Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để kịp thời thích ứng với biến động của cuộc sống

Sáng 12.2, sau khi làm việc tại Hội trường, Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Kon Tum, Vĩnh Long (Tổ 8) thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). 

Theo Tờ trình của Chính phủ, việc sửa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật lần này nhằm kịp thời tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả, dễ áp dụng trên thực tế. Qua đó, khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Cơ quan soạn thảo đã bám sát ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, ý kiến kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp, Đề án đổi mới quy trình xây dựng pháp luật của Đảng đoàn Quốc hội, Chính phủ, thể chế hóa, quy phạm hóa thành các quy định cụ thể, đột phá.

z6310664174139-b7978d3f106535b10d486d45189898df.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia phiên thảo luận tổ sáng 12.2. Ảnh: Quang Phúc

Nhất trí sửa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các đại biểu cho rằng, dự thảo Luật đã thể chế hóa nhiều chủ trương, định hướng đổi mới tư duy xây dựng pháp luật của lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu thực tiễn cuộc sống đặt ra.

ttt.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu. Ảnh: Quang Phục

ĐBQH Tô Văn Tám (Kon Tum) tán thành với tư duy đổi mới xây dựng pháp luật đã được thể hiện trong các quy định trong dự thảo Luật. Theo đại biểu, thực tiễn cuộc sống có nhiều vấn đề phát sinh. Việc đổi mới tư duy theo hướng các luật điều chỉnh các nội dung về kiến tạo phát triển chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc thuộc thẩm quyền của Quốc hội, còn những vấn đề thực tiễn thường xuyên biến động thì giao Chính phủ quy định sẽ giúp chúng ta phản ứng kịp thời với các yêu cầu của thực tiễn.

Bên cạnh đó, ĐBQH Tô Văn Tám cho rằng, với cách tiếp cận mới như phân định rõ quy trình chính sách và quy trình soạn thảo, thời gian ban hành luật giảm được một nửa so với hiện tại.

Theo tính toán của cơ quan soạn thảo, thời gian ban hành luật rút ngắn từ 22 tháng xuống 10 tháng với những văn bản phải thực hiện quy trình chính sách và chỉ còn 5 tháng với những luật không cần thực hiện quy trình chính sách.

be6175034a5ef400ad4f.jpg
ĐBQH Tô Văn Tám (Kon Tum) phát biểu. Ảnh: Quang Phục

Do quy trình xây dựng chính sách đã được tách ra khỏi quy trình lập Chương trình lập pháp, dự thảo Luật đã bổ sung quy định nhằm nâng cao tính chủ động, đề cao trách nhiệm của cơ quan đề xuất chính sách, tăng cường cơ chế phối hợp và huy động sự tham gia của Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, các bộ, cơ quan ngang bộ vào quá trình xây dựng chính sách thông qua cơ chế tham vấn.

Góp ý nội dung này, ĐBQH Tô Văn Tám đề xuất bổ sung quy định tham vấn đối với các nhân là các chuyên gia, các nhà khoa học nhằm tìm được giải pháp tối ưu, hoàn thiện chính sách làm cơ sở soạn thảo, cũng như bảo đảm tính khả thi của chính sách trong cuộc sống.

Thống nhất về sự cần thiết sửa đổi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ĐBQH Phạm Đình Thanh (Kon Tum) đề xuất bổ sung quy định về trường hợp: những văn bản do Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội thì có tiến hành thẩm tra không? Cơ quan nào tiến hành thẩm tra các văn bản này?

06a8dd78e2255c7b0534.jpg
ĐBQH Phạm Đình Thanh (Kon Tum) phát biểu. Ảnh: Quang Phục

Phát biểu tại phiên thảo luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, sửa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật lần này nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra và đơn giản hóa thủ tục.

Theo Thủ tướng, trong quá trình phát triển sẽ sinh ra mâu thuẫn mới, phải giải quyết mâu thuẫn này mới tiếp tục phát triển được.

Bên cạnh đó, chúng ta đang tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức. Đây là chủ trương lớn của Đảng, trên thực tế chúng ta đã làm sắp xong, trong tháng 2 cố gắng xong tất cả các tổ chức để tháng 3 bắt đầu vận hành. Khi mới vận hành, có thể có thuận lợi cũng có thể có vướng mắc, trục trặc, thì chúng ta tiếp tục điều chỉnh.

Sửa Luật lần này hướng tới “đúng vai thuộc bài”, phân biệt rõ cơ quan hành pháp, lập pháp. Càng rõ thì càng dễ đánh giá, xác định trách nhiệm; đồng thời, phân cấp theo tinh thần địa phương quyết, địa phương làm; giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ của người dân. Một nguyên tắc nữa là từ thực tiễn có vướng mắc thì phải sửa Luật"", Thủ tướng nói.

Một thay đổi đáng chú ý của dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) là phân định rõ hơn quy trình chính sách và quy trình soạn thảo. Trong đó, cơ quan trình quyết định chính sách, thực hiện soạn thảo và trình Quốc hội quyết định dự thảo nhằm tạo sự linh hoạt, mở rộng tối đa quyền cho cơ quan trình, nhất là Chính phủ để Chính phủ linh hoạt, chủ động điều hành, ứng phó với các tình huống của thực tiễn.

“Đây là sự đổi mới. Phân định như vậy để rõ trách nhiệm, song vẫn phải có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa cơ quan trình và cơ quan thẩm tra như hiện nay”, Thủ tướng nói.

Cũng theo Thủ tướng, việc dự thảo Luật bổ sung quy định về thẩm quyền của Chính phủ ban hành nghị quyết quy phạm pháp luật là rất cần thiết vì thực tiễn có nhiều vấn đề cấp bách, quan trọng, cụ thể, Chính phủ phải ra Nghị quyết đề xử lý.

Dẫn thực tế Chính phủ phải ban hành các quy định để ứng phó dịch bệnh, thiên tai, Thủ tướng cho biết: “Mấy năm trước dịch Covid, Chính phủ phải ban hành nghị quyết để làm. Hay như bão Yagi vừa rồi, mưa bão lụt như thế thì phá đập hay không, có di dân hay không, bởi di dân là hàng chục nghìn người trong đêm. Phải có người quyết định. Chỗ này phải rạch ròi, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, vấn đề biến động thì cần trao quyền cho cơ quan hành pháp”.

Theo Thủ tướng, nước ta bây giờ hội nhập sâu, rất nhiều thứ phải ứng phó mà luật pháp chưa dự báo hết được. Vì vậy, luật pháp cần quy định khung mang tính nguyên tắc, để dư địa cho cơ quan hành pháp linh hoạt thực hiện hiệu quả, miễn là đừng tham ô, tham nhũng, lợi ích nhóm. Đồng thời, cần đề ra không gian cho sự sáng tạo và bảo vệ người sáng tạo, chấp nhận rủi ro, như Nghị quyết số 57 vừa rồi là chấp nhận rủi ro, không truy cứu người không có động cơ vụ lợi.

Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị dự thảo Luật quy định theo hướng: Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải là cơ quan trình báo cáo thẩm tra các văn bản quy phạm pháp luật trước Quốc hội thay vì đại diện một Ủy ban của Quốc hội như hiện nay.

“Cơ chế tham vấn chuyên gia, nhà khoa học cũng rất cần thiết, bản thân tôi cũng hay hỏi chuyên gia, nên bổ sung vào dự thảo Luật”, Thủ tướng đề xuất.

Thời sự Quốc hội

Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế và Tài chính làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế và Tài chính làm việc tại Đồng Nai

Chiều 26.3, Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế và Tài chính do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đoàn Thị Thanh Mai làm Trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tình hình triển khai ban hành các văn bản thi hành Luật Đất đai năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lawrence Wong
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Singapore

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường pháp lý cho hợp tác giữa Việt Nam và Singapore, tạo điều kiện thúc đẩy kết nối, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan
Thời sự Quốc hội

Không vì lợi nhuận riêng của doanh nghiệp để đánh đổi chất lượng sản phẩm

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại phiên họp sáng nay, 26.3, có ý kiến cho rằng, hàng hóa muốn lưu hành trên đất nước ta phải bảo đảm hợp quy, hợp chuẩn. Nhà nước kiểm tra, nếu làm không đúng hoặc làm thấp hơn thì sẽ có chế tài xử phạt. Đây là câu chuyện mặc định, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm. 

ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh)
Thời sự Quốc hội

Đề xuất áp dụng mức thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), sáng 26.3, có ý kiến đại biểu đề xuất, áp dụng mức thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí, không phân biệt báo in hay báo điện tử. Giải pháp này nhằm tạo sự công bằng giữa các loại hình báo chí, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số. Khuyến khích báo chí phát triển bền vững, giúp các tòa soạn có thêm nguồn lực để đầu tư vào nội dung, đặc biệt là đầu tư vào công nghệ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Thời sự Quốc hội

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia nhưng phải có lộ trình phù hợp

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, 26.3, các đại biểu cho rằng, những mặt hàng rượu, bia, thuốc lá đều tác động đến sức khỏe người dân, liên quan đến hành vi người tiêu dùng, về lâu dài chắc chắn có hại và phải có giải pháp hành chính, giải pháp về thuế để điều tiết. Nhưng mức độ, lộ trình như thế nào, phải có dự báo để các doanh nghiệp điều chỉnh không chỉ về sản xuất mà còn liên quan đến các hộ nông dân cung cấp nguyên vật liệu.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành phiên thảo luận. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Cần trao quyền cho Chính phủ tạm thời cho phép thí điểm công nghệ, mô hình mới mà luật chưa điều chỉnh

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số đại biểu đề nghị tiếp tục nghiên cứu nhằm có những chính sách thật sự đột phá về phát triển công nghệ số, thúc đẩy kinh tế dữ liệu, thu hút nhân tài... nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trong lĩnh vực này.