Nhiều hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách cấp thoát nước của Bình Dương

Đoàn khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã chỉ ra nhiều hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách cấp thoát nước của Bình Dương.

9.jpg
Đoàn khảo sát tại nhà máy xử lý nước thải của Biwase tại phường Phú Tân, TP. Thủ Dầu Một. Ảnh: Văn Dũng

Ngày 26.2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tạ Đình Thi làm trưởng đoàn đã thực hiện việc khảo sát tình hình thực hiện chính sách pháp luật về cấp, thoát nước tại tỉnh Bình Dương.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương, đến nay tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch hợp vệ sinh ước đạt 99,65%; tỷ lệ nước thải đô thị 3 được thu gom, xử lý trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 38%.

Đối với khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, đã có 100% các KCN đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung và có hệ thống quan trắc nước thải tự động và kết nối dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực hiện đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý tập trung tương đối tốt, cơ bản đạt tỷ lệ 100%; nước thải sau xử lý thường xuyên đạt quy chuẩn môi trường.

Về hiện trạng cấp nước đô thị, khu vực đô thị của Bình Dương có 8 nhà máy nước với tổng công suất 690.000m3/nđg, đạt tỷ lệ 78% so với công suất thiết kế. Quy mô diện tích đất các nhà máy nước hiện tại khoảng 50ha và chia làm 4 khu vực cấp nước tại các đô thị.

8.jpg
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Đoàn đã chỉ ra nhiều hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách cấp thoát nước của Bình Dương. Ảnh: Văn Dũng

Đối với hiện trạng cấp nước nông thôn, hiện nay đã có 31 công trình cấp nước tập trung nông thôn cấp nước cho 31 xã, quản lý vận hành bởi Trung tâm Đầu tư, khai thác Thuỷ lợi và Nước sạch nông thôn (thuộc Chi cục Thủy lợi); ngoài ra Biwase quản lý 4 công trình cấp nước tập trung nông thôn cấp nước cho 1 xã và 3 phường, thị trấn (xã Đất Cuốc, phường Tân Phước Khánh, phường Hội Nghĩa, thị trấn Tân Thành).

Hiện trạng sử dụng nước nông thôn, về năng lực cấp, toàn bộ các xã thuộc khu vực nông thôn đã được cấp nước từ hệ thống cấp nước đô thị hoặc từ các trạm cấp nước nông thôn. Khu vực nông thôn có tỷ lệ cấp nước từ hệ thống cấp nước tập trung là 53%.

Đối với hiện trạng quản lý và xử lý nước thải đô thị, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4 địa phương được xây dựng nhà máy xử lý nước thải và mạng lưới thu gom nước thải gồm tại TP. Thủ Dầu Một với nhà máy xử lý nước thải có công suất thiết kế 17.560m3/ngày đêm; nhà máy xử lý tại TP. Thuận An có công suất thiết kế 17.000m3 ngày/đêm; nhà máy tại TP. Dĩ An với công suất thiết kế 20.000m3/ngày đêm và nhà máy tại TP. Tân Uyên với công suất 15.000m3/ngày đêm.

2.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Dương. Ảnh: Văn Dũng

Tiến sĩ Trần Văn Khải, ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đánh giá, Bình Dương đã đạt nhiều kết quả tích cực trong triển khai chính sách, pháp luật về cấp nước và thoát nước.

Mặc dù đạt được kết quả nhất định nhưng Bình Dương vẫn còn đối mặt nhiều hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách cấp thoát nước. Cụ thể: nhiều khu vực đô thị trong tỉnh (đặc biệt ở các huyện mới phát triển như Bàu Bàng, Phú Giáo, Dầu Tiếng) chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh. Ngay cả những nơi đã có nhà máy xử lý, tỷ lệ đấu nối của hộ dân còn thấp và không đồng đều, chủ yếu tập trung ở trung tâm. Điều này dẫn đến chỉ khoảng 38% nước thải đô thị được xử lý, phần còn lại vẫn xả ra môi trường, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.

Việc phát triển hạ tầng thoát nước chưa theo kịp tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa của Bình Dương. Nhiều dự án thu gom, xử lý nước thải triển khai chậm, thiếu vốn. Hệ thống thu gom xây dựng chưa đồng bộ khiến một số doanh nghiệp và khu dân cư chưa thể kết nối, dù sẵn có trạm xử lý.

Nguồn vốn ngân sách dành cho lĩnh vực này còn hạn chế, trong khi cơ chế thu hút tư nhân đầu tư chưa hiệu quả, dẫn đến khoảng trống về hạ tầng tại các đô thị mới.

