Hà Nội: Thúc đẩy, ứng dụng khoa học công nghệ để giảm ô nhiễm không khí, bảo vệ môi trường

Tại hội thảo khoa học "Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội" do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức mới đây, TS Hoàng Dương Tùng - Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nhấn mạnh giải pháp về chuyển đổi số để chuyển đổi xanh trong giai đoạn 2025 – 2030; tiếp cận đa ngành; quản lý chất thải sinh hoạt; liên kết vùng...

Sử dụng vệ tinh để cung cấp dữ liệu giám sát tài nguyên

Theo ông Tùng, để bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội cơ hội giải quyết ô nhiễm không khí và các vấn đề môi trường của Hà Nội hiện đã chín muồi nên chỉ cần sự quyết tâm và chung tay của tất cả các bên, với các giải pháp cấp bách và hiệu quả, tình trạng ô nhiễm không khí của của Thủ đô sẽ dần được giải quyết.

PGS.TS Chu Hoàng Hà, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã đề xuất, sử dụng vệ tinh LOTUSat-1 để cung cấp dữ liệu giám sát tài nguyên, phục vụ các hoạt động bảo vệ môi trường cho các tỉnh, thành phố, trong đó có Thủ đô Hà Nội.

Trước đó, để triển khai LOTUSat-1, Việt Nam kí kết gói thầu "Vệ tinh LOTUSat-1, thiết bị và đào tạo nhân lực" với Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản). Đến nay, vệ tinh LOTUSat-1 đã hoàn thành chế tạo từ tháng 2.2024, hoàn thành tích hợp và thử nghiệm hệ thống mặt đất tại Khu công nghệ cao Hoà Lạc, Việt Nam từ tháng 11/2024. Dự kiến LOTUSat-1 sẽ được phóng lên quỹ đạo trong năm 2025.

TS Vũ Anh Tuân, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, sau khi hoạt động trên quỹ đạo, dữ liệu từ vệ tinh LOTUSat-1 sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bảo vệ môi trường Hà Nội thông qua việc giám sát đô thị hóa, kiểm soát chất thải và quản lý nước mặt.

hn-1.jpg
TP. Hà Nội tập trung nghiên cứu các phương án nhằm bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm không khí. Ảnh: A.V

Liên quan đến vấn đề xử lý nước thải, GS.TS Nguyễn Việt Anh, Viện trưởng Viện Khoa học và kỹ thuật môi trường (Trường Đại học Xây dựng Hà Nội) kiến nghị thành phố Hà Nội quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị xanh, đặc biệt là về cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải. Nước thải cần được quản lý tổng hợp, theo “chuỗi giá trị”, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, tái sử dụng nước thải và bùn cặn. GS.TS Nguyễn Việt Anh cũng kiến nghị thành phố sớm ban hành chính sách, cơ chế đặc thù để thúc đẩy việc tiết kiệm nước, năng lượng; thu gom, xử lý, tái sử dụng nước thải và bùn cặn; phát triển hạ tầng định hướng nước và thoát nước bền vững, thu gom nước mưa, kiểm soát úng ngập và ô nhiễm...

Phát triển hệ thống quan trắc tự động theo thời gian thực

Để giải quyết những khó khăn, thách thức trong công tác bảo vệ môi trường tại Thủ đô Hà Nội, một trong những giải pháp quan trọng được các chuyên gia đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách để bảo vệ môi trường là áp dụng những công nghệ hiện đại để kiểm soát bảo vệ môi trường, dự báo chất lượng môi trường.

