Phân biệt rành mạch giữa tham vấn chính sách với lấy ý kiến
Các đại biểu đều tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật; thực hiện nghiêm quan điểm đổi mới tư duy xây dựng pháp luật đã được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước quán triệt thời gian qua. Qua đó, góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
![Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai Châu Ngọc Tuấn điều hành thảo luận tại Tổ 17. Ảnh: Bách Hợp to1702.jpg](https://cdn.daibieunhandan.vn/images/66f6cb1ffc789f81c811f5f3f001667bf351366140beb2431b5aa3487a17c03f2b93bce4b5b876c59069228acf713e1b/to1702.jpg)
Dự thảo Luật đã cơ bản bám sát, thể chế hóa đầy đủ định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật theo Kết luận số 119-KL/TW ngày 20.1.2025 của Bộ Chính trị và yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật. Được thiết kế gọn hơn song phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật được mở rộng hơn để bao hàm một số nội dung về trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật.
Góp ý vào nội dung dự án Luật, các đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương, Đinh Ngọc Quý (Gia Lai) tán thành cao với tư duy đổi mới xây dựng pháp luật đã được thể hiện qua các quy định trong dự thảo Luật.
![ĐBQH Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai) phát biểu. Ảnh: Bách Hợp to1703.jpg](https://cdn.daibieunhandan.vn/images/66f6cb1ffc789f81c811f5f3f001667bbb78dcafb9b35c07155d2b17ee21232a2b93bce4b5b876c59069228acf713e1b/to1703.jpg)
Các đại biểu cũng đánh giá, đề xuất mới về tham vấn chính sách sẽ giúp các cơ quan phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật song cần nghiên cứu, quy định rõ khái niệm của “tham vấn chính sách”; phân biệt rành mạch giữa tham vấn chính sách với lấy ý kiến trong quá trình xây dựng chính sách, soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết.
Góp ý khoản 2, Điều 30 về quy định “Trên cơ sở đề xuất của cơ quan lập đề xuất chính sách và theo phạm vi, lĩnh vực phụ trách, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội chủ trì phối hợp với cơ quan khác của Quốc hội có liên quan tổ chức hội nghị tham vấn chính sách”, đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương thẳng thắn cho rằng: nếu chỉ tham vấn bằng hình thức hội nghị là rất khó bởi không phải lúc nào chuyên gia trong nước, quốc tế cũng có thể đến dự họp để tham vấn. Trong kỷ nguyên số nên linh hoạt hơn về hình thức, phương pháp tham vấn chính sách.
![ĐBQH Đinh Ngọc Quý (Gia Lai) phát biểu. Ảnh: Bách Hợp to1704.jpg](https://cdn.daibieunhandan.vn/images/66f6cb1ffc789f81c811f5f3f001667bfd639bebf083916abc373e43558c0d112b93bce4b5b876c59069228acf713e1b/to1704.jpg)
Theo đại biểu Đinh Ngọc Quý, quy định như dự thảo là khá hẹp, không rõ về giá trị pháp lý của tham vấn chính sách do Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thực hiện. Do đó, tham vấn chính sách bằng hình thức nào nên để các cơ quan của Quốc hội tự quyết, không nên quy định cứng. Đối với hồ sơ thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết, đại biểu đề nghị, cần bổ sung báo cáo thuyết minh.
![Các đại biểu thảo luận tại Tổ 17. Ảnh: Bách Hợp to1705.jpg](https://cdn.daibieunhandan.vn/images/66f6cb1ffc789f81c811f5f3f001667bfab026d5c5dad3bbe853b6238cc3c5a82b93bce4b5b876c59069228acf713e1b/to1705.jpg)
Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương đề nghị, cần xem xét lại nguyên tắc một luật sửa nhiều luật bởi, quy định liên quan đến nội dung này tại khoản 6, Điều 8 còn chung chung. Góp ý này ngay sau đó cũng đã nhận được sự ủng hộ của các đại biểu Lê Hoàng Anh (Gia Lai) và Nguyễn Hồng Minh (Cao Bằng).