6.jpg
Tiến sĩ Trần Văn Khải, ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đưa ra những đánh giá, nhận định trong quá trình thực hiện chính sách cấp thoát nước của Bình Dương. Ảnh: Văn Dũng

Bên cạnh đó, Bình Dương gặp khó khăn trong quản lý giá nước và dịch vụ thoát nước; công tác xây dựng và phê duyệt giá nước sạch, giá dịch vụ thoát nước gặp vướng mắc về quy định.

Một vướng mắc khác là yêu cầu doanh nghiệp cấp nước tự chi trả chi phí di dời hoặc gia cố đường ống nằm trong hành lang đường bộ khi đường được mở rộng. Quy định này (theo pháp luật giao thông) gây gánh nặng tài chính lớn cho công ty cấp nước, làm giảm động lực mở rộng mạng lưới.

Tương tự, quy định tại dự thảo Luật yêu cầu hộ gia đình tự đầu tư đường ống từ nhà ra điểm đấu nối công cộng cũng gặp khó khăn thực tiễn: nhiều nhà phố không có lối thoát phía sau, phải đào nền nhà để đấu nối, chi phí rất cao .

Một số cơ sở sản xuất trên địa bàn chưa tuân thủ nghiêm pháp luật bảo vệ môi trường, vẫn xảy ra tình trạng lén xả nước thải chưa xử lý ra nguồn tiếp nhận. Việc xả rác và chất thải rắn bừa bãi xuống cống rãnh, kênh suối cũng góp phần gây tắc nghẽn dòng chảy, ngập úng cục bộ.

Những hành vi này cho thấy công tác thanh tra, giám sát môi trường ở một số nơi còn thiếu quyết liệt, và ý thức chấp hành của một bộ phận doanh nghiệp, người dân chưa cao.

Đáng chú ý, hiện nay pháp luật chưa có quy định về hỗ trợ chi phí đấu nối cho người dân khi triển khai hệ thống thoát nước mới. Điều này khiến địa phương gặp khó khăn nếu muốn trợ giá hay có chính sách thúc đẩy hộ dân kết nối vào mạng lưới thoát nước.

Bên cạnh đó, các cơ chế ưu đãi cho nhà đầu tư tư nhân tham gia lĩnh vực cấp thoát nước chưa rõ ràng, khiến việc thu hút nguồn lực xã hội hóa chưa được như kỳ vọng.

4.jpg
Đoàn làm việc với Biwase sau buổi khảo sát 3 nhà máy. Ảnh: Văn Dũng

Đại biểu Trần Văn Khải cho rằng, Bình Dương đang đứng trước yêu cầu nâng cấp quản lý cấp thoát nước để theo kịp đà phát triển đô thị, công nghiệp. Những bài học kinh nghiệm và vướng mắc của Bình Dương là cơ sở quan trọng để hoàn thiện khung pháp luật cấp thoát nước sắp tới.

Việc bổ sung các quy định về giá dịch vụ, cơ chế hỗ trợ đấu nối, khuyến khích đầu tư và bảo vệ nguồn nước trong Luật mới sẽ giúp tháo gỡ những nút thắt hiện nay, tạo điều kiện cho địa phương như Bình Dương thực thi hiệu quả hơn nhiệm vụ cấp nước, thoát nước.

Kết luận buổi khảo sát và làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi cho biết, Đoàn đã khảo sát lắng nghe và ghi chép, tổng hợp đầy đủ ý kiến của các đại biểu, đại diện sở, ngành của Bình Dương. Đồng thời đề nghị UBND tỉnh Bình Dương hoàn thiện báo cáo trên tinh thần tiếp thu các ý kiến phát biểu của các đại biểu, các sở, ngành, đơn vị của tỉnh. Đặc biệt là các ý kiến, kiến nghị của Công ty CP - Tổng Công ty Nước và Môi trường Bình Dương.

Đề nghị Bộ Xây dựng tiếp thu ý kiến của các đại biểu để hoàn thiện dự thảo Luật, báo cáo với Thường vụ Quốc hội, Chính phủ.

10.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Bùi Minh Thạnh tại buổi làm việc với Đoàn khảo sát. Ảnh: Văn Dũng

Qua buổi làm việc, Đoàn nhận thấy có nhiều vấn đề nổi bật, trong đó vấn đề về giá nước và dịch vụ thoát nước, cần phải xem xét các quy định trong luật là quan trọng nhất. Thứ 2, về việc đầu tư phát triển hệ thống cấp nước và thoát nước và vấn đề cách tiếp cận theo hướng khoa học công nghệ sẽ giúp cải thiện về bộ mặt đô thị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Bùi Minh Thạnh cảm ơn Đoàn đã có những đóng góp sát sườn cho Bình Dương và nghiêm túc cầu thị tiếp thu, sẽ khắc phục những tồn tại mà Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã chỉ ra.