Theo GS.TS Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng để cải thiện môi trường tại Hà Nội, thành phố có thể áp dụng các biện pháp như dựa vào khoa học công nghệ, chuyển đổi số, nguồn nhân lực, trí tuệ của Hà Nội và các bên hợp tác để chuyển đổi nhanh và mạnh mô hình tăng trưởng sang phát triển xanh, tuần hoàn, cacbon thấp, chống chịu cao, bền vững; trong đó, chú trọng sử dụng các phương tiện giao thông xanh, khu công nghiệp xanh, sản xuất xanh, tuần hoàn; Phát triển hạ tầng đô thị xanh và bền vững cho Thủ đô Hà Nội, làm sống lại các dòng sông, các ao, hồ; phát triển xã hội tuần hoàn…

Bên cạnh đó, xây dựng và áp dụng cách tiếp cận đột phá, đa ngành, đa cấp, đa địa phương dựa trên nền tảng số để cải thiện chất lượng, bảo vệ môi trường (nhất là phân loại, thu gom và xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải, bùn thải, môi trường không khí, nước, đất...); sử dụng cách tiếp cận dựa trên bằng chứng khoa học khi xem xét các vấn đề và đề ra các chính sách, giải pháp ưu tiên phù hợp, hiệu quả.Cần tạo sự đột phá về mặt thể chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường; tăng cường biện pháp cưỡng chế đối với các cơ sở gây ô nhiễm (thí điểm bổ sung hình phạt các cơ sở gây ô nhiễm theo ngày để tăng tính răn đe). Đồng thời, thành phố xây dựng và vận hành cơ chế phối hợp, các chương trình hành động với các tỉnh trong Vùng Thủ đô, với các bộ, ngành liên quan về bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường, đặc biệt là môi trường không khí.

Tiếp tục hoàn thiện, phát triển hệ thống quan trắc tự động theo thời gian thực, dự báo chất lượng môi trường bằng công nghệ hiện đại như: Công nghệ viễn thám, internet vạn vật, công nghệ số, công nghệ AI, Big Data… Đồng thời, triển khai các giải pháp công nghệ hiện đại trong xử lý ô nhiễm, chất thải tại nguồn, nhất là đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, trang trại chăn nuôi, hoạt động xây dựng; kiên quyết thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn để tăng cường tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu khối lượng rác phát sinh…

Phát triển đội ngũ cán bộ, chuyên gia về quan trắc, đánh giá, dự báo, giải quyết các vấn đề môi trường; tận dụng lợi thế của Hà Nội về đội ngũ chuyên gia, thí điểm các cơ chế phù hợp để huy động tối đa các nhà khoa học tại các trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội tham gia nghiên cứu khoa học, soạn thảo chính sách, quy chuẩn kỹ thuật địa phương, đề xuất các giải pháp cụ thể, khả thi.

Môi trường

Samsung Electronics HCMC CE Complex khởi công dự án điện mặt trời mái nhà
Kinh tế

Samsung Electronics HCMC CE Complex khởi công dự án điện mặt trời mái nhà

Ngày 25.4, Công ty TNHH Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC) chính thức khởi công dự án điện mặt trời mái nhà với công suất gần 28 MWp. Đây là dấu mốc quan trọng trong hành trình hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững và thể hiện rõ nét trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Samsung tại thị trường Việt Nam.

Truyền thông hiệu quả - đòn bẩy giảm rác thải nhựa
Môi trường

Truyền thông hiệu quả - đòn bẩy giảm rác thải nhựa

Từ kinh nghiệm triển khai Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Cục Biển và Hải đảo Việt Nam chủ trì, phối hợp triển khai cùng Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF - Việt Nam) cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của truyền thông – giáo dục trong việc đồng hành cùng chính sách, khơi dậy ý thức trách nhiệm, thay đổi hành vi góp phần giảm rác thải nhựa.

Ảnh minh họa
Xã hội

Sẽ ban hành kế hoạch quốc gia khắc phục ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí đang trở thành thách thức môi trường nghiêm trọng tại nhiều đô thị lớn ở nước ta. Trước thực trạng này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia về khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí giai đoạn 2025 - 2030 nhằm kiểm soát các nguồn phát thải lớn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy phát triển bền vững.

TP. Hà Tĩnh giảm nhựa để phát triển bền vững
Môi trường

TP. Hà Tĩnh giảm nhựa để phát triển bền vững

Với tầm nhìn chiến lược và sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, trong đó tập trung nâng cao nhận thức, phân loại tại nguồn, tăng cường tái chế, xử lý các điểm nóng…, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đang trên hành trình xây dựng đô thị không rác thải nhựa, hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững.

