Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV:

Hỗ trợ công tác xây dựng pháp luật, tháo gỡ các điểm nghẽn

Cho ý kiến thảo luận về Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại Tổ 14 gồm Đoàn ĐBQH Khánh Hòa, Đồng Tháp, Hải Dương) sáng 12.2, các ĐBQH đánh giá dự án Luật có nhiều điểm tiến bộ, nếu được Quốc hội thông qua sẽ hỗ trợ tích cực công tác xây dựng pháp luật, tháo gỡ các điểm nghẽn. 

ĐBQH Bùi Sỹ Hoàn (Hải Dương) cho biết, tại khoản 2 Điều 8 dự thảo Luật nêu văn bản quy phạm pháp luật bị bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản đó hoặc bằng văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền.

"Quy định như vậy được hiểu là hình thức văn bản để bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có thể là văn bản hành chính, cũng có thể là văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn văn bản hành chính, mang tính bắt buộc thực hiện và có chế tài cao; do đó việc dùng văn bản hành chính để bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật là không thích hợp", đại biểu nói.

to-1402.jpg
Quang cảnh thảo luận tại Tổ 14. Ảnh: Hạnh Nhung

Ngoài ra, nếu quy định như vậy sẽ mâu thuẫn với điểm c, khoản 1, Điều 57 của dự thảo Luật quy định văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ, hoặc một phần trong trường hợp bị bãi bỏ bằng 1 văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền.

Đại biểu đề nghị, trong khoản 2, Điều 8 cần nêu rõ văn bản quy phạm pháp luật bị bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền. Như vậy mới đảm bảo tính đồng bộ và phù hợp với khoản 1 Điều 57.

to-1401.jpg
ĐBQH Bùi Sỹ Hoàn (Hải Dương) phát biểu. Ảnh: Hạnh Nhung

Về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND cấp tỉnh tại khoản 1 Điều 21 của Dự thảo; tại Điều 4 của Dự thảo Luật thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm các cơ quan như Quốc hội, Chính phủ, HĐND, UBND, các Bộ và một số cá nhân người có thẩm quyền như Thủ tướng, Bộ trưởng. Việc quy định thẩm quyền HĐND cấp tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật chỉ để chi tiết điều khoản được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Theo đại biểu, như vậy là chưa đầy đủ, cần bổ sung thêm.

Đối với việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quy định biện pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội, ngân sách quốc phòng an ninh ở địa phương tại điểm c, khoản 1, đại biểu đề xuất giao Chính phủ hướng dẫn cụ thể nội dung này để các địa phương thực hiện thống nhất, hiệu quả.

Đối với trường hợp ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn điểm d, khoản 1, Điều 50; đại biểu Bùi Sỹ Hoàn đề nghị sửa thành trường hợp cần sửa đổi bổ sung, thay thế hoặc ban hành ngay cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.

to-1403.jpg
ĐBQH Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) phát biểu. Ảnh: Hạnh Nhung

Khái niệm áp dụng văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 58 Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật và Điều 61 Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, theo ĐBQH Lê Xuân Thân (Khánh Hòa), trong giải thích từ ngữ ở Điều 3 chưa thấy “bóng dáng” của khái niệm này. Thực tế, áp dụng văn bản quy phạm pháp luật chưa được quy định khái niệm ở bất kỳ đâu, vẫn đang để trống, dẫn đến mỗi nơi một kiểu. Do đó, đại biểu đề nghị phải xem xét, bổ sung vấn đề này.

Liên quan đến việc hợp nhất văn bản tại Điều 65, năm 2012 đã có pháp lệnh hợp nhất văn bản với 20 điều, nhưng trong pháp lệnh lại quy định thẩm quyền hợp nhất văn bản chỉ có ở cấp Trung ương, nên địa phương không cách nào hợp nhất văn bản được. Chính vì vậy, đại biểu đề nghị, trong dự thảo Luật cần khái niệm luôn nội dung này và đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho chỉnh sửa thẩm quyền, bổ sung thêm điều Luật cho chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật được hợp nhất văn bản do mình sửa đổi, bổ sung.

Liên quan đến Điều 50 và Điều 52 về thủ tục rút gọn trong trường hợp đặc biệt, đại biểu Lê Xuân Thân rất đồng tình và đề nghị bổ sung thêm rút gọn trong trường hợp đặc biệt khi cần thể chế hóa ngay các quy định của Đảng cho đồng bộ. Đồng thời, tại Điều 63 về kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật, bổ sung thêm đối tượng là văn bản có chứa quy phạm pháp luật.

to-1404.jpg
ĐBQH Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương) phát biểu. Ảnh: Hạnh Nhung

ĐBQH Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương) cho biết, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đang chủ trì thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng. Thời gian qua, nhiều chủ thể, đối tượng áp dụng các Luật có gửi kiến nghị tới Thường trực Ủy ban cho biết hiện đang áp dụng cả Luật Ban hành văn bản pháp luật và Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật gây ra sự tốn kém, khó khăn, phức tạp.

