Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quy định nghị quyết của Chính phủ có giá trị pháp quy là rất cần thiết

Thực tiễn đặt ra những vấn đề cụ thể, cấp bách trong một thời gian ngắn thì chúng ta phải giải quyết, xử lý ngay, do đó quy định nghị quyết của Chính phủ có giá trị pháp quy là rất cần thiết, Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu trong phiên thảo luận tổ sáng 12.2.

71d8e7db0e89b0d7e998.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 12.2. Ảnh: Quang Phúc

Sáng 12.2, sau khi làm việc tại Hội trường, Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Kon Tum, Vĩnh Long (Tổ 8) thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Phát biểu tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, trong quá trình phát triển luôn sinh ra các mâu thuẫn mới, chúng ta phải giải quyết mâu thuẫn mới thì mới tiếp tục phát triển được. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các luật là bình thường; yêu cầu đặt ra là làm sao quy định đơn giản, dễ hiểu và giải quyết được những vấn đề mà thực tiễn đặt ra.

Theo Thủ tướng, lần này, chúng ta đang tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức. Đây là chủ trương lớn của Đảng. Trên thực tế chúng ta đã làm sắp xong, trong tháng 2 cố gắng xong tất cả các tổ chức để tháng 3 bắt đầu vận hành. Khi mới vận hành, có thể có thuận lợi, cũng có thể có vướng mắc, trục trặc, thì chúng ta tiếp tục điều chỉnh.

Sửa các luật lần này hướng tới “đúng vai thuộc bài”, phân biệt rõ cơ quan hành pháp, lập pháp, phân định càng rõ thì càng dễ đánh giá, dễ xác định trách nhiệm. Đồng thời, phân cấp theo tinh thần địa phương quyết, địa phương làm đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát; giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ của người dân; bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, từ thực tiễn thấy cái gì vướng mắc phải sửa.

Đi vào vấn đề cụ thể, Thủ tướng cho rằng, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) phân định rõ quy trình chính sách và quy trình soạn thảo là sự "đổi mới".

“Phân định như vậy để rõ trách nhiệm, song vẫn phải có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa cơ quan trình và cơ quan thẩm tra như hiện nay”, Thủ tướng nói.

7bf06088b3db0d8554ca.jpg
Toàn cảnh phiên thảo luận tại tổ của Tổ 8, sáng 12.2. Ảnh: Quang Phúc

Vấn đề thứ hai được Thủ tướng đề cập là xây dựng, ban hành chính sách như thế nào để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh diễn biến cuộc sống rất nhanh.

Ví dụ trong chưa đầy một tháng qua, tình hình thế giới đã có nhiều đảo lộn. Hoặc, thực tiễn cũng đặt ra nhiều bài học, kinh nghiệm như trong phòng chống dịch Covid - 19, cơn bão Yagi với nhiều quyết sách rất khó khăn, cân não.

Có những vấn đề cá biệt, đặc biệt, phải xử lý ngay, Chính phủ có thể họp trong 1 tiếng, ngay trong đêm để quyết định, nhưng ban hành văn bản ra mà không có tính pháp quy thì không ai dám làm. Trong khi đó, nghị định dù ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn vẫn phải mất nhiều thời gian, quy trình hơn trong lấy ý kiến.

Thực tiễn đặt ra những vấn đề cụ thể, cấp bách trong một thời gian ngắn thì chúng ta phải giải quyết, xử lý ngay, do đó quy định nghị quyết của Chính phủ có giá trị pháp quy là rất cần thiết, Thủ tướng phát biểu.

Cũng theo Thủ tướng, những gì đã rõ, đã chín, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số ý kiến đồng tình thì chúng ta luật hóa, tiếp tục thực hiện. Còn những gì còn biến động, nhất là những vấn đề kinh tế thì trao quyền cho cơ quan hành pháp, trên cơ sở đó mới xử lý linh hoạt, kịp thời và báo cáo lại Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thủ tướng dẫn các ví dụ "muôn hình muôn vẻ" từ thực tiễn như phòng chống dịch Covid - 19, trong phòng chống thiên tai, đặc biệt trong siêu bão Yagi, cho thấy nhiều vấn đề không dự báo hết được khi xây dựng luật.