Phú Yên: Đồng bộ giải pháp giảm rác thải nhựa, chú trọng bảo vệ môi trường biển
Môi trường

Phú Yên: Đồng bộ giải pháp giảm rác thải nhựa, chú trọng bảo vệ môi trường biển


Là một trong những địa phương ven biển tiên phong tham gia các chương trình giảm thiểu rác thải nhựa từ năm 2018, tỉnh Phú Yên đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa, đặc biệt là rác thải nhựa đại dương.

Quận Thanh Khê, Đà Nẵng: Điểm sáng giảm rác thải nhựa
Môi trường

Quận Thanh Khê, Đà Nẵng: Điểm sáng giảm rác thải nhựa

Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa đang trở thành thách thức toàn cầu, cùng với mục tiêu của Đà Nẵng xây dựng hình ảnh Đô thị xanh, quận Thanh Khê đã và đang khẳng định vai trò là một trong những đơn vị tiên phong triển khai hiệu quả các mô hình, sáng kiến và giải pháp bền vững nhằm giảm thiểu rác thải nhựa.

TP. Rạch Giá, Kiên Giang: Quyết liệt xử lý điểm nóng về ô nhiễm
Môi trường

TP. Rạch Giá, Kiên Giang: Quyết liệt xử lý điểm nóng về ô nhiễm

Cùng với hoàn thiện khung chính sách, công tác xử lý các điểm nóng ô nhiễm được TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang triển khai quyết liệt, kết hợp lắp đặt camera giám sát và trồng cây xanh để ngăn ngừa tái diễn. Nhờ đó, công tác quản lý và giảm thiểu rác thải nhựa đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Huyện A Lưới, TP. Huế: Quản lý rác thải nhựa hiệu quả nhờ phát huy vai trò cộng đồng
Môi trường

Huyện A Lưới, TP. Huế: Quản lý rác thải nhựa hiệu quả nhờ phát huy vai trò cộng đồng

Với sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền địa phương cùng sự tham gia của cộng đồng, huyện A Lưới, TP. Huế đã cải thiện hệ thống quản lý rác thải với 150 thùng rác phục vụ phân loại tại các điểm công cộng và cơ quan, xây dựng hai trạm tập kết rác thải, qua đó đóng góp hiệu quả vào công tác quản lý rác thải nhựa trên địa bàn.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tập trung khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh
Xã hội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tập trung khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 13.4.2025 về việc tập trung khắc phục hậu quả do cháy rừng trên địa bàn phường Đại Yên, thành phố Hạ Long và thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh; tiếp tục chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng.

Bài 1: Hiệu quả tích cực
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bài 1: Hiệu quả tích cực

“Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”- đó là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của tỉnh Nghệ An nhằm phát triển bền vững. Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận: các nhiệm vụ bảo vệ môi trường nhận được sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, địa phương đã mang lại hiệu quả tích cực.

Cần nỗ lực rất lớn để hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần
Môi trường

Cần nỗ lực rất lớn để hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần

Chỉ còn gần 8 tháng nữa, quy định không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch sẽ có hiệu lực. Điều này đòi hỏi nỗ lực rất lớn của các bên liên quan để bảo đảm tiến độ đề ra.

Nông dân sử dụng phân bón Đầu Trâu Bio-Canxi trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Trả lại dinh dưỡng cho đất lúa

Đã đến lúc cần giải pháp quản lý rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn: biến rơm rạ thành phân bón hữu ích thay vì đốt bỏ, qua đó giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và đồng thời tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa.

Nghệ An: Nhiều sai phạm tại Công ty CP Xi măng Sông Lam
Xã hội

Mỏ đá “tra tấn” hàng chục hộ dân tại Nghệ An

Từ khi mỏ đá tiếp tục hoạt động trở lại, hơn 30 hộ dân sống ở thôn Yên Xuân, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An luôn sống trong nỗi sợ hãi, “tra tấn” bởi khói bụi mịt mù và tiếng nổ mìn làm nứt nẻ nhà cửa từ mỏ đá thuộc khu vực Lèn Bút do Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng khai thác.