Đại biểu Quốc hội "mách nước" để ngành cấp thoát nước Bình Dương phát triển

Tiến sĩ Trần Văn Khải, Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã “mách nước” cho ngành cấp thoát nước Bình Dương để phát triển bền vững lĩnh vực này.

Những bất cập trong quản lý nước

9.jpg
Tiến sĩ Trần Văn Khải (thứ 2 từ phải qua) dẫn đầu Đoàn khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đi kiểm tra thực tế tại nhà máy xử lý nước thải của Biwase tại Bình Dương vào ngày 26.2 vừa qua. Ảnh: Văn Dũng

Theo Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Văn Khải, trong bối cảnh đô thị hóa tăng tốc, hệ thống cấp thoát nước đóng vai trò thiết yếu để đảm bảo chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường tại Bình Dương. Tỉnh công nghiệp hàng đầu này đã đạt nhiều kết quả tích cực: gần 99,65% hộ dân có nước hợp vệ sinh và 100% khu công nghiệp đã có nhà máy xử lý nước thải tập trung.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, Bình Dương vẫn đối mặt nhiều thách thức như: tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý chỉ khoảng 38%, hạ tầng thoát nước chưa đáp ứng kịp tốc độ phát triển, và cơ chế chính sách hiện hành còn nhiều bất cập. Thực trạng này cho thấy nhu cầu cấp bách phải hoàn thiện khung pháp lý về cấp thoát nước, đồng thời tìm cách thu hút mạnh mẽ hơn nguồn lực tư nhân để phát triển bền vững lĩnh vực này.

cap-nuoc-2.jpg
Có nhiều bất cập trong quản lý cấp thoát nước của Bình Dương. Ảnh: Văn Dũng

Đại biểu Trần Văn Khải đã chỉ ra những bất cập chính trong quản lý cấp thoát nước của Bình Dương, cụ thể:

Thứ nhất, hạ tầng thoát nước chưa đồng bộ, nhiều khu vực ngoại thành chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh. Ngay cả tại các đô thị lớn, tỷ lệ hộ dân đấu nối vào mạng lưới thoát nước rất thấp, khiến phần lớn nước thải sinh hoạt xả thẳng ra môi trường mà chưa qua xử lý.

Thứ hai, thiếu vốn, dự án triển khai chậm. Theo ĐBQH Trần Văn Khải, tốc độ xây dựng hạ tầng thoát nước không theo kịp tốc độ tăng trưởng công nghiệp và đô thị. Nhiều dự án nhà máy xử lý nước thải chậm trễ do thiếu vốn đầu tư. Việc thu hút doanh nghiệp tư nhân tham gia cũng gặp nhiều vướng mắc về cơ chế.

Thứ ba, chính sách giá nước thiếu minh bạch bởi hiện nay chưa có cơ chế định giá rõ ràng cho nước sạch và dịch vụ thoát nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp muốn đầu tư, vận hành hệ thống. Sự thiếu minh bạch này khiến nhiều đơn vị e ngại tham gia cung cấp dịch vụ trong ngành nước.

Thứ tư, thiếu cơ chế khuyến khích hiệu quả, Nhà nước chưa hỗ trợ chi phí đấu nối để khuyến khích người dân kết nối vào hệ thống thoát nước. Ưu đãi cho doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực này cũng còn hạn chế, khiến nguồn vốn xã hội hóa chưa được huy động đáng kể.

Tiến sĩ Trần Văn Khải đánh giá, những hạn chế trên đã cho thấy khoảng trống trong khung chính sách, pháp luật về quản lý nước. Vì vậy, việc sớm hoàn thiện hành lang pháp lý chuyên ngành (dự kiến thông qua Luật Cấp thoát nước) là yêu cầu bức thiết để Bình Dương tháo gỡ nút thắt hiện tại.

Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành nước

cap-nuoc-3.jpg
ĐBQH cho rằng cần hoàn thiện khung pháp lý cho ngành cấp thoát nước. Ảnh: Văn Dũng

Để khắc phục các bất cập, Nhà nước đang hoàn thiện khung pháp lý về cấp thoát nước. Luật Cấp thoát nước mới cần quy định cơ chế định giá nước sạch và phí thoát nước minh bạch, giúp địa phương dễ triển khai và thu hút doanh nghiệp tham gia.

Bên cạnh đó, luật nên có chính sách hỗ trợ tài chính khuyến khích hộ gia đình đấu nối vào mạng lưới thoát nước, nâng cao tỷ lệ thu gom và xử lý nước thải. Bên cạnh đó, pháp luật cũng phải tăng cường chế tài đối với hành vi xả thải trái phép và đẩy mạnh giám sát môi trường.