Vì vậy, quy định trong luật cần mang tính khung, tính nguyên tắc; nếu cần thì cho thí điểm, trên cơ sở thí điểm thì nghiên cứu đưa vào luật để dư địa cho cơ quan hành pháp thực hiện linh hoạt, hiệu quả, để không gian cho các cơ quan, đơn vị, địa phương, người dân, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.

Thủ tướng cho rằng, chúng ta chấp nhận rủi ro, vừa khuyến khích và bảo vệ người đổi mới, sáng tạo, vừa phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm; vừa đề cao trách nhiệm cá nhân, đồng thời không xử lý, truy tố những người không có động cơ cá nhân, vụ lợi.

Đơn cử, trong bão Yagi tại Lào Cai, khi nhận thấy nguy cơ khẩn cấp, người dân có thể gặp nguy hiểm do sạt lở đất, trưởng thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) đã quyết định di dời người dân.

"Người dân an toàn thì không sao, nhưng nếu không may trong quá trình di chuyển lại vào chỗ sạt lở mà người dân bị vùi lấp thì trưởng thôn thành tội đồ. Nhưng cách làm của ông rất sáng tạo, rất vô tư và ông sẵn sàng chịu trách nhiệm. Thế thì luật pháp phải bảo vệ những người như ông ấy", Thủ tướng phát biểu.

Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị dự thảo Luật quy định theo hướng: Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan trình báo cáo thẩm tra các văn bản quy phạm pháp luật trước Quốc hội thay vì đại diện một Ủy ban của Quốc hội như hiện nay.

“Cơ chế tham vấn chuyên gia, nhà khoa học cũng rất cần thiết, bản thân tôi cũng hay hỏi chuyên gia, nên bổ sung vào dự thảo Luật”, Thủ tướng đề xuất.

Thời sự Quốc hội

Nên mở rộng đối tượng, phạm vi tham vấn chính sách
Chính trị

Nên mở rộng đối tượng, phạm vi tham vấn chính sách

Sáng nay, 12.2, thảo luận tại Tổ 16 (gồm các Đoàn Hà Tĩnh, Yên Bái, Cà Mau và Lâm Đồng) về các dự án Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Cơ bản tán thành với các quy định của các dự án luật, tuy nhiên, với vấn đề tham vấn chính sách, đại biểu đề nghị cần mở rộng đối tượng và phạm vi tham vấn, đặc biệt là mời ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý và những đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính sách.

Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Thời sự Quốc hội

Xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, tránh khoảng trống pháp luật

Chiều 12.2, tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 17
Chính trị

Kịp thời đáp ứng những đòi hỏi thực tiễn đặt ra

Thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại Tổ 17 (Đoàn ĐBQH các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và Tiền Giang), các ý kiến đại biểu đều khẳng định, dự thảo Luật đã thể chế hóa nhiều chủ trương, định hướng đổi mới tư duy xây dựng pháp luật của lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu thực tiễn cuộc sống đặt ra. 

Thảo luận tại Tổ 14. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Hỗ trợ công tác xây dựng pháp luật, tháo gỡ các điểm nghẽn

Cho ý kiến thảo luận về Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại Tổ 14 gồm Đoàn ĐBQH Khánh Hòa, Đồng Tháp, Hải Dương) sáng 12.2, các ĐBQH đánh giá dự án Luật có nhiều điểm tiến bộ, nếu được Quốc hội thông qua sẽ hỗ trợ tích cực công tác xây dựng pháp luật, tháo gỡ các điểm nghẽn. 

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) - ảnh: Hồ Long
Chính trị

Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tán thành với sự cần thiết sửa đổi, phạm vi, tên gọi và bố cục của dự thảo Luật nhằm thể chế hoá đầy đủ các quan điểm chỉ đạo của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương theo nguyên tắc “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, qua đó nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương các cấp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Chính trị

Cân nhắc quy định tên gọi các Ủy ban của Quốc hội trong Luật

Sáng 12.2, thảo luận tại Tổ 12 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho rằng, Quốc hội có tính đặc thù, không giống các cơ quan khác. Cơ cấu, tổ chức của Quốc hội là thiết chế rất căn bản nên cần nghiên cứu, cân nhắc quy định tên gọi của các Ủy ban trong Luật, những nội dung khác có thể giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể.

