Thảo luận tại Tổ 19 về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)

Tăng cường hơn nữa chức năng giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội

Phát biểu tại Phiên thảo luận tại Tổ 19 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Bình Dương) sáng nay, 12.2, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, cần tăng cường hơn nữa chức năng giám sát của Quốc hội, đặc biệt là trong giám sát các văn bản, tránh tình trạng cơ quan cấp dưới lạm quyền, sử dụng văn bản thuộc thẩm quyền của mình để cản trở doanh nghiệp, cản trở nhân dân. 

Dành thời gian nhiều hơn cho công tác giám sát văn bản và giải trình

Qua thảo luận, các ĐBQH tại Tổ 19 cơ bản tán thành việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả, góp phần tháo gỡ “điểm nghẽn”, khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, việc sửa đổi Luật để kịp thời thể chế hóa Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật; bám sát Đề án đổi mới quy trình xây dựng pháp luật bảo đảm “chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả”.

pctqh-nguyen-khac-dinh02-6057.jpg
Quang cảnh thảo luận tại Tổ 19 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Bình Dương). Ảnh: Hồ Long

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần bám sát yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, xây dựng luật ngắn gọn, chỉ quy định những vấn đề khung, vấn đề mang tính nguyên tắc, thuộc thẩm quyền của Quốc hội, những vấn đề thực tiễn biến động thường xuyên giao Chính phủ, các cơ quan quy định để bảo đảm linh hoạt trong lãnh đạo, điều hành.

Do đó, dự thảo Luật này chỉ quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thủ tướng Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch; đồng thời giao, Chính phủ quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương.

dinh-5534.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Tổ 19 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Bình Dương). Ảnh: Hồ Long

Liên quan tới một số nội dung cụ thể tại dự thảo Luật, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần chú trọng khâu đánh giá tác động chính sách, bảo đảm thực chất, tránh hình thức.

Dự thảo Luật không quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ. Do đó, cần rà soát bảo đảm quy định tại dự thảo Luật phải thể hiện rõ trách nhiệm của các chủ thể trong thực hiện các quy trình.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý về quy định liên quan tới thời hạn gửi hồ sơ thẩm tra, vấn đề lùi thời điểm trình cũng như quy định về tham vấn chính sách. Đồng thời, nhấn mạnh, cần tăng cường hơn nữa chức năng giám sát của Quốc hội, đặc biệt là trong giám sát các văn bản, tránh tình trạng cơ quan cấp dưới lạm quyền, sử dụng văn bản thuộc thẩm quyền của mình để cản trở doanh nghiệp, cản trở nhân dân. Công tác giám sát văn bản và công tác giải trình của Quốc hội ngày càng quan trọng hơn và phải dành thời gian nhiều hơn; giữa công tác xây dựng pháp luật với công tác giám sát, tổ chức thực hiện có sự gắn bó chặt chẽ với nhau.

Vừa bảo đảm chất lượng vừa rút ngắn thời gian tối đa

ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) nhấn mạnh, dự thảo Luật là một cuộc cách mạng trong công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của nước ta. Định hướng xây dựng luật là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay để xây dựng được một quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật vừa bảo đảm chất lượng của luật vừa rút ngắn thời gian đến mức tối đa, trong các điều luật cũng đã thể hiện rất rõ định hướng này.

dbqh-mai-thi-phuong-hoa-nam-dinh-1245.jpg
ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Với đề xuất của quy trình mới như Chính phủ trình thì một văn bản quy phạm pháp luật từ lúc khởi thảo đến lúc thông qua sẽ được rút ngắn thời gian từ 22 tháng xuống còn 10 tháng và xuống đến 5 tháng nếu chỉ thực hiện quy trình soạn thảo. Đối với việc xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn chỉ còn khoảng 1-2 tháng (giảm được 6-8 tháng). “Đây là một sự thay đổi rất lớn, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đang thay đổi rất nhanh”, đại biểu Mai Thị Phương Hoa nói.

Liên quan đến việc lùi thời điểm trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua luật, pháp lệnh, nghị quyết tại khoản 4 Điều 38 và điểm b, khoản 11 Điều 40, đại biểu Mai Thị Phương Hoa nhất trí với đề xuất của Chính phủ là để bảo đảm quyền trình dự án luật, pháp lệnh của cơ quan trình và đồng thời bảo đảm yêu cầu đối với cơ quan trình chịu trách nhiệm đến cùng.

