Luật Bảo vệ môi trường - hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn

Sáng nay, 23.12, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tọa đàm "Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn".

thumb.jpg
Các đại biểu dự tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên tăng trưởng xanh và bền vững. Trong bối cảnh cạnh tranh phát triển quyết liệt trên quy mô toàn cầu và biến đổi khí hậu, thách thức môi trường ngày càng gia tăng, việc áp dụng các chính sách phát triển bền vững trở thành yêu cầu cấp thiết tác động mạnh mẽ đến định hướng phát triển kinh tế của các nước. Trong bối cảnh đó, Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) năm 2020 đã tạo ra nền tảng pháp lý quan trọng nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và định hướng phát triển xanh tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc tại tọa đàm, Phó Tổng biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Lê Thanh Kim cho rằng, những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống mà còn đe dọa đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Với tầm quan trọng của vấn đề này, Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua vào năm 2020 và hiệu lực thi hành đầu năm 2022, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng hành lang pháp lý để bảo vệ và cải thiện môi trường. Luật không chỉ để điều chỉnh các hoạt động bảo vệ môi trường mà còn là nền tảng pháp lý cho việc thúc đẩy phát triển xanh và mô hình kinh tế tuần hoàn – một xu hướng phát triển bền vững trong thế giới hiện đại.

ptbt-lethanhkim-4.jpg
Phó Tổng biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Lê Thanh Kim phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Tổ chức tọa đàm “Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn” hôm nay nhằm tạo diễn đàn để các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, các nhà quản lý thảo luận, chia sẻ về những nội dung quan trọng của Luật Bảo vệ môi trường; những kinh nghiệm, những bài học, những cơ hội và thách thức khi triển khai thực thi các quy định pháp luật về môi trường trong thực tiễn. Cùng với đó là bàn luận đưa ra các giải pháp cụ thể, tối ưu để thực hiện tốt hơn nữa các mục tiêu bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, phát triển nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam một cách hiệu quả và bền vững, Phó Tổng biên tập Lê Thanh Kim nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia tại tọa đàm, Luật Bảo vệ môi trường 2020 có một số điểm đáng chú ý, liên quan trực tiếp đến phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn. Những điểm nổi bật này có thể ảnh hưởng mạnh mẽ chính sách môi trường của trong bối cảnh phát triển bền vững và đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Trong đó, chú trọng tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường như chuyển đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng xanh; đồng thời, khuyến khích mô hình kinh tế tuần hoàn.

Thực tế, mặc dù Luật Bảo vệ môi trường đã đặt những viên gạch đầu tiên tạo hành lang pháp lý cho phát triển xanh, phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn. Nhưng con đường thực thi còn quá nhiều gian nan, thách thức như nhận thức và sự đồng thuận xã hội. Nhiều doanh nghiệp và người dân chưa hiểu rõ về kinh tế tuần hoàn cũng như lợi ích dài hạn của phát triển bền vững. Thói quen tiêu dùng và sản xuất truyền thống. Hạn chế về nguồn lực tài chính và công nghệ. Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, trong khi năng lực giám sát và xử phạt vi phạm còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp xem bảo vệ môi trường là trách nhiệm của Nhà nước, chưa tích cực áp dụng mô hình sản xuất bền vững. Vai trò của cộng đồng tham gia các chương trình tái chế của người dân vẫn còn thấp…

Tọa đàm nhằm mang lại những góc nhìn mới mẻ về triển khai thực thi luật cụ thể về định hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn và thực tiễn quản lý triển khai luật ở các ngành, các cấp, doanh nghiệp, cộng đồng; góp phần lan tỏa tinh thần trách nhiệm, sáng tạo trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước; vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của Nhân dân.

nguyendinhthi-6.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
nguyendinhtho-6.jpg
Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
hoangxuanco-7.jpg
Trưởng ban Khoa học Hội Kinh tế môi trường Việt Nam, GS.TS Hoàng Xuân Cơ chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
hoangduongtung-2.jpg
Ủy viên Thường vụ Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, TS. Hoàng Dương Tùng chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Môi trường

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu
Xã hội

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu thế chung của thế giới, hiện nay đa số các nước cũng theo đuổi các chính sách liên quan đến hướng phát triển kinh tế tuần hoàn để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có Việt Nam. Muốn bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, không còn cách nào khác là chúng ta phải thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng
Xã hội

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng

Mới đây, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam, cùng nhiều lãnh đạo, đại biểu đến từ nhiều cơ quan tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức tổng kết dự án “Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, Giai đoạn 1”.

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn
Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn

Hoạt động thu gom, xử lý rác thải tại nông thôn được các địa phương tập trung thực hiện, từng bước giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân ý thức hơn trong bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.

Đối với các chủ rừng, thỏa thuận chi trả giảm phát thải tín chỉ carbon rừng không chỉ nâng cao năng lực quản lý rừng mà còn mở ra cơ hội tiếp cận các phương pháp và cách tiếp cận mới
Môi trường

Tiềm năng carbon rừng Việt Nam chưa được khai thác hết

Hiện nay, cả nước mới có 6 tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ thực hiện việc trao đổi, chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng. Theo Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Phạm Hồng Lượng, tiềm năng tín chỉ carbon rừng của Việt Nam còn rất lớn, cần có cơ chế phù hợp để khai thác triệt để.

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho khu dự trữ sinh quyển
Xã hội

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho khu dự trữ sinh quyển

Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới tỉnh Kiên Giang mới đây đã tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang” tại thành phố Rạch Giá. Sự kiện với mục tiêu trao đổi, thảo luận về chính sách và hành lang pháp lý, các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý, phát triển Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang.

Phát động cuộc thi ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường lưu vực sông
Xã hội

Phát động cuộc thi ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường lưu vực sông

Sáng 19.12, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức phát động cuộc thi ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường lưu vực sông. Cuộc thi với mục đích tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường lưu vực sông ở Việt Nam.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa
Xã hội

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa

Thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam được dự báo trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh mẽ, bởi không chỉ dư địa lớn từ rừng mà còn ở các ngành năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, các dự án chuyển đổi năng lượng, thu gom và tái chế rác, nông lâm nghiệp... Vì vậy để biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa, mang lại nguồn thu thì phải nhanh chóng tạo ra sàn giao dịch carbon và kiểm soát được nó.