![ĐBQH Trần Hồng Minh (Cao Bằng) phát biểu ý kiến. Ảnh: Bách Hợp z6310346925447-ae7f25e0ccf311d372fa5d319b04e86c.jpg](https://cdn.daibieunhandan.vn/images/e27b981e8a2aa56b956b8d5dfaa9bfdd142fbe8f3d03b2b63333134adec21994ec63118d6d46ad3314612aeb8bdae0affd01481e875a2c0650c1eed67c3e8c0395c38c2fa6d892e9eb55fd6743eb228d/z6310346925447-ae7f25e0ccf311d372fa5d319b04e86c.jpg)
![ĐBQH Lê Hoàng Anh (Gia Lai) phát biểu ý kiến. Ảnh: Bách Hợp z6310351873678-a6863fce5910343509f8dc5f1701e780.jpg](https://cdn.daibieunhandan.vn/images/e27b981e8a2aa56b956b8d5dfaa9bfddab6444a875bc8df9ab8dd2d813bff8fd8c723ebf6fa3fcf6984bf27450a5aa48996271a96746487e00704d698b58333d1a15257df624ff5c5d22cdc583e10ea3/z6310351873678-a6863fce5910343509f8dc5f1701e780.jpg)
Bảo đảm thời gian để hoạt động thẩm tra được kỹ lưỡng
Tham gia thảo luận tại Tổ, các đại biểu Siu Hương (Gia Lai) và Bế Minh Đức (Cao Bằng) còn bày tỏ băn khoăn đối với quy định về thời hạn gửi hồ sơ để tiến hành thẩm tra tại Điều 37. Theo đó, đối với dự án Luật trình Quốc hội chậm nhất 45 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp (tăng 15 ngày so với quy định hiện hành) nhưng thời hạn thẩm tra lại chỉ được không quá 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Cho rằng, quy định như vậy chưa hợp lý, không đủ thời gian để cơ quan thẩm tra đi khảo sát, tiến hành lấy ý kiến đối tượng tác động cũng như phân tích các chính sách mới một cách thấu đáo, đại biểu đề nghị nên dành nhiều thời gian hơn cho cơ quan thẩm tra.
![ĐBQH Siu Hương (Gia Lai) phát biểu. Ảnh: Bách Hợp ĐBQH Siu Hương (Gia Lai) phát biểu. Ảnh: Bách Hợp](https://cdn.daibieunhandan.vn/images/e27b981e8a2aa56b956b8d5dfaa9bfdd023b55805e3a6f93f19147e71f46c98a6ae44ca6e65f64f9b73adcf3cd19fa70f1b1e3357a9d0a4a89607b133bb35aeb4b1ae49b57abe3ecfda09efa432100e8/z6310689024745-fcaf727eb3bbe2d92080ec91c5820cd9.jpg)
ĐBQH Siu Hương (Gia Lai) phát biểu. Ảnh: Bách Hợp
![ĐBQH Bế Minh Đức (Cao Bằng) phát biểu. Ảnh: Bách Hợp z6310779381790-7c9625159f4c18961c7b048608a970bf.jpg](https://cdn.daibieunhandan.vn/images/e27b981e8a2aa56b956b8d5dfaa9bfddee51b0e4e2014050c4bdb72ab1848429846ffa1e7a384569d607ba448ad2c8f1953b8c722eb57d9591dc1074691480e4ac74163a7e33a89bb73a52f427e4b40b/z6310779381790-7c9625159f4c18961c7b048608a970bf.jpg)
Một số ý kiến cũng đánh giá, việc gửi tài liệu đến các ĐBQH hiện còn hạn chế, do đó, dự thảo cần quy định, các cơ quan có liên quan phải thực hiện nghiêm quy định nội dung tại Điều 39 để các ĐBQH có thể tiếp cận được tài liệu sớm nhất.
Liên quan đến quy trình chính sách và quy trình soạn thảo, các ĐBQH Nguyễn Thanh Cầm, Nguyễn Hoàng Mai (Tiền Giang) đánh giá cao dự thảo Luật (sửa đổi) đã có sự phân định rõ hơn. Trong đó, cơ quan trình quyết định chính sách, thực hiện soạn thảo và trình Quốc hội quyết định dự thảo nhằm tạo sự linh hoạt, mở rộng tối đa quyền cho cơ quan trình, nhất là Chính phủ để Chính phủ linh hoạt, chủ động điều hành, ứng phó với các tình huống của thực tiễn.
![ĐBQH Nguyễn Thanh Cầm (Tiền Giang) phát biểu. Ảnh: Bách Hợp z6310357998974-1a0259855ffa49981611f9d78c3ef2cd.jpg](https://cdn.daibieunhandan.vn/images/e27b981e8a2aa56b956b8d5dfaa9bfdd87a535f757cce5c46202414c4ed3005aa3a2caeb241fb277fa118b405ec47f42a7e5c4fbaeba15deaf83ae9f79597d405712e61aa9c6839edcfd254778b15df0/z6310357998974-1a0259855ffa49981611f9d78c3ef2cd.jpg)
![ĐBQH Nguyễn Hoàng Mai (Tiền Giang) phát biểu. Ảnh: Bách Hợp z6310830377976-8df2b2c5d6117a834b0dbd5913e544e6.jpg](https://cdn.daibieunhandan.vn/images/e27b981e8a2aa56b956b8d5dfaa9bfdd8167312aac9dbc5082b17dbd0ff3b484f98db3b6eee48e2d28a36f2297ef4b8fe85b904d25e254f0005d45101de9e9bf9dfeead3ba55f5b969bae50556b1737d/z6310830377976-8df2b2c5d6117a834b0dbd5913e544e6.jpg)
Các đại biểu cũng tán thành với quy định MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Như vậy, sẽ bảo đảm phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; thống nhất với Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư, Luật MTTQ Việt Nam cũng như quy định tại Luật Công đoàn vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám cũng như cơ bản kế thừa quy định về phản biện xã hội của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành...