Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí trong tháng tới, quý tới

Sáng 27.3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh - hai đô thị lớn và đang bị ô nhiễm không khí nặng nhất.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh tính cấp thiết và nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn, đồng thời yêu cầu các cơ quan, địa phương phải nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể, có trách nhiệm rõ ràng và lộ trình cải thiện tình hình trong thời gian sớm nhất.

Phó Thủ tướng nêu rõ, dù Luật Bảo vệ môi trường đã quy định trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương và tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường không khí, nhưng thực tế cho thấy việc triển khai các văn bản pháp luật, kế hoạch hành động vẫn còn rất nhiều bất cập và tồn tại.

"Chúng ta đã có luật, nhưng nếu không có hành động cụ thể và quyết liệt thì tình hình sẽ không thể thay đổi", Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Đặc biệt, khi các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng, thì trách nhiệm của các cơ quan chức năng, các lãnh đạo địa phương, phải được xác định rõ ràng và hành động kịp thời.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương để sớm hoàn thiện và triển khai kế hoạch hành động quốc gia về giảm ô nhiễm không khí. Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương để sớm hoàn thiện và triển khai kế hoạch hành động quốc gia về giảm ô nhiễm không khí. Ảnh: VGP/Minh Khôi

"Đây là cuộc họp đưa ra các giải pháp cụ thể, để giải quyết những vấn đề cấp bách mà người dân đang phải đối mặt. Chúng ta không có nhiều thời gian để tiếp tục bàn luận, mà phải hành động ngay từ bây giờ, nhằm cải thiện các chỉ tiêu chất lượng không khí ngay trong tháng tới, quý tới, cuối năm để bảo vệ sức khỏe người dân", Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Chính phủ sẽ hỗ trợ tối đa cho các địa phương trong việc triển khai các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, đồng thời sẽ kiểm tra, giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện các giải pháp.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP/Minh Khôi
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP/Minh Khôi

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành cho biết, ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn là vấn đề đã hình thành trong nhiều năm gần đây, tập trung 2 khu vực kinh tế trọng điểm phía bắc (xung quanh "vùng Thủ đô" Hà Nội) và phía nam (xung quanh khu vực TP. Hồ Chí Minh).

Thành phần ô nhiễm chủ yếu đã được xác định là bụi đường, bụi PM10 và bụi mịn PM2.5, và xảy ra vào các tháng mùa Đông-Xuân (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau). Nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất tại các đô thị là từ hoạt động giao thông, bao gồm bụi đường, khí thải từ phương tiện giao thông cũ, nát, xe tải chạy dầu DO cũ, xe chở vật liệu xây dựng (đặc biệt là tại Hà Nội). Bên cạnh đó là hoạt động sản xuất công nghiệp (chủ yếu là vật liệu xây dựng, xi măng, nhà máy nhiệt điện, sản xuất sắt thép); công trình xây dựng không che chắn, không có biện pháp ngăn bụi phát tán; hoạt động đốt rác, rơm rạ ngoài trời.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất một số giải pháp cấp bách cần triển khai ngay để cải thiện chất lượng không khí. Cụ thể là tổ chức giám sát các công trình xây dựng (xây dựng khu đô thị; khu nhà cao tầng; công trình giao thông; công trình công cộng, công ích; công trình cải tạo mặt đường, vỉa hè), bắt buộc che chắn bụi, phun nước giảm bụi.

Quy hoạch tuyến đường cho xe tải, kiểm soát xe cũ, tăng cường giao thông công cộng. Tăng cường rửa đường, quét bụi, lắp đặt hệ thống giàn phun nước tại các tuyến giao thông chính. Siết chặt quản lý đốt rác, đốt rơm rạ sau thu hoạch, khuyến khích tái chế; phân công và giám sát thực thi trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp huyện, xã. Giám sát tự động khí thải từ các nhà máy, xử lý nghiêm vi phạm. Tuyên truyền, giáo dục về tác hại của ô nhiễm không khí và các biện pháp giảm thiểu.

Về lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Môi trường kiến nghị tập trung hoàn thiện các chính sách về kiểm soát khí thải, chuyển đổi xanh; hoàn thành kiểm kê nguồn thải, tổ chức giám sát chặt chẽ; vận hành hệ thống cảnh báo - chỉ huy trên nền tảng cơ sở dữ liệu về nguồn thải, giải pháp kỹ thuật, công nghệ giám sát tự động các nguồn thải lớn và kết nối trực tuyến; phát triển hệ thống giao thông công cộng thông minh, thân thiện môi trường, giao thông xanh; tăng cường đầu tư hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo chất lượng không khí; kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin, kết quả thực hiện các nhiệm vụ giữa các bộ, ngành, địa phương.

