Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tăng cường vai trò và chịu trách nhiệm đến cùng của cơ quan trình

"Chúng ta sửa Luật này là trụ cột cho việc xây dựng các luật mới cũng như sửa đổi, bổ sung các luật bảo đảm đúng thẩm quyền”, Nhấn mạnh điều này tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sáng nay, 12.2, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng lưu ý, phải tăng cường vai trò của cơ quan trình trong việc chịu trách nhiệm đến cùng về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. 

Chỉ quy định vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội, bỏ tư duy không quản được thì cấm

Tại phiên thảo luận Tổ 13 về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc Bộ Tư pháp đã chủ động, tích cực, nỗ lực, trách nhiệm trong quá trình chuẩn bị Hồ sơ dự án Luật, bảo đảm đầy đủ, đúng tiến độ theo quy định. Các ĐBQH Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk), Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk), Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn), Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh)… đánh giá dự thảo Luật có nhiều điểm mới so với luật hiện hành.

dbnd_br_z6310480477270-0c9620fb3c5d4f17f469bf29250a1b59.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sửa luật phải tăng cường vai trò và chịu trách nhiệm đến cùng của cơ quan trình. Ảnh: Lâm Hiển

Trong đó, dự thảo Luật đã bám sát quan điểm chỉ đạo của Đảng, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng: Luật chỉ quy định vấn thuộc thẩm quyền Quốc hội, bỏ tư duy không quản được thì cấm; chuyển thẩm quyền quyết định Chương trình lập pháp hằng năm từ Quốc hội sang Ủy ban Thường vụ Quốc hội; quy định về việc chịu trách nhiệm đến cùng đối với dự án luật của cơ quan trình; tách quy trình chính sách ra khỏi quy trình lập dự kiến Chương trình lập pháp…

Các đại biểu cũng đề nghị xem xét tiếp tục thể chế hoá Kết luận 119 ngày 20.1.2025 của Bộ Chính trị về hoàn thiện cơ chế giải trình, tiếp thu ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; việc mở rộng thẩm quyền giải thích, hướng dẫn của các chủ thể khác…

hop-to-ctqh1.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham gia thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Bắc Ninh, Đắk Lắk, Lạng Sơn và Hậu Giang. Ảnh: Lâm Hiển

Phát biểu tại phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có 173 điều, dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp này chỉ còn 72 điều, giảm 101 điều. Giảm này là ở việc rút các quy định liên quan đến nghị định, thông tư ra khỏi Luật này theo quan điểm những việc thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì Quốc hội quy định, những việc thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì sau này Chính phủ sẽ quy định, qua đó tạo thuận lợi cho Chính phủ chủ động, linh hoạt trong điều hành kinh tế, xã hội.

dbnd_br_z6310491203449-38e49f99a839b39d2bdc1ce6d40992a1.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại tổ, sáng 12.2. Ảnh: Lâm Hiển

“Kinh tế - xã hội thì diễn biến thường xuyên. Việc điều hành vừa qua có những vướng mắc do Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, chúng ta sửa Luật này là trụ cột cho việc xây dựng các luật mới cũng như sửa đổi, bổ sung các luật bảo đảm đúng thẩm quyền”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội, trong quá trình xem xét, thông qua dự luật này cần bám sát định hướng, chủ trương của Đảng.

Nêu thực tế, trước đây có những dự luật cơ quan trình mới chỉ đáp ứng được 50-60% yêu cầu rồi chuyển sang cơ quan của Quốc hội rất vất vả; có những dự luật, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội ngồi họp 7- 8 cuộc, Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết đã nhiều lần yêu cầu, nhắc nhở các bộ trưởng, trưởng ngành phải chịu trách nhiệm đến cùng trong xây dựng luật của cơ quan mình, không thể giao cho Thứ trưởng, rồi Thứ trưởng giao cho Vụ trưởng…, thiếu sâu sát.

"Do đó, hướng đến là phải tăng cường vai trò của cơ quan trình trong việc chịu trách nhiệm đến cùng về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đây là vấn đề cần lưu ý trong sửa đổi Luật lần này. Cùng với đó là tách quy trình chính sách ra khỏi quy trình lập dự kiến Chương trình lập pháp; phân định rõ quy trình chính sách và quy trình soạn thảo; hoàn thiện cơ chế một luật sửa nhiều luật…", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Dự luật cũng bổ sung Nghị quyết của Chính phủ là văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần rà soát kỹ lưỡng nội dung này tại khoản 2, Điều 4, tránh trùng lặp với nội dung khi ban hành Nghị định.

