Mạnh tay hơn trong phòng chống thông tin xấu, độc

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân bên lề phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, để công tác phòng, chống thông tin xấu, độc hiệu quả cần sự vào cuộc đồng bộ, trách nhiệm của các ngành, các cấp. Cùng với đó, phải xử lý mang tính răn đe những hành vi tung tin xấu, độc trên không gian mạng.

ĐBQH Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên): Phải xử lý mang tính răn đe những hành vi tung tin xấu, độc trên không gian mạng

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã trả lời ngắn gọn, súc tích và đặc biệt tôi ấn tượng việc Bộ trưởng đã đưa ra được các giải pháp cho các vấn đề mà đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi và quan tâm. Những giải pháp của Bộ trưởng đưa ra đều có tính khả thi cao, đặc biệt tôi quan tâm đến tính khả thi của các giải pháp mà Bộ trưởng đưa ra.

Hiện nay, các thông tin xấu, độc xuất hiện nhiều với tần suất rất cao, từ các vấn đề đời sống xã hội, các vấn đề lừa đảo qua mạng đến những vấn đề thông tin làm ảnh hưởng tới an ninh chính trị, kinh tế xã hội, sự thờ ơ trước những vấn đề đạo đức của xã hội cũng đều được lan truyền rất nhiều trên mạng. Tại phiên chất vấn, Bộ trưởng đã đưa ra được những giải pháp và quyết tâm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong vấn đề xử lý các tin xấu, độc.

Mạnh tay hơn trong phòng chống thông tin xấu, độc -0
ĐBQH Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên)

Trong thời gian vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có rất nhiều hành động cụ thể để xử lý các thông tin xấu, độc. Tuy nhiên, để giải quyết các vấn đề thông tin xấu, độc trên mạng triệt để thì vô cùng khó khăn.

Trong những giải pháp mà Bộ trưởng đưa, tôi rất quan tâm đến giải pháp quản lý không gian mạng như quản lý trong đời sống thực tế. Từng bộ, ngành sẽ quản lý trên không gian mạng theo lĩnh vực mà bộ, ngành đó chịu trách nhiệm. Mỗi gia đình cũng phải quản lý những thành viên trong gia đình mình trên không gian mạng. Bản thân chúng ta phải tự quản lý chính mình khi tham gia vào không gian mạng, khi tiếp nhận thông tin thì phải đánh giá được thông tin đó là đúng hay sai, tốt hay xấu.

Đồng thời, phải xử lý mang tính răn đe những hành vi tung tin xấu, độc trên không gian mạng thay vì chỉ mang tính hình thức xử phạt, chỉ có răn đe mới có thể có cơ hội ngăn chặn triệt để.

ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang): Cần sự vào cuộc của nhiều ngành, nhiều cấp

Qua phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, có thể thấy rằng Bộ trưởng là một người rất giàu kinh nghiệm trong thực tiễn và quản lý. Thời gian vừa qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm khá tốt trong công tác ngăn ngừa thông tin xấu, độc trên mạng. Các giải pháp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra tại phiên chất vấn phù hợp theo chức năng, thẩm quyền, phạm vi khả năng của của Bộ, của ngành.

Mạnh tay hơn trong phòng chống thông tin xấu, độc -0
ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang)

Để ngăn ngừa thông tin xấu, độc như các đại biểu Quốc hội tranh luận, không chỉ một bộ, ngành thông tin truyền thông là có thể giải quyết được mà đòi hỏi sự vào cuộc toàn thể, toàn diện và đồng bộ, phối hợp trách nhiệm của nhiều ngành, nhiều cấp. Ví dụ như trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hay Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc cùng phối hợp để nâng cao dân trí, xây dựng sức đề kháng của mỗi người dân trước những luồng thông tin độc, hại, để người dân có kiến thực cần thiết để nhận biết và ứng xử phù hợp.

ĐBQH Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp): Tiếp tục tăng cường việc phòng, chống thông tin xấu, độc

Một số vấn đề nóng, vấn đề quan trọng trong lĩnh vực thông tin truyền thông đã được Bộ trưởng tập trung trả lời, làm rõ những điều mà các đại biểu băn khoăn, trong đó có vấn đề quản lý các thông tin trên mạng, vấn đề phát triển nền tảng số hay vấn đề làm sao để phòng, chống tin giả, tin xấu, độc.

Tôi rất ấn tượng về phần tranh luận giữa một vài đại biểu với Bộ trưởng để làm rõ giải pháp liên quan tới phòng, chống một cách hiệu quả nhất thông tin xấu, độc ở trên mạng. Bởi vì thông tin xấu, độc sẽ ảnh hưởng rất lớn tới đời sống xã hội của người dân. Vì vậy, việc phòng, chống thông tin xấu độc là điều phải tăng cường trong thời gian tới.

Mạnh tay hơn trong phòng chống thông tin xấu, độc -0
ĐBQH Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp)

Bên cạnh những giải pháp mà Bộ trưởng nêu ra, tôi thấy rằng một số gợi ý của các đại biểu cũng rất thích hợp. Ví dụ như để phòng, chống thông tin xấu, độc thì không chỉ phải nâng cao vai trò của hệ thống báo chí trong nước để có thể thông tin tuyên truyền một cách tốt nhất mà bên cạnh đó, các cơ quan báo chí chính thống cũng phải quan tâm hơn tới việc phản ánh những vấn đề bất cập, những vấn đề sai phạm, chưa đúng.

Trong bối cảnh phòng, chống thông tin xấu, độc để chống lại những thông tin không chính xác, những tin bôi nhọ thì các cơ quan báo chí sẽ phải có phương pháp tuyên truyền thích hợp. Một mặt chúng ta ghi nhận, khẳng định những điều tốt, điều hay nhưng bên cạnh đó nếu tồn tại những bất cập, hạn chế thì việc chỉ ra những bất cập đó để đưa tới một góc nhìn đầy đủ và đúng đắn cho người dân, cử tri sẽ là cách tốt nhất để chống lại thông tin xấu, độc.

Tôi kỳ vọng, sau phiên trả lời chất vấn sẽ giúp cho Bộ trưởng và ngành thông tin truyền thông có góc nhìn đầy đủ, toàn diện hơn đối với thực trạng của ngành và xác định rõ trách nhiệm của Bộ, trách nhiệm của Bộ trưởng. Từ đó, những giải pháp mà Bộ trưởng đã nêu trong phiên trả lời chất vấn sẽ được cụ thể hóa thành những kế hoạch hành động của Bộ trưởng trong nhiệm kỳ này.

Diễn đàn Quốc hội

ĐBQH Nguyễn Minh Đức (TP. Hồ Chí Minh)
Diễn đàn Quốc hội

Làm rõ tồn tại, hạn chế, vấn đề mang tính cấp bách trong phòng, chống ma túy

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành với sự cần thiết của Chương trình và đề nghị cần làm rõ tồn tại, hạn chế, những vấn đề mang tính cấp bách trong công tác này.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Rà soát kỹ, phân công rõ trách nhiệm trong thực hiện Chương trình và các dự án thành phần

Tham gia thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy tại phiên họp chiều 8.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần rà soát kỹ lưỡng hơn các nội dung hoạt động và phân công rõ trách nhiệm trong triển khai thực hiện các dự án thành phần. Đồng thời, phải bảo đảm có sự gắn kết giữa các tiểu dự án và sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công an với 8 bộ, ngành, thì mới có thể thực hiện được mục tiêu "giảm cung", "giảm cầu" và đạt hiệu quả trong công tác phòng, chống ma túy. 

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Diễn đàn Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng các nhóm chỉ tiêu, bảo đảm hiệu quả thực hiện chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030

Tham gia thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước và Bình Thuận) về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các ĐBQH cho rằng, cần xem xét, rà soát kỹ lưỡng các nhóm chỉ tiêu đề ra, bảo đảm cơ sở thuyết phục và hiệu quả thực hiện.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Diễn đàn Quốc hội

Chỉ tiêu phòng, chống ma túy cần khả thi và có thể thực hiện được

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự thảo Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các đại biểu cho rằng, để công tác phòng, chống ma túy hiệu quả, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Ngoài ra, cần giao nhiệm vụ cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xây dựng mô hình phòng, chống ma túy thì sẽ phù hợp với thực tế, bảo đảm hiệu quả.

Hơn 22.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là "hơi thấp"
Diễn đàn Quốc hội

Hơn 22.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là "hơi thấp"

Ma túy có ảnh hưởng lớn đến giống nòi, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như an ninh, trật tự an toàn xã hội. Khẳng định điều này, ĐBQH Lò Thị Việt Hà (Tuyên Quang) cho rằng, tổng vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 khoảng 22.450 tỷ đồng là "hơi thấp", Chính phủ cần cân nhắc có lộ trình bổ sung vốn trung hạn.

toàn cảnh phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Tách bạch giữa phát điện, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia

Muốn có một thị trường điện cạnh tranh thực sự, cần tách bạch ba khâu then chốt của ngành điện là phát điện, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia; đồng thời, tách bạch rõ ràng giữa kinh doanh với quản lý nhà nước, giữa kinh doanh với thực hiện an sinh xã hội.

ĐBQH Nguyễn Hải Trung phát biểu tại Tổ thảo luận số 1
Diễn đàn Quốc hội

Tránh lãng phí trong quản lý, xử lý vật chứng

Thảo luận tại Tổ 1, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, các ĐBQH thành phố Hà Nội đánh giá việc ban hành nghị quyết của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay.

ĐBQH Trần Khánh Thu (Thái Bình) phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả trong mua sắm thuốc, thiết bị y tế

Quan tâm đến nội dung về quy định mua thuốc để bán lẻ tại các nhà thuốc bệnh viện công lập sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 55 Luật Đấu thầu, các đại biểu Quốc hội đề nghị, đối với việc mua vaccine để tiêm chủng theo hình thức dịch vụ; mua thuốc, thiết bị y tế, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hàng hóa thiết yếu khác tại cơ sở bán lẻ trong khuôn viên cơ sở khám, chữa bệnh công lập thì cơ sở khám, chữa bệnh tự quyết định việc mua sắm mà không phải áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Luật Đấu thầu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận tại Hội trường
Diễn đàn Quốc hội

Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách theo hướng bền vững

Nhấn mạnh 2025 là năm cuối nhiệm kỳ, kết quả thực hiện ngân sách, chính sách tài khóa của năm có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thành các kế hoạch 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025, các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu, chi ngân sách nhà nước, cơ cấu lại ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý ngân sách nhà nước.

Thực hiện nghiêm việc chống lãng phí, có giải pháp đồng bộ, đột phá tiếp sức cho doanh nghiệp
Diễn đàn Quốc hội

Thực hiện nghiêm việc chống lãng phí, có giải pháp đồng bộ, đột phá tiếp sức cho doanh nghiệp

Hôm nay, Quốc hội dành trọn một ngày để thảo luận về 4 nội dung, trong đó có đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Đánh giá cao những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024, song các đại biểu cũng thẳng thắn đề nghị Chính phủ cần triển khai các giải pháp đồng bộ, đột phá để tiếp sức cho cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là thực hiện hiệu quả việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tránh xảy ra lãng phí về nguồn lực.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ngày 30.10.2024
Diễn đàn Quốc hội

Chống lãng phí và việc xây dựng, hoàn thiện thể chế

Lê Việt Trường - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí luôn là vấn đề mang tính thời sự, được Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội quan tâm đặc biệt. Mới đây nhất, trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết quan trọng với tiêu đề "Chống lãng phí".

Quốc hội thảo luận tại hội trường sáng 1.11
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm thông thoáng, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, một số đại biểu Quốc hội đề nghị hoàn thiện quy định về phòng cháy đối với nhà ở và nhà ở kết hợp với sản xuất, thẩm định thiết kế phòng cháy, chữa cháy phù hợp với thực tiễn và tạo thuận lợi, thông thoáng hơn cho người dân, doanh nghiệp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Lấy lợi ích, sự hài lòng của người bệnh làm trung tâm

Ủng hộ sự đột phá khi quy định thông tuyến khám, chữa bệnh với quan điểm lấy lợi ích, sự hài lòng của người bệnh làm trung tâm tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, các đại biểu Quốc hội nêu rõ, để chính sách này khả thi đòi hỏi quyết tâm rất cao của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế và sự thay đổi mạnh mẽ của cả hệ thống y tế để nâng cao năng lực, chất lượng, dịch vụ y tế, niềm tin, sự an tâm, hài lòng của người dân đối với cấp khám, chữa bệnh ban đầu.

ĐBQH Văn Thị Bạch Tuyết (TP. Hồ Chí Minh)
Quốc hội và Cử tri

Chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm cân bằng giữa phát triển và bảo tồn di sản, bản sắc văn hóa

Các đại biểu Quốc hội khẳng định, việc thành lập TP. Huế trực thuộc trung ương sẽ mở ra triển vọng phát triển kinh tế bền vững địa phương; đồng thời, giúp bảo tồn di sản cố đô, phát huy giá trị văn hóa độc đáo, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Cùng với việc thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương, cần thiết có cơ chế đặc thù và yêu cầu chuẩn bị kỹ lưỡng về hạ tầng, nhân lực để bảo đảm cân bằng giữa phát triển và bảo tồn bản sắc, di sản văn hóa.

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?
Diễn đàn Quốc hội

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?

Thảo luận tại tổ 16 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu… các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Lai Châu, Cà Mau và Lâm Đồng kiến nghị làm rõ và bổ sung quy định về việc có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi hay không?.

ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa)
Quốc hội và Cử tri

Hài hòa quyền lợi chính đáng của các bên liên quan

Thảo luận tại Tổ sáng nay, 30.10, về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, việc áp dụng cơ chế thí điểm sẽ có tác động rất lớn đến quyền con người, quyền công dân, nhất là quyền tài sản và đề nghị, cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát nhằm bảo đảm hài hòa quyền lợi chính đáng của các bên liên quan.

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương
Quốc hội và Cử tri

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương

Chiều 29.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đã thảo luận tại Tổ 1 về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

ĐBQH Cầm Thị Mẫn phát biểu thảo luận sáng 29.10 - ảnh Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Áp dụng thuế suất 5% giúp bình ổn thị trường phân bón trong nước

Thảo luận tại hội trường sáng 29.10 về Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Thanh Hóa) đồng tình với quy định áp dụng mức thuế suất 5% đối với phân bón. Quy định này sẽ góp phần tạo sự bền vững và ổn định nguồn cung phân bón đầu vào trong nước...

ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa) phát biểu thảo luận sáng 28.10
Diễn đàn Quốc hội

Cần giải pháp đột phá để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội

Thảo luận tại hội trường sáng ngày 28.10, ĐBQH Mai Văn Hải ( Thanh Hóa) cho rằng, các địa phương đã rất nỗ lực chỉ đạo xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhưng từ năm 2015 đến năm 2023 mới có 373/800 dự án đã hoàn thành với quy mô đã xây dựng được 193.920 căn hộ. So với mục tiêu đến năm 2025 mới chỉ đạt 45,3%, so với mục tiêu đến năm 2030 mới chỉ đạt 18,2%. Theo đó, cần giải pháp mang tính đột phá để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội mới có thể bảo đảm mục tiêu năm 2025 và đến năm 2030.