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu tại Tổ 2 (Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh) - ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm tinh gọn, nâng cao hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Nhấn mạnh việc sửa đổi các luật nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Chủ tịch nước Lương Cường cho rằng, để thực hiện được mục tiêu đã đề ra thì mọi cấp, mọi ngành, mọi người trong toàn Đảng và hệ thống chính trị đều phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa.

Thảo luận tại Tổ 5. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Rút ngắn thời gian xây dựng luật, đáp ứng yêu cầu phát triển

Thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Kiên Giang và Lào Cai, có ý kiến cho rằng, rút ngắn thời gian xây dựng luật là vấn đề rất quan trọng, qua đó giúp bảo đảm sự linh hoạt của các cơ quan hành pháp, đáp ứng tốt hơn, nhanh hơn các yêu cầu đặt ra đối với phát triển đất nước.

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để kịp thời thích ứng với biến động của cuộc sống
Thời sự Quốc hội

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để kịp thời thích ứng với biến động của cuộc sống

Sáng 12.2, sau khi làm việc tại Hội trường, Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Kon Tum, Vĩnh Long (Tổ 8) thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). 

Quang cảnh họp Tổ 15
Thời sự Quốc hội

Khơi thông “điểm nghẽn”, tận dụng tối đa cơ hội phát triển

Thảo luận tại Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lai Châu, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận sáng 12.2, các đại biểu cho rằng, việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) vừa giúp khơi thông những “điểm nghẽn” vừa tạo điều kiện để nước ta tận dụng tối đa các cơ hội phát triển. Đây là bước đi quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tăng cường hơn nữa chức năng giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Tăng cường hơn nữa chức năng giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội

Phát biểu tại Phiên thảo luận tại Tổ 19 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Bình Dương) sáng nay, 12.2, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, cần tăng cường hơn nữa chức năng giám sát của Quốc hội, đặc biệt là trong giám sát các văn bản, tránh tình trạng cơ quan cấp dưới lạm quyền, sử dụng văn bản thuộc thẩm quyền của mình để cản trở doanh nghiệp, cản trở nhân dân. 

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại tổ 10 - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Linh hoạt về hình thức, phương pháp tham vấn chính sách

Thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại tổ 10 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Phú Thọ, Quảng Ngãi, An Giang, có ý kiến cho rằng, tham vấn chính sách bằng hình thức hội nghị là rất khó, đơn cử, không phải lúc nào các chuyên gia trong nước và quốc tế cũng có thể đến dự họp để tham vấn. Trong thời đại công nghệ thông tin, nên linh hoạt hơn về hình thức, phương pháp tham vấn chính sách.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sửa Luật phải tăng cường vai trò và chịu trách nhiệm đến cùng của cơ quan trình
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tăng cường vai trò và chịu trách nhiệm đến cùng của cơ quan trình

"Chúng ta sửa Luật này là trụ cột cho việc xây dựng các luật mới cũng như sửa đổi, bổ sung các luật bảo đảm đúng thẩm quyền”, Nhấn mạnh điều này tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sáng nay, 12.2, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng lưu ý, phải tăng cường vai trò của cơ quan trình trong việc chịu trách nhiệm đến cùng về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tổ về 2 dự án Luật
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tổ về 2 dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, sáng nay, 12.2, Quốc hội thảo luận tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham gia thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Bắc Ninh, Đắk Lắk, Lạng Sơn và Hậu Giang. 

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Thực hiện thành công chủ trương lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư

Để đạt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên trong năm 2025 cần có giải pháp cụ thể, gắn trách nhiệm thực hiện để đổi mới quản lý đầu tư công; bảo đảm giải ngân được số vốn đầu tư công đã giao dự toán và bổ sung thêm. Có giải pháp thực chất, hiệu quả để thu hút đầu tư xã hội, thực hiện thành công chủ trương lấy “đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”. 

Phát huy dân chủ, trên tinh thần "hiệu quả công việc là trên hết", quyết định các vấn đề cấp bách phục vụ sự phát triển của đất nước
Thời sự Quốc hội

Phát huy dân chủ, trên tinh thần "hiệu quả công việc là trên hết", quyết định các vấn đề cấp bách phục vụ sự phát triển của đất nước

Lời Tòa soạn: Sáng nay, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Quốc hội đã khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách phục vụ cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy và kiến tạo không gian phát triển mới cho đất nước. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu khai mạc Kỳ họp.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn: