Phòng, chống lãng phí tại dự án Cống hóa và xây dựng tuyến đường từ nút rẽ ra phố Núi Trúc đến phố Sơn Tây - bài 1:

Hà Nội: Dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn

Dự án Cống hóa và xây dựng tuyến đường từ nút rẽ ra phố Núi Trúc đến phố Sơn Tây, quận Ba Đình đoạn qua phố Giang Văn Minh, Phố Đội Cấn, thuộc phường Kim Mã và phường Đội Cấn (quận Ba Đình, Hà Nội) được khởi công từ hàng chục năm trước nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Khu vực dự án bị biến thành điểm tập kết vật liệu xây dựng, rác thải, phế liệu..., hệ thống thoát nước không bảo đảm nên cứ mưa lớn là ngập khiến người dân tại đây nhiều năm phải sống chung với ô nhiễm.

Ghi nhận thực tế tại ngõ 36 phố Giang Văn Minh, quận Ba Đình, Hà Nội, sau nhiều năm năm dự án dừng thi công khiến một số khu đất tại đây bị chiếm dụng, biến thành nơi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng và đổ rác, phế thải, điểm trông giữ xe trái phép... Tình trạng này gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới trật tự, mỹ quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông...

z6450898091263-8f8a16d0b2fddb9a654ad7f9606c57f1-8792.jpg
Vật liệu xây dựng được tập kết giữa lòng đường. Ảnh: Đỗ Anh

Bà Nguyễn Thị Thanh ở ngõ 36 phố Giang Văn Minh cho biết: “ngày nào chúng tôi phải sống chung với khói bụi và rác thải. Trời nắng thì bụi bặm từ những bãi vật liệu xây dựng, ngày mưa thì đường bẩn, lầy lội, đi lại khó khăn”. Một cư dân khác, thì cho biết có rất nhiều ô tô dừng đỗ tùy tiện, tràn lan 2 bên đường khiến việc đi lại của người dân thêm khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.

z6450898115374-ed69d6004c756f879119d63cbf33dcb6-1315.jpg
Những điểm trông xe thu phí không phép tự ý mọc lên tràn lan hai bên đường trong ngõ 36 Giang Văn Minh. Ảnh: Đỗ Anh
z6450898108194-a89c3c07ca086b6a0215c70712f00dce-8630.jpg
Vật liệu xây dựng được tập kết dưới lòng đường dễ gây tai nạn giao thông.
Ảnh: Đỗ Anh

Cũng do dự án chậm tiến độ, từ nhiều năm nay, mỗi khi mùa mưa bão đến, tình trạng ngập úng diễn ra thường xuyên. Theo đó, cứ mưa lớn kéo dài khoảng nửa tiếng đồng hồ là toàn bộ khu vực cuối ngõ 42 Giang Văn Minh, 36 Giang Văn Minh, 100 Đội Cấn xảy ra tình trạng ngập úng diện rộng.

z6457370683254-f19038f56dc0d12fb1b76d1d9fd41404.jpg
Nước ngập bao vây ngõ 36 Giang Văn Minh khi mưa lớn
z6457375811104-d7018118ade68a3cc1e2fc9a9d4d16a2.jpg
Ngõ 42 Giang Văn Minh ngập nặng sau cơn mưa lớn không thể đi lại bằng xe máy
z6457375791751-732b9e07b9fb1cd067e8e1ec19048023.jpg
Cuối ngõ 42 Giang Văn Minh do nền đường thấp hơn ngõ 36 Giang Văn Minh nên toàn bộ nước ngập đổ dồn về đây
z6457375775628-a13bfde7331bfa42ca7985e9980ea8c2.jpg
Nước ngập vào nhà dân cuối ngõ 42 Giang Văn Minh
z6457375775572-7cc5056c4f99ca1e4546750c7f94cf2b.jpg
Người dân sinh sống tại đây đã nhiều năm phản ánh lên chính quyền nhưng tình trạng này đến nay chưa được xử lý
z6457375811362-2b6bb5f449158ddc190c50c597070394.jpg
Rác thải ùn ứ theo dòng nước ngập trong ngõ 42 Giang Văn Minh sau những trận mưa lớn

Nước ngập dâng cao chảy vào nhà dân gây hư hỏng đồ đạc đồng thời không thể di chuyển bằng xe máy vì nước ngập quá cao, cách duy nhất để người dân đi lại khi mưa ngập là phải lội bì bõm trong dòng nước bẩn, ô nhiễm.

Tương tự ở ngõ 42 Giang Văn Minh, tại ngõ 61 Giang Văn Minh (đối diện ngõ 36), phóng viên ghi nhận tình trạng ô nhiễm môi trường tại đây còn nặng nề hơn. Dọc theo con đường đất là các đốt cống hộp đúc sẵn, các tấm bê tông, cốp pha....được xếp chồng lên nhau, cùng với đó là các loại rác sinh hoạt, phế thải cồng kềnh chất đống.

z6450922894095-497b593c32372b70d0290b4cfcfba2c0-670.jpg
Các đốt cống hộp đúc sẵn được chất cao, bỏ không nhiều năm. Ảnh: Đỗ Anh

Qua tìm hiểu, các đốt cống được tập kết tại đây mục đích phục vụ cho công trình cống hóa mương Kẻ Khế (trên địa bàn 2 phường Đội Cấn, Kim Mã) thuộc Dự án làm đường Núi Trúc - Tây Sơn. Ghi nhận tại thực tế, các cấu kiện này bị cây dại bao phủ; xuống cấp trầm trọng, các đầu thép chờ hoen gỉ, nhiều tấm bê tông có dấu hiệu vỡ, bong tróc....

z6451003996769-a284a6a950f25a3ca0ff109c97383a3c-3631.jpg

Trao đổi với phóng viên, anh Nguyễn Mạnh Hải, một cư dân sinh sống tại đây cho biết các đốt cống được tập kết tại đây đã lâu. "Khi dự án bị dừng thi công, không có ai bảo vệ, trông coi nên lâu dần trở thành điểm tập kết rác thải. Điều này làm cuộc sống của hàng chục hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi mùi hôi thối và ruồi nhặng. Các hộ dân ở đây rất mong các cơ quan chức năng nhanh chóng hoàn tất các thủ tục để dự án sớm được nối lại thi công và hoàn thành đúng tiến độ", anh Hải chia sẻ.

z5122097883133-771e2e4790641fb30-1706688491253.jpg
Con đường tại ngõ 61 Giang Văn Minh lầy lội mỗi khi trời mưa gây khó khăn và nguy hiểm cho người dân khi di chuyển. Ảnh: Đỗ Anh
z6450923003867-8075f5d4b3e9104119b0693e612c5cab.jpg
Rác thải bủa vây người dân. Ảnh: Đỗ Anh
z6450922894257-e7b9fa1185fa65ad0904adf47e4864d1.jpg
Dự án chậm tiến độ trở thành nơi tập kết rác thải. Ảnh: Đỗ Anh
z6450922884414-ad2a353fd3f728e505ae299bb9af5613.jpg
Các đốt cống hộp được xếp chồng lên nhau, đầu thép chờ đã hoen gỉ. Ảnh: Đỗ Anh
z6451031846686-311e874ccc7dee25d6adee0aac038d0e.jpg
Các cấu kiện bị cây dại bao phủ; xuống cấp trầm trọng, nhiều tấm bê tông có dấu hiệu vỡ, bong tróc.... Ảnh: Đỗ Anh

Theo tìm hiểu của Báo Đại biểu Nhân dân, dự án cống hóa nêu trên được UBND TP. Hà Nội phê duyệt từ năm 2008 với tổng mức đầu tư là 205 tỷ đồng, gồm cống hóa mương Kẻ Khế dài 1,04km kết hợp xây dựng đường giao thông với mặt cắt 25m.

Đến hiện tại, dự án này do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội làm Chủ đầu tư và chịu trách nhiệm. Sau nhiều năm "đắp chiếu" dự án này hiện đã bị đội vốn lên mức hơn 740 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí giải phóng mặt bằng.

Thông tin về tình trạng ngập nước ở khu vực ngõ 42 Giang Văn Minh và cuối ngõ 100 Đội Cấn, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội cho biết, khu vực này nằm trong phạm vi trong phạm vi thi công Dự án cống hóa và xây dựng tuyến đường từ nút rẽ ra phố Núi Trúc đến phố Sơn Tây do Ban QLDA làm chủ đầu tư.

Hiện nay Ban QLDA đang tổ chức triển khai thi công trên phạm vi mặt bằng hiện có theo đúng hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt tại Quyết định số 1050/QĐ-GTVT ngày 20.9.2011 của Sở Giao thông Vận tải. Tuy nhiên đến nay công tác giải phóng mặt bằng dự án vẫn chưa thực hiện xong nên dự án chưa thể hoàn thành theo tiến độ được duyệt.

Để giải quyết tình trạng úng ngập của các hộ dân khu vực cuối ngõ 42 Giang Văn Minh và ngõ 100 Đội Cấn, cũng như đảm bảo thoát nước trong khu vực cần phải GPMB theo đúng chỉ giới để thi công hoàn thiện hệ thống thoát nước theo hồ sơ thiết kế được duyệt. Dự kiến hoàn thành công tác GPMB dự án: Quý 3.2025.

Việc trả lời của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội nêu trên cho thấy tất cả mới chỉ nằm trong dự kiến và kế hoạch, chưa có gì là chắc chắn.

Và trong lúc chờ những "dự kiến" của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội được triển khai, người dân sống vẫn phải chịu cảnh ô nhiễm, cứ mưa to là ngập, đây là điều khó có thể chấp nhận đối với một khu dân cư văn minh nằm ngay giữa trung tâm của Thủ đô Hà Nội.

Trước khi mùa mưa bão năm nay sắp tới, rõ ràng, UBND TP. Hà Nội cần có những chỉ đạo kịp thời để dẹp bỏ bãi tập kết vật liệu xây dựng. Đồng thời, khắc phục tình trạng ô nhiễm, mưa lớn là ngập cho những người dân đang chịu ảnh hưởng bởi dự án "đắp chiếu" nhiều năm, chấm dứt tình trạng bắt người dân phải "chịu vạ lây".