Đại biểu đề nghị tiếp tục nghiên cứu đối với những hình thức mang tính chất cá biệt của các luật chuyên ngành; đối với văn bản quy phạm pháp luật là các quy chuẩn kỹ thuật đề nghị xem xét bổ sung để bảo đảm thực hiện trình tự quy trình theo Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật thay vì làm theo Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Muốn làm được điều đó, cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu bổ sung thêm danh mục của các văn bản quy phạm pháp luật tại Điều 4: quy chuẩn kỹ thuật là hệ thống văn bản thuộc hệ thống văn bản pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý.

to-1405.jpg
ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phát biểu. Ảnh: Hạnh Nhung

“Điều chỉnh như vậy sẽ bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, tuân thủ các hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các cam kết quốc tế, Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên, trước xu hướng hội nhập, đặc biệt trong đột phá khoa học công nghệ như hiện này, bảo đảm chất lượng hàng hóa cũng như thông thương với các nước”, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề tham vấn chính sách, trong dự thảo Luật giao cho cơ quan soạn thảo chủ trì, thực hiện chịu trách nhiệm hoàn toàn đến khi Quốc hội biểu quyết thông qua. Theo ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), điểm này khác so với Luật hiện hành, tuy nhiên cần mở rộng thêm đối tượng tham vấn chính sách để mang tính khách quan. Ngoài ĐBQH cũng phải có các thành phần khác tham gia như các ngành, chuyên gia đầu ngành, đối tượng chịu ảnh hưởng và đặc biệt tham vấn ý kiến của người dân.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu tại cuộc gặp - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan: Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm

Phát biểu tại cuộc gặp gỡ các nhà khoa học khối nông - lâm - ngư nghiệp chiều 15.3, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan nêu rõ, Nghị quyết 57-NQ/TW đã đặt ra những định hướng lớn, nhưng điều quan trọng hơn là làm sao để Nghị quyết này đi vào cuộc sống, tạo ra bước ngoặt thực sự trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm, vì tương lai con cháu chúng ta.”

Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Chính trị

Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Sáng 15.3, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ hai, công bố các quyết định về phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường với sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công xóa nhà tạm, nhà dột nát
Thời sự Quốc hội

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cho ý kiến về Báo cáo công tác dân nguyện tháng 2.2025 tại Phiên họp thứ 43 của UBTVQH, có ý kiến đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính quan tâm đẩy nhanh vốn đầu tư công thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát. Thực tế cho thấy, nhiều nơi phần vốn của địa phương đã giải ngân xong, chỉ chờ phần vốn của Trung ương để tập trung chỉ đạo, kết thúc sớm hơn thời gian quy định và báo cáo Trung ương.

Hoàn thiện đồng bộ pháp luật để giáo dục đại học phát huy vai trò then chốt đào tạo nhân lực
Chính trị

Hoàn thiện đồng bộ pháp luật để giáo dục đại học phát huy vai trò then chốt đào tạo nhân lực

Ngày 14.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc - Hồ Long
Chính trị

Tập trung cao độ, dành ưu tiên cao nhất cho công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín của Quốc hội

Sau 2,5 ngày làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành 12 nội dung trong chương trình Phiên họp thứ 43. Phát biểu bế mạc Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, các cơ quan của Quốc hội tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung cao độ, nỗ lực hơn nữa, dành ưu tiên cao nhất cho công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín của Quốc hội sẽ diễn ra vào đầu tháng 5 tới. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ Marsha Blackburn
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp và làm việc với các Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ

Ngày 13.3 (theo giờ địa phương), tiếp tục các hoạt động nhân chuyến công tác tới Hoa Kỳ dự Khóa họp lần thứ 69 của Ủy ban địa vị phụ nữ của Hội đồng kinh tế - xã hội Liên Hợp Quốc (LHQ), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã có các cuộc gặp với Thượng nghị sỹ Marsha Blackburn và Thượng nghị sỹ Peter Welch.

Có chính sách đủ mạnh để đào tạo, thu hút nhân lực chất lượng cao
Thời sự Quốc hội

Có chính sách đủ mạnh để đào tạo, thu hút nhân lực chất lượng cao

Chiều 13.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh - Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Thống nhất cao về quyết tâm chính trị, với những bước đi, hành động đúng, trúng, quyết liệt

"Phú Yên thống nhất cao về quyết tâm chính trị, với những bước đi, hành động đúng, trúng, quyết liệt để giải quyết hiệu quả những khó khăn, vướng mắc hiện nay. Lấy kết quả đầu ra cụ thể của công tác lãnh đạo, chỉ đạo và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị cùng với sự hài lòng của nhân dân làm tiêu chí đánh giá", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên vừa diễn ra chiều nay. 

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng tiếp Đoàn Ủy ban A về các vấn đề Hiến pháp và Tư pháp Timor-Leste
Chính trị

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng tiếp Đoàn Ủy ban A về các vấn đề Hiến pháp và Tư pháp Timor-Leste

Chiều 13.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng đã tiếp Đoàn Ủy ban A về các vấn đề Hiến pháp và Tư pháp của Quốc hội Timor-Leste do Chủ nhiệm Ủy ban Patrocino Fernandes dos Reis làm Trưởng đoàn.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại Lễ công bố
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Lễ công bố các quyết định về tổ chức và cán bộ Đảng bộ Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Chiều 13.3, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Lễ công bố các quyết định về tổ chức và cán bộ của Đảng bộ Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại.

Đề nghị hỗ trợ tăng cường đầu tư cho cơ sở đào tạo nhân lực tại địa phương
Chính trị

Đề nghị hỗ trợ tăng cường đầu tư cho cơ sở đào tạo nhân lực tại địa phương

Sáng 13.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Hải Dương cùng một số cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trên đại bàn tỉnh Hải Dương, về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Cán bộ còn trông chờ, ỷ lại, dao động, không tin tưởng, ngại khổ, ngại khó thì phải sắp xếp Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Cán bộ còn trông chờ, ỷ lại, dao động, ngại khổ, ngại khó thì phải sắp xếp

"Cấp cơ sở là rất quan trọng. Trong bối cảnh hiện nay, nếu cán bộ không quyết liệt, quyết tâm, quyết làm, có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, dao động, không tin tưởng hay còn ngại khổ, ngại khó thì phải sắp xếp. Chúng ta phải mạnh dạn, công tâm, vô tư, khách quan trong sắp xếp bộ máy", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định vừa diễn ra.