Về thời hạn gửi hồ sơ để tiến hành thẩm tra tại Điều 37, đại biểu băn khoăn khi đối với dự án trình Quốc hội thì chậm nhất 45 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, tăng 15 ngày so với quy định hiện hành nhưng thời hạn thẩm tra không quá 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Cho rằng, quy định như vậy chưa hợp lý, không đủ thời gian để cơ quan thẩm tra đi khảo sát, tiến hành lấy ý kiến đối tượng tác động cũng như phân tích các chính sách mới một cách thấu đáo, đại biểu đề nghị nên dành nhiều thời gian hơn cho cơ quan thẩm tra.

dbqh-phan-duc-hieu-thai-binh.jpg
ĐBQH Phan Đức Hiếu (Thái Bình) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cơ bản thống nhất với các nội dung của dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), ĐBQH Phan Đức Hiếu (Thái Bình) hoan nghênh việc sửa đổi để bổ sung các quy định nâng cao chất lượng của báo cáo đánh giá tác động chính sách. Đây là nội dung rất quan trọng vì một quy định được đưa ra nếu đánh giá không kỹ lưỡng, không chính xác thì có rất nhiều tác động đến các nhóm đối tượng mà không thể lường trước được.

Theo khoản 2 Điều 28 dự thảo Luật, nội dung chính sách phải cụ thể, rõ ràng, bao gồm: vấn đề cần giải quyết, nguyên nhân của từng vấn đề; mục tiêu cần đạt được khi giải quyết các vấn đề; các giải pháp để giải quyết từng vấn đề; đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, nhóm đối tượng chịu trách nhiệm thực hiện chính sách; giải pháp tối ưu được lựa chọn.

Đại biểu Phan Đức Hiếu đề nghị chỉnh lý thành “các giải pháp khác nhau để giải quyết từng vấn đề” và đánh giá tác động của từng nhóm giải pháp này đến từng nhóm đối tượng khác nhau, bao gồm cả tác động tiêu cực và tích cực.

Khoản 4 Điều 31 dự thảo Luật về nội dung thẩm định chính sách, để bảo đảm báo cáo đánh giá tác động có chất lượng thực sự, không mang tính hình thức, đại biểu Phan Đức Hiếu cho rằng, cần bổ sung nội dung thẩm định và đánh giá chất lượng của báo cáo.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự hội nghị tổng kết tổ chức Hội nghị APF và Diễn đàn nghị viện về nông nghiệp bền vững
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự hội nghị tổng kết tổ chức Hội nghị APF và Diễn đàn nghị viện về nông nghiệp bền vững

Chiều 15.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu
Chính trị

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu

Nhấn mạnh, đối với phát triển khoa học và công nghệ, thì chính sách về nguồn nhân lực là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần nghiên cứu, điều chỉnh đưa nội dung về nguồn nhân lực lên thứ tự ưu tiên trong hệ thống chính sách. Đồng thời, bổ sung trong dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo những nội hàm về thu hút nguồn nhân lực là Việt kiều và người nước ngoài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh
Chính trị

Sẽ trình Quốc hội xem xét kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Sáng 15.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 và Nghị quyết số 107/2020/QH14.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Thời sự Quốc hội

Hợp tác kênh nghị viện là một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho quan hệ Việt - Trung

Tại cuộc hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã trở thành một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của quan hệ song phương.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 14.4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính

Chiều 14.4, tiếp tục thực hiện chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (thay thế Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030).

Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng. Ảnh: Thanh Hải
Thời sự Quốc hội

Cho ý kiến dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng

Sáng 14.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính đã cho ý kiến dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Vũ Thị Lưu Mai chủ trì phiên họp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp, lấy sự hài lòng của cử tri, nhân dân làm thước đo
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp, lấy sự hài lòng của cử tri, nhân dân làm thước đo

Đánh giá cao việc nhiều bộ, ngành đã nghiêm túc tiếp thu, tích cực xem xét, xử lý các ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tinh thần này cần tiếp tục phát huy, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và nhân dân làm thước đo.