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng cần vào cuộc thanh, kiểm tra ngay dự án Dự án Cống hóa và xây dựng tuyến đường từ nút rẽ ra phố Núi Trúc đến phố Sơn Tây để phòng ngừa lãng phí, tiêu cực, xử lý nghiêm minh nếu phát hiện vi phạm để góp phần bảo đảm trật tự trị an xã hội.

* Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục thông tin

Môi trường

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí trong tháng tới, quý tới
Xã hội

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí trong tháng tới, quý tới

Sáng 27.3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh - hai đô thị lớn và đang bị ô nhiễm không khí nặng nhất.

Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid – mũi tên nhiều đích
Kinh tế

Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid – mũi tên nhiều đích

Kết hợp động cơ xăng và động cơ điện, xe ô tô hybrid không chỉ giúp tiết kiệm nhiên liệu mà còn giảm phát thải khí CO2. Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid là cần thiết để hướng người tiêu dùng lựa chọn dòng xe này, từ đó giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sống cho người dân và góp phần hiện thực hóa cam kết Net Zero của Việt Nam.

Hà Nội: Thúc đẩy, ứng dụng khoa học công nghệ để giảm ô nhiễm không khí, bảo vệ môi trường
Môi trường

Hà Nội: Thúc đẩy, ứng dụng khoa học công nghệ để giảm ô nhiễm không khí, bảo vệ môi trường

Tại hội thảo khoa học "Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội" do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức mới đây, TS Hoàng Dương Tùng - Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nhấn mạnh giải pháp về chuyển đổi số để chuyển đổi xanh trong giai đoạn 2025 – 2030; tiếp cận đa ngành; quản lý chất thải sinh hoạt; liên kết vùng...

Ngày 20.3, khả năng kết thúc đợt không khí lạnh
Môi trường

Ngày 20.3, khả năng kết thúc đợt không khí lạnh

Thông tin về diễn biến không khí lạnh, sáng 18.3, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, đợt không khí lạnh này khả năng kết thúc vào ngày 20.3. Tuy nhiên, những ngày cuối tháng 3, khả năng sẽ xuất hiện thêm đợt không khí lạnh.

Quốc hội Trung Quốc khai mạc, đặt trọng tâm vào phát triển xanh, đổi mới sáng tạo
Thế giới 24h

Quốc hội Trung Quốc khai mạc, đặt trọng tâm vào phát triển xanh, đổi mới sáng tạo

Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Khóa 14, cơ quan lập pháp quốc gia của Trung Quốc, đã khai mạc kỳ họp thứ ba vào sáng 5.4 tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Đưa ra các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng, phát triển xanh, bao gồm cải tạo và đổi mới tòa nhà xanh trong ngành công nghiệp quang điện (PV), sẽ là một trong những trọng tâm của kỳ “lưỡng hội” lần này.

 “Thứ 4 Ngày Xanh” - Từng hành động nhỏ, dựng tương lai xanh
Xã hội

“Thứ 4 Ngày Xanh” - Từng hành động nhỏ, dựng tương lai xanh

Các chuyên gia nhận định, với cách làm sáng tạo, quy mô rộng khắp và đi sâu vào từng lĩnh vực thiết yếu trong đời sống, chiến dịch “Thứ 4 Ngày Xanh” do Quỹ Vì tương lai xanh - Tập đoàn Vingroup phát động sẽ thúc đẩy từng cá nhân, gia đình và cộng đồng tích cực đóng góp vào công cuộc bảo vệ môi trường, giúp Việt Nam tiến nhanh hơn tới mục tiêu Net Zero.

Ban lãnh đạo Vietcombank và đại diện Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm sau khi hoàn tất trồng 95 cây xanh tại Vườn cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” trong khu di tích.
Môi trường

"Vietcombank - Vì một Việt Nam xanh" năm 2025

Hòa trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân mới Ất Tỵ, thiết thực kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, hưởng ứng phong trào "Trồng 1 tỷ cây xanh vì một Việt Nam xanh" do Thủ tướng Chính phủ phát động; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tổ chức lễ báo công dâng Bác và phát động chương trình Tết trồng cây "Vietcombank - Vì một Việt Nam xanh" năm 2025 ở Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông (K9), Ba Vì, Hà Nội.

Lần đầu tiên tổ chức chương trình Nghệ thuật vì Khí hậu tại Hạ Long
Môi trường

Lần đầu tiên tổ chức chương trình Nghệ thuật vì Khí hậu tại Hạ Long

Chiều 20.2, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với một số tổ chức, doanh nghiệp tổ chức buổi Họp báo giới thiệu Chương trình Nghệ thuật vì Khí hậu Hạ Long 2025 (ART FOR CLIMATE FESTIVAL HALONG 2025). Đây là sự kiện văn hóa, du lịch đặc biệt, lần đầu tiên tổ chức tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) nhằm nâng cao nhận thức, hành động của mọi người về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trên toàn cầu.