Phát huy dân chủ, trên tinh thần "hiệu quả công việc là trên hết", quyết định các vấn đề cấp bách phục vụ sự phát triển của đất nước

man-1.jpg

Phát huy dân chủ, trên tinh thần "hiệu quả công việc là trên hết", quyết định các vấn đề cấp bách phục vụ sự phát triển của đất nước

Lời Tòa soạn: Sáng nay, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Quốc hội đã khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách phục vụ cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy và kiến tạo không gian phát triển mới cho đất nước. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu khai mạc Kỳ họp.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Kính thưa đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nam,

Kính thưa Quốc hội, thưa các vị khách quý,

Kính thưa đồng bào, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, cử tri Nhân dân cả nước,

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; căn cứ Luật tổ chức Quốc hội; căn cứ Nội quy Kỳ họp Quốc hội và ý kiến của cơ quan có thẩm quyền; hôm nay, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ Chín. Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các vị đại biểu Quốc hội, các vị khách quý đã đến dự phiên khai mạc Kỳ họp. Xin trân trọng gửi tới quý vị đại biểu, toàn thể đồng bào, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, cử tri cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

dbnd_br_ky-hop-02.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm; Chủ tịch nước Lương Cường; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu dự phiên khai mạc. Ảnh: Lâm Hiển

Kính thưa Quốc hội,

Kỳ họp bất thường lần này có ý nghĩa rất quan trọng, khẩn trương xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới, đây là vấn đề đang nhận được sự đồng tình, ủng hộ rất cao của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, cũng là tạo tiền đề về công tác tổ chức, cán bộ tại