Chủ tịch Quốc hội nhất trí định hướng đổi mới quy trình lập pháp theo hướng các dự án luật, nghị quyết về nguyên tắc sẽ được xem xét, thông qua trong một kỳ họp Quốc hội nhằm đẩy nhanh tiến độ ban hành nhưng vẫn bảo đảm chất lượng của văn bản; trường hợp qua thảo luận tại kỳ họp, Quốc hội nhận thấy dự án có nhiều nội dung phức tạp còn có ý kiến khác nhau, cần có thêm thời gian để nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý thì Quốc hội quyết định xem xét, thông qua tại kỳ họp kế tiếp.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, phải bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, nhất là các dự án luật, nghị quyết cùng được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần này.

“Nếu Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội thông qua sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Quốc hội trong thời gian tới, trước mắt là năm 2025 còn hai Kỳ họp thường lệ thứ Chín, thứ Mười”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Cơ quan xây dựng văn bản phải có trách nhiệm trả lời văn bản góp ý kiến

Trước đó, góp ý cụ thể về một số nội dung của dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt cho biết, tại Điều 3, “quy phạm pháp luật” được giải thích “là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trong luật này ban hành và được Nhà nước đảm bảo thực hiện”. So với Luật hiện hành, quy định này đã tiết giảm nhiều nội dung chi tiết, những nội dung không thuộc thẩm quyền của Quốc hội và các cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung yếu tố “được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần” để tránh nhầm lẫn với văn bản hành chính cá biệt.

dbnd_br_to-2.jpg
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt cũng đề nghị bổ sung giải thích từ ngữ đối với “thẩm định” và “thẩm tra” bởi đây là hai hoạt động rất quan trọng, mang tính bắt buộc trong quá trình xây dựng,ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Việc làm rõ nội hàm của “thẩm định” và “thẩm tra” còn phân định rõ các nội dung, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan thẩm định và cơ quan thẩm tra trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

dbnd_bl_to-4.jpg
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Các đại biểu nhất trí phải quy định về phản biện xã hội, tham vấn và góp ý đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật bởi đây là những hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng để lắng nghe được các ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi ban hành. Đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh đề nghị nên có quy định cơ quan có trách nhiệm xây dựng văn bản cũng phải có trách nhiệm trả lời văn bản góp ý kiến hoặc tổ chức họp để tiếp thu, giải trình đối với các ý kiến đóng góp. Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt đề nghị làm rõ các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương có cần thiết lấy ý kiến của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hay không vì tại địa phương cũng có các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp như Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội doanh nhân trẻ…

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự hội nghị tổng kết tổ chức Hội nghị APF và Diễn đàn nghị viện về nông nghiệp bền vững
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự hội nghị tổng kết tổ chức Hội nghị APF và Diễn đàn nghị viện về nông nghiệp bền vững

Chiều 15.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu
Chính trị

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu

Nhấn mạnh, đối với phát triển khoa học và công nghệ, thì chính sách về nguồn nhân lực là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần nghiên cứu, điều chỉnh đưa nội dung về nguồn nhân lực lên thứ tự ưu tiên trong hệ thống chính sách. Đồng thời, bổ sung trong dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo những nội hàm về thu hút nguồn nhân lực là Việt kiều và người nước ngoài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh
Chính trị

Sẽ trình Quốc hội xem xét kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Sáng 15.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 và Nghị quyết số 107/2020/QH14.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Thời sự Quốc hội

Hợp tác kênh nghị viện là một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho quan hệ Việt - Trung

Tại cuộc hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã trở thành một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của quan hệ song phương.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 14.4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính

Chiều 14.4, tiếp tục thực hiện chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (thay thế Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030).

Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng. Ảnh: Thanh Hải
Thời sự Quốc hội

Cho ý kiến dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng

Sáng 14.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính đã cho ý kiến dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Vũ Thị Lưu Mai chủ trì phiên họp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp, lấy sự hài lòng của cử tri, nhân dân làm thước đo
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp, lấy sự hài lòng của cử tri, nhân dân làm thước đo

Đánh giá cao việc nhiều bộ, ngành đã nghiêm túc tiếp thu, tích cực xem xét, xử lý các ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tinh thần này cần tiếp tục phát huy, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và nhân dân làm thước đo.