Xã hội

Tuổi trẻ Thái Bình với phong trào "Bình dân học vụ số"
Xã hội

Tuổi trẻ Thái Bình với phong trào "Bình dân học vụ số"

Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên trong thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, thời gian qua, tuổi trẻ tỉnh Thái Bình đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả như: ra mắt, tập huấn cho 686 đội hình thanh niên xung kích “Bình dân học vụ số” để hỗ trợ người dân tiếp cận, tận dụng công nghệ, nâng cao năng suất lao động, tạo cơ hội việc làm mới và hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số...

Dấu ấn người chỉ huy xe tăng trong chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột
Quốc phòng - An ninh

Dấu ấn người chỉ huy xe tăng trong chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột

50 năm sau đại thắng mùa Xuân 1975, Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Đoàn Sinh Hưởng vẫn không quên những ngày lửa đạn, những khoảnh khắc sinh tử giữa rừng núi Tây Nguyên. Trận Buôn Ma Thuột - trận đánh mở màn chiến dịch Tây Nguyên là mốc son không phai trong đời binh nghiệp của ông.

Nhiều hình ảnh, tài liệu, hiện vật trưng bày tại triển lãm “Bản hùng ca mùa Xuân đại thắng”
Xã hội

Nhiều hình ảnh, tài liệu, hiện vật trưng bày tại triển lãm “Bản hùng ca mùa Xuân đại thắng”

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025), chiều 15.4, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, Thư viện Quân đội và các cơ quan, đơn vị tổ chức triển lãm “Bản hùng ca mùa Xuân đại thắng”.

Dự báo thời tiết ngày 16.4: Bắc bộ nắng ráo. Hà Nội dao động từ 21 đến 33 độ.
Xã hội

Dự báo thời tiết ngày 16.4: Miền Bắc nắng ráo, Hà Nội cao nhất 33 độ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16.4, khu vực Bắc bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, độ ẩm tương đối cao tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ngoài trời. Các khu vực khác chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi có nắng nóng. Riêng khu vực Nam bộ có nắng nóng cao.

Hình ảnh về công trình Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tại huyện Bình Chánh
Xã hội

Những công trình "điểm nhấn" trong lĩnh vực y tế - giáo dục tiêu biểu tại TP. Hồ Chí Minh

Nhiều công trình trong lĩnh vực y tế, giáo dục tại TP. Hồ Chí Minh đã hình thành, phát triển lớn mạnh trong 50 năm qua, góp phần chăm sóc sức khỏe người dân, nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cho đất nước. Đây cũng là các công trình đang được đề xuất để bình chọn tiêu biểu dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025).

Toàn cảnh Lễ công bố
Xã hội

PAPI 2024: Người dân hài lòng hơn về hiệu quả quản trị và hành chính công

Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024 do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam công bố ngày 15.4 cho thấy, người dân hài lòng cao hơn về hiệu quả quản trị và hành chính công. Báo cáo đặc biệt nhấn mạnh những cải thiện rõ nét ở các chỉ số như: công khai, minh bạch trong quá trình ra quyết định tại địa phương; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; quản trị môi trường; và quản trị điện tử.

Ngày hội Lao động sáng tạo ngành Dệt may Việt Nam lần thứ IV 2024 - Ảnh: Đền Phú
Xã hội

Công đoàn phát động “Ngày hội lao động sáng tạo năm 2025”

Từ ngày 15.4 – 30.5, các cấp công đoàn sẽ phát động “Ngày hội lao động sáng tạo năm 2025” với thông điệp “Lao động sáng tạo, kiến tạo tương lai”. Chương trình được tổ chức bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến, nhằm chào mừng Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Thi đua yêu nước công nhân, viên chức, lao động toàn quốc lần thứ XI.

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết việc giảm tiền thuê đất năm 2024
Xã hội

Giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 87/2025/NĐ-CP ngày 11.4.2025 quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Trước đó, tại Phiên họp tháng 3, với 100% số thành viên có mặt tán thành, UBTVQH đã đồng ý để Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết việc giảm tiền thuê đất năm 2024.

Tăng cường vận tải phục vụ Nhân dân dịp lễ 30.4 - 1.5
Giao thông

Tăng cường vận tải phục vụ Nhân dân dịp lễ 30.4 - 1.5

Bộ Xây dựng vừa yêu cầu Sở Giao thông công chánh TP. Hồ Chí Minh và Sở Xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác vận tải phục vụ Nhân dân đi lại chào mừng các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975- 30.4.2025),

Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn tiếp và làm việc với Tập đoàn HDF Energy (Pháp)
Đời sống

Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn tiếp và làm việc với Tập đoàn HDF Energy (Pháp)

Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Anh Tuấn vừa có buổi tiếp và làm việc với đại diện cấp cao của Tập đoàn năng lượng HDF (Hydrogène de France, HDF Energy) để trao đổi về tiềm năng hợp tác phát triển các dự án điện tái tạo tích hợp hydrogen (Renewstable®) tại Việt Nam, đặc biệt là tại các đảo còn khó khăn về hạ tầng điện.