích trước mắt và lâu dài của việc trồng cũng như bảo vệ cây rừng ngập mặn, bảo vệ môi trường sinh thái cũng như các quy định về quản lý, bảo vệ rừng. Đồng thời, quan tâm tìm kiếm, thu hút đầu tư nguồn lực tài chính để triển khai những dự án nghiên cứu chuyên sâu về hệ sinh thái rừng ngập mặn, nhằm thực hiện việc cải tạo, nâng cao chất lượng rừng, qua đó tăng cường năng lực phòng hộ của rừng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Môi trường

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người
Môi trường

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người

Ngày 24.12, Báo Nông thôn ngày nay phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Hiệp hội CropLife Việt Nam tổ chức Tọa đàm thứ 2 nằm trong chuỗi Tọa đàm: “Hiểu đúng về thuốc bảo vệ thực vật” với chủ đề: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật “4 đúng” vì sức khỏe cây trồng và con người.

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn

Nhằm trao đổi, thảo luận về vai trò, hiệu quả thực tiễn cũng như các giải pháp triển khai Luật Bảo vệ môi trường trong thực tiễn, hiệu lực, hiệu quả và hiệu năng, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn".

Trưởng ban Khoa học Hội Kinh tế môi trường Việt Nam. GS.TS Hoàng Xuân Cơ. Ảnh: Duy Thông
Xã hội

Nói ít làm nhiều, triển khai thực chất và hiệu quả

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường ngày càng nghiêm trọng, Luật Bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn. Đây cũng là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.

Đường làng ngõ xóm trang trang sạch đẹp tại xã Yên Lợi, huyện Ý Yên. Ảnh: PV
Xã hội

Nâng cao công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường, nâng cao các tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Nam Định không chỉ mang lại điều kiện sống tốt hơn cho người dân mà còn khai thác được các giá trị kinh tế từ cảnh quan nông nghiệp - nông thôn, từng bước phát triển thành ngành kinh tế du lịch sinh thái, đem lại thu nhập cho người dân.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu
Xã hội

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu thế chung của thế giới, hiện nay đa số các nước cũng theo đuổi các chính sách liên quan đến hướng phát triển kinh tế tuần hoàn để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có Việt Nam. Muốn bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, không còn cách nào khác là chúng ta phải thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng
Xã hội

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng

Mới đây, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam, cùng nhiều lãnh đạo, đại biểu đến từ nhiều cơ quan tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức tổng kết dự án “Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, Giai đoạn 1”.

Nông nghiệp xanh, định hướng phát triển bền vững
Môi trường

Nông nghiệp xanh, định hướng phát triển bền vững

Nông nghiệp xanh là định hướng phát triển bền vững của vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sinh kế ổn định cho người dân. Để làm được điều này, các chuyên gia cho rằng, việc bảo vệ môi trường phải được tích hợp chặt chẽ với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị.

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn
Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn

Hoạt động thu gom, xử lý rác thải tại nông thôn được các địa phương tập trung thực hiện, từng bước giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân ý thức hơn trong bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.