Ngoài ra, cần yêu cầu quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước đồng bộ với quy hoạch đô thị và giao thông để tránh phải di dời đường ống tốn kém khi mở rộng đường sá. Quan trọng không kém, luật cần bổ sung các ưu đãi nhằm thu hút đầu tư tư nhân và thúc đẩy hợp tác công tư (PPP), huy động thêm nguồn lực phát triển cho ngành nước.

cap-nuoc-1.jpg
ĐBQH cho rằng, giải pháp thu hút đầu tư từ tư nhân được xem là động lực then chốt để cải thiện hạ tầng cấp thoát nước. Ảnh: Văn Dũng

Giải pháp thu hút đầu tư từ tư nhân được xem là động lực then chốt để cải thiện hạ tầng cấp thoát nước. Theo đó, để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, Bình Dương cần ban hành các ưu đãi mạnh (miễn giảm thuế, hỗ trợ lãi suất, tạo thuận lợi về đất đai) cho dự án nước; triển khai hợp tác công – tư (PPP) để Nhà nước chia sẻ chi phí và rủi ro với doanh nghiệp. Khi có cơ chế khuyến khích hấp dẫn và môi trường đầu tư minh bạch, các nhà đầu tư sẽ tự tin rót vốn vào lĩnh vực này.

ĐBQH Trần Văn Khải cho rằng, công tác cấp thoát nước tại Bình Dương cần đòi hỏi đổi mới mạnh mẽ về chính sách quản lý và huy động nguồn lực. Vì vậy, việc hoàn thiện khung pháp lý và thu hút hiệu quả vốn tư nhân chính là chìa khóa để tháo gỡ nút thắt hiện nay.

Nếu làm tốt, Bình Dương sẽ đảm bảo được dịch vụ nước ổn định, môi trường an toàn, đồng thời duy trì đà phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Dự thảo Luật Cấp, Thoát nước được xây dựng theo hướng từ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu, quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành, dịch vụ và trách nhiệm thực hiện, thanh tra kiểm tra nhằm thể chế hóa 03 chính sách về cấp, thoát nước trong 8 Chương và 75 Điều.

Theo kế hoạch dự án Luật sẽ được trình Quốc hội có ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp diễn ra vào tháng 5.2025 và thông qua tại kỳ họp diễn ra vào tháng 10.2025.

Bộ Xây dựng là cơ quan được Chính phủ giao là cơ quan chủ trì, soạn thảo Luật Cấp, Thoát nước đã tích cực tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia để hoàn thiện dự án Luật.

Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục tham vấn ý kiến của các quý vị đại biểu trong đó tập trung một số vấn đề lớn bao gồm: (1) Xem xét cách tiếp cận xây dựng Luật theo hướng giữ nguyên về tổ chức quản lý cấp nước, phân theo khu vực thành thị và nông thôn; (2) Sửa đổi, bổ sung các điều khoản phù hợp với Luật Giá 2023; (3) Điều chỉnh quy hoạch cấp thoát nước phù hợp quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; (4) Quản lý tài sản công về hạ tầng cấp. thoát nước; (5) Huy động nguồn lực tư nhân tham gia dự án đầu tư theo hình thức PPP.

Xã hội

Tổng Công ty CP Công trình Viettel đón nhận danh hiệu "Anh hùng lao động"
Xã hội

Tổng Công ty CP Công trình Viettel đón nhận danh hiệu "Anh hùng lao động"

Ngày 26.3, Tổng Công ty CP Công trình Viettel (Viettel Construction), đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động. Đây là phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và Quân đội, ghi nhận thành tích của Viettel Construction trong lao động, sáng tạo, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho thanh niên, sinh viên
Xã hội

Nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho thanh niên, sinh viên

Chiều 26.3, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2025 - 2028. Mục tiêu của thỏa thuận này là nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho thanh niên, sinh viên và đồng hành với các bạn trẻ trong việc thực hiện các công trình, phần việc bảo đảm an sinh xã hội, góp phần phát triển đất nước.

Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, moi tiền bệnh nhân ngay giữa trung tâm TP Bắc Ninh
Xã hội

Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, moi tiền bệnh nhân ngay giữa trung tâm TP Bắc Ninh

Bác sĩ không đeo bảng tên, lấy máu không đeo găng tay y tế, sổ khám bệnh không có chữ ký của bác sỹ, hù doạ bệnh nhân để moi tiền… là những thông tin nhóm phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa đa khoa quốc tế Việt Sing, số 169 đường Hoàng Hoa Thám (phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh).

Ảnh minh họa
Xã hội

Tăng giám sát để nguồn lực giảm nghèo đi đúng hướng

Để thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình), Kiểm toán Nhà nước sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát; ứng dụng khoa học công nghệ để bảo đảm nguồn lực của Chương trình theo đúng nội dung, mục tiêu đề ra.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.

Các đại biểu tham dự cắt băng khai mạc triển lãm ảnh "Lâm Đồng - 50 năm giải phóng"
Xã hội

Triển lãm ảnh "Lâm Đồng - 50 năm niềm vui thống nhất"

Sáng 25.3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đã long trọng tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Lâm Đồng - 50 năm niềm vui thống nhất”. Sự kiện nhằm chào mừng Kỷ niệm 50 năm giải phóng Lâm Đồng, hướng tới cùng cả nước kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước.

Agribank và hành trình bền bỉ “không để ai bị bỏ lại phía sau”
Xã hội

Agribank và hành trình bền bỉ “không để ai bị bỏ lại phía sau”

Trong suốt hành trình 37 năm hình thành và phát triển, gắn kết trách nhiệm với xã hội và sự phát triển bền vững cộng đồng chính là truyền thống tốt đẹp của Agribank. Phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau” đã lan tỏa mạnh mẽ và trở thành “kim chỉ nam” trong mỗi hành động của Agribank.