Tập trung xử lý nguồn gây ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông, xây dựng

Tại cuộc họp, các đại biểu đã trao đổi về kinh nghiệm giảm ô nhiễm không khí hiệu quả tại một số thành phố lớn trên thế giới, như Bắc Kinh (Trung Quốc), bao gồm: Kiểm soát chặt chẽ nguồn phát thải, chuyển đổi sang năng lượng sạch, khuyến khích giao thông công cộng và xe điện, tăng cường trồng cây xanh, áp dụng công nghệ giám sát ô nhiễm.

Các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp cấp bách để kéo giảm ngay tình trạng ô nhiễm không khí tại thành phố, đô thị lớn. Ảnh: VGP/Minh Khôi
Các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp cấp bách để kéo giảm ngay tình trạng ô nhiễm không khí tại thành phố, đô thị lớn. Ảnh: VGP/Minh Khôi

Lãnh đạo UBND TP Hải Phòng, TP Đà Nẵng chia sẻ một số kinh nghiệm để kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí, như thiết lập mạng lưới quan trắc; xây dựng danh mục các dự án không khuyến khích đầu tư do gây ô nhiễm; thường xuyên đánh giá mức độ gây ô nhiễm của các cơ sở sản xuất công nghiệp; thực hiện chuyển đổi xanh đối với phương tiện giao thông công cộng; vận động các doanh nghiệp chuyển đổi lò đốt công nghiệp sử dụng than đá, dầu diesel sang khí hoá lỏng, điện; xây dựng khu công nghiệp sinh thái; quy hoạch khu vực phế thải xây dựng…

Các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp cấp bách để kéo giảm ngay tình trạng ô nhiễm không khí tại thành phố, đô thị lớn. Ảnh: VGP/Minh Khôi
Các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp cấp bách để kéo giảm ngay tình trạng ô nhiễm không khí tại thành phố, đô thị lớn. Ảnh: VGP/Minh Khôi

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Hà Nội, UBND TP. Hồ Chí Minh đã báo cáo chi tiết về tình hình ô nhiễm không khí tại địa phương, nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm, trách nhiệm của các cơ quan liên quan và các giải pháp sẽ thực hiện ngay.

Trung tướng Trần Minh Lệ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường (Bộ Công an) đề nghị khẩn trương đưa vào vận hành, kết nối trực tuyến toàn bộ các trạm quan trắc không khí, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội để giám sát chặt chẽ, xử lý kịp thời.

Các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp cấp bách để kéo giảm ngay tình trạng ô nhiễm không khí tại thành phố, đô thị lớn. Ảnh: VGP/Minh Khôi
Các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp cấp bách để kéo giảm ngay tình trạng ô nhiễm không khí tại thành phố, đô thị lớn. Ảnh: VGP/Minh Khôi

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, trước mắt các thành phố lớn cần tập trung xử lý nguồn gây ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông, xây dựng, như: Thực hiện kiểm định khí thải xe máy, phun rửa xe chở vật liệu, xe ra vào công trình xây dựng, che chắn công trình xây dựng, thiết lập các khu xử lý phế thải xây dựng tập trung…

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung đề nghị xây dựng kế hoạch hành động về xử lý ô nhiễm không khí với các mục tiêu cụ thể, làm căn cứ để các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, dự án chi tiết kèm theo phân bổ nguồn lực thực hiện; xây dựng, ban hành các công cụ kinh tế (thuế, phí), chế tài xử phạt nghiêm ngặt để kiểm soát, giảm nguồn gây ô nhiễm không khí.

Các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp cấp bách để kéo giảm ngay tình trạng ô nhiễm không khí tại thành phố, đô thị lớn. Ảnh: VGP/Minh Khôi
Các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp cấp bách để kéo giảm ngay tình trạng ô nhiễm không khí tại thành phố, đô thị lớn. Ảnh: VGP/Minh Khôi

Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, còn rất nhiều việc phải làm để giải quyết ô nhiễm môi trường trước xu thế suy giảm nghiêm trọng chỉ số về chất lượng không khí, nước, chất thải rắn... Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí ở một số thành phố lớn, tại một số thời điểm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân.

"Chúng ta cần xây dựng kế hoạch hành động quốc gia để giải quyết tình hình ô nhiễm không khí, xác định mục tiêu từng năm và cả giai đoạn 5 năm", Phó Thủ tướng đặt vấn đề.

Trước hết, Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để đánh giá toàn diện bức tranh về ô nhiễm không khí theo tiêu chuẩn quốc tế trên phạm vi cả nước cũng như ở từng đô thị, từng thành phố, nhất là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, chỉ ra những nguồn gây ô nhiễm không khí (giao thông, xây dựng, xử lý rác thải, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp); phân tích sâu sắc mối quan hệ giữa ô nhiễm không khí và sức khoẻ để người dân nhận thức đúng, ủng hộ và cùng tham gia thực hiện. Từ đó, có căn cứ, dữ liệu, có đánh giá khoa học để đưa ra giải pháp, xác lập lộ trình từng năm, và cả giai đoạn 5 năm, nhằm mục tiêu sớm đưa chất lượng không khí về mức độ an toàn, không ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân.

Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì thiết lập quy trình đo đếm, giám sát các chỉ số chất lượng không khí, hình thành hệ thống quan trắc chính xác, tin cậy, tập trung ở các khu vực trọng điểm về ô nhiễm không khí, truyền dữ liệu trực tuyến về cơ quan quản lý.

Các bộ, ngành khẩn trương xây dựng, ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phát thải vào không khí cho từng ngành, lĩnh vực, như: Giao thông, xây dựng, nông nghiệp, công nghiệp, xử lý rác thải; đồng thời cho phép các tỉnh, thành phố áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với tình hình ô nhiễm ở địa phương.

Cụ thể, Bộ Xây dựng nghiên cứu, ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá về xử lý, tái chế phế thải xây dựng và cơ chế, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp xử lý phế thải xây dựng (thuế, lãi suất, đất đai…); rà soát điều kiện, cơ sở pháp lý triển khai kiểm định khí thải xe máy, chế tài xử lý phương tiện không đạt chuẩn, hỗ trợ chủ xe lắp đặt thiết bị giảm khí thải; siết chặt hoạt động giám sát hoạt động của các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, nhất là ở đô thị, bằng camera các phương tiện ra vào công trường, có khu vực rửa xe riêng, có lưới che chắn…, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm; quy hoạch, bố trí trạm rửa xe trước khi vào thành phố hoặc khu đô thị.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hoàn thiện chế tài xử phạt hành chính với các hành vi gây ô nhiễm không khí đã được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường; đề xuất định hướng thu mua, tái chế rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; nâng cao chế tài xử phạt đối với các đơn vị thu gom, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy định, phát tán ô nhiễm ra không khí, trường hợp cần thiết phải xử lý hình sự; rà soát quy định, tiêu chuẩn liên quan đến thiết bị, máy móc, hoạt động của các tổ chức thu gom, xử lý rác thải bảo đảm không gây ô nhiễm không khí; chịu trách nhiệm xác định và xử lý các nguồn gây ô nhiễm không khí liên tỉnh.

Bộ Công Thương phối hợp với địa phương rà soát, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm không khí từ sản xuất công nghiệp, nhất là tại các cụm công nghiệp trên cả nước; đề xuất phương án di dời các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trong khu vực nội thành, hoặc chuyển đổi công nghệ và có chính sách hỗ trợ.

Bộ Công an tập trung tập trung xử lý các vi phạm nghiêm trọng về xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại gây ô nhiễm không khí; chỉ đạo công an địa phương phối hợp quản lý trật tự an toàn giao thông hợp lý, bổ sung thẩm quyền cho lực lượng cảnh sát giao thông, công an cơ sở giám sát, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực giao thông, xây dựng gây ô nhiễm không khí.

Các địa phương ban hành theo thẩm quyền về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm thực hiện mục tiêu kéo giảm các chỉ số ô nhiễm không khí trên địa bàn; có kế hoạch chi tiết chuyển đổi xanh đối với phương tiện cá nhân, khuyến khích giao thông công cộng, bằng các công cụ kinh tế (thuế, phí), quy hoạch tuyến giao thông, điều tiết hoạt động giao thông…

Nhấn mạnh kế hoạch hành động chỉ được triển khai khi đã có đầy đủ công cụ, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, chuyên gia… để hoàn thiện các nhóm nhiệm vụ về quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật; cơ chế, chính sách; các chương trình, dự án cụ thể; làm thật tốt công tác truyền thông đến người dân và toàn xã hội.

Xã hội

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm nghèo ở vùng cao
Xã hội

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm nghèo ở vùng cao

Huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa là huyện có kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Do đó, để giúp người dân thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững, Tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) triển khai Dự án “Cải thiện cơ hội sinh kế cho người dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là người khuyết tật và dân tộc thiểu số” giai đoạn 2024-2026.

Đường nối Đắk Lắk - Phú Yên còn nhiều điểm nghẽn, cần sớm được hoàn thiện
Giao thông

Đắk Lắk đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, mở rộng không gian phát triển kinh tế

Nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk xác định phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là nhiệm vụ then chốt nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, mở rộng liên kết vùng. Trong bối cảnh sắp xếp lại địa giới hành chính cấp tỉnh theo hướng Đông - Tây, yêu cầu hoàn thiện hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại càng trở nên cấp thiết, đặt ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm cho tỉnh trong giai đoạn tới.

Tây Nguyên “gồng mình” chống hạn
Đời sống

Tây Nguyên “gồng mình” chống hạn

Tây Nguyên đang bước vào cao điểm mùa khô, tại nhiều địa phương, mực nước sông, suối, hồ chứa công trình thủy lợi đã bắt đầu giảm, nhiều hồ về mực nước chết khiến nông dân “gồng mình” tìm nguồn nước tưới cứu cây trồng.

Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Bông thăm hỏi động viên người dân
Xã hội

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho người nghèo vươn lên phát triển kinh tế

Trong quý I.2025, hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại Đắk Lắk tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả, góp phần thiết thực hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự nỗ lực của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn ưu đãi đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc cho sự phát triển bền vững của địa phương.

TP. Hà Tĩnh giảm nhựa để phát triển bền vững
Môi trường

TP. Hà Tĩnh giảm nhựa để phát triển bền vững

Với tầm nhìn chiến lược và sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, trong đó tập trung nâng cao nhận thức, phân loại tại nguồn, tăng cường tái chế, xử lý các điểm nóng…, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đang trên hành trình xây dựng đô thị không rác thải nhựa, hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững.

Dành 834 tỷ đồng tặng quà người có công
Xã hội

Dành 834 tỷ đồng tặng quà người có công

Chủ tịch nước Lương Cường quyết định tặng quà người có công với cách mạng, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), 80 năm Ngày thành lập nước (2.9.1945 - 2.9.2025).

Hiệu quả tín dụng chính sách ở Bắc Kạn
Xã hội

Hiệu quả tín dụng chính sách ở Bắc Kạn

Xác định giảm nghèo là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương; Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó có việc tập trung huy động, đầu tư nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân...

Nghệ An triển khai dự án truyền tải điện gió gần 600 tỷ
Đời sống

Nghệ An triển khai dự án truyền tải điện gió gần 600 tỷ

Dự án đường dây 220kV ĐG Trường Sơn - Đô Lương (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam) sau khi đưa vào hoạt động sẽ góp phần truyền tải công suất từ Lào về Việt Nam, giải quyết trực tiếp tình trạng thiếu điện khu vực miền Bắc, tăng cường liên kết lưới điện giữa miền Bắc Việt Nam với nước bạn Lào.

Phú Yên: Đồng bộ giải pháp giảm rác thải nhựa, chú trọng bảo vệ môi trường biển
Môi trường

Phú Yên: Đồng bộ giải pháp giảm rác thải nhựa, chú trọng bảo vệ môi trường biển


Là một trong những địa phương ven biển tiên phong tham gia các chương trình giảm thiểu rác thải nhựa từ năm 2018, tỉnh Phú Yên đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa, đặc biệt là rác thải nhựa đại dương.

Dự báo thời tiết ngày 23.4: Miền Bắc hạ nhiệt, Hà Nội mưa rải rác
Xã hội

Dự báo thời tiết ngày 23.4: Miền Bắc hạ nhiệt, Hà Nội mưa rải rác

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 23.4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Riêng khu vực vùng núi chiều tối và đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông; ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Các khu vực khác chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Riêng khu vực Nam Bộ có nắng nóng.

Chủ động cấp điện mùa nắng nóng
Đời sống

Chủ động cấp điện mùa nắng nóng

Trước dự báo thời tiết cực đoan với nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nhu cầu sử dụng điện toàn quốc trong những tháng tới dự kiến tăng đột biến. Nhằm chủ động ứng phó với các tình huống phát sinh, Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) đã xây dựng và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kỹ thuật và tổ chức, bảo đảm nguồn điện ổn định, an toàn, đặc biệt trong dịp lễ 30.4 - 1.5 và cao điểm mùa khô từ tháng 5 đến tháng 7.

Nghệ An: Bệnh nhân bị suy tuỷ nặng được CSGT đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời
Giao thông

Nghệ An: Bệnh nhân bị suy tuỷ nặng được CSGT đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Vào khoảng 16h30 ngày 22.4, trong lúc đang làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên tuyến Quốc lộ 1A, đoạn qua Km418+200 (thuộc địa phận xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu), tổ công tác Trạm CSGT Diễn Châu - Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Nghệ An đã kịp thời hỗ trợ đưa một bệnh nhân nguy kịch đến bệnh viện cấp cứu.

Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trước ngày nghỉ lễ 30.4 – 1.5
Đời sống

Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trước ngày nghỉ lễ 30.4 – 1.5

Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa có Công văn gửi Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, BHXH các khu vực, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH các tỉnh) về việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH của kỳ chi trả tháng 5.2025. Theo đó, hơn 3,3 triệu người hưởng trong toàn quốc sẽ nhận được lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng từ ngày 25 - 28.4.2025.