Lâm Đồng: Trại heo của Công ty TNHH Trường Thịnh Farm liên tục gây ô nhiễm môi trường

Trang trại chăn nuôi heo của Công ty TNHH Trường Thịnh Farm tại thôn 1 xã Triệu Hải, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng liên tục phát mùi khiến cả khu dân cư khốn khổ, cuộc sống đảo lộn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Lâm Đồng: Trang trại nuôi heo liên tục gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân -0
Heo tại trang trại chăn nuôi của Công ty TNHH Trường Thịnh Farm được di chuyển ra ngoài

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản 11324/UBND-MT giao Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan căn cứ quy định hiện hành kiểm tra các hoạt động bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Trường Thịnh Farm (Công ty Trường Thịnh Farm, thôn 1 xã Triệu Hải, huyện Đạ Tẻh). Trường hợp nội dung vượt thẩm quyền báo cáo đề xuất UBND tỉnh trước ngày 10.1.2024.

Trước đó, ngày 14.12, UBND huyện Đạ Tẻh có văn bản số 1861/UBND-KT gửi UBND tỉnh đề nghị tỉnh chỉ đạo kiểm tra các hoạt động bảo vệ môi trường đối với Công ty Trường Thịnh Farm.

Theo văn bản của UBND huyện Đạ Tẻh, ngày 13.3.2014, UBND huyện Đạ Tẻh ban hành văn bản về việc thỏa thuận địa điểm để lập dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi heo hậu bị của Công ty TNHH Lê Đức Tiến (Công ty Lê Đức Tiến - nay là Công ty Trường Thịnh Farm). Tổng diện tích đất sử dụng đầu tư dự án là 63.073m2.

Ngày 20.10.2014, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định về việc phê duyệt nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trang trại chăn nuôi 10.000 heo hậu bị tại xã Triệu Hải, huyện Đạ Tẻh được lập bởi Công ty TNHH Lê Đức Tiến.

Theo văn bản của UBND huyện Đạ Tẻh, từ năm 2018 đến nay người dân thôn 1A, xã Triệu Hải đã nhiều lần tập trung trên đường dẫn vào trang trại heo của Công ty Lê Đức Tiến ngăn cản xe cám do hoạt động chăn nuôi heo phát tán mùi hôi, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống của người dân.

Lâm Đồng: Trang trại nuôi heo liên tục gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân -0
Hồ chứa nước thải của trang trại heo gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân

UBND huyện đã tổ chức cho người dân và doanh nghiệp đối thoại. Tại buổi đối thoại (lần 2) vào ngày 13.3.2018, người dân và Công ty Lê Đức Tiến thống nhất đồng ý cho Công ty Lê Đức Tiến di chuyển đàn heo ra khỏi trang trại trong thời gian 2 tháng (kể từ ngày 14.3.2018); Sau khi dừng hoạt động chăn nuôi, Công ty Lê Đức Tiến phải tập trung khắc phục, xây dựng lại hệ thống xử lý môi trường của trang trại chăn nuôi trước khi chăn nuôi trở lại; Phải cam kết khắc phục triệt để mùi hôi, nước thải nếu tiếp tục để xảy ra ô nhiễm môi trường thì trang trại không được tái đàn.

Sau khi khắc phục các vấn đề trên, ngày 16.9.2019, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản đồng ý cho Công ty Lê Đức Tiến tiếp tục triển khai các hoạt động chăn nuôi tại trang trại.

Đến ngày 15.11.2019, UBND huyện Đạ Tẻh có văn bản đồng ý chuyển vị trí đã thỏa thuận đầu tư từ Công ty Lê Đức Tiến sang Công ty Trường Thịnh Farm để xây dựng trang trại chăn nuôi heo tại thôn 1, xã Triệu Hải. Tháng 10.2023 Công ty Trường Thịnh Farm được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp phép để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở trang trại chăn nuôi heo 10.000 heo hậu bị.

Cũng theo văn bản của UBND huyện Đạ Tẻh, trong tháng 11.2023, người dân thôn 1, xã Triệu Hải đã 3 lần tập trung ngăn cản không cho xe cám vào trang trại heo do mùi hôi thối phát sinh từ trang trại.

UBND huyện Đạ Tẻh tiếp tục tổ chức đối thoại giữa Công ty Trường Thịnh Farm và người dân. Tại buổi đối thoại ngày 22.11, người dân thống nhất cho Công ty Trường Thịnh Farm xuất đàn và di dời hết đàn heo của trang trại trong vòng 30 ngày kể từ ngày 23.11.2023. Sau khi xuất hết đàn heo Công ty Trường Thịnh Farm phải xử lý dứt điểm hệ thống xử lý môi trường để đảm bảo không gây mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân mới được tái đàn nuôi heo lại.

Cũng theo báo cáo, ngày 7.12, Công ty Trường Thịnh Farm đã di dời hết đàn heo trong trang trại chăn nuôi tại thôn 1.

Hiện, Công ty Trường Thịnh Farm đang xử lý vệ sinh chuồng trại và sửa chữa mặt bằng để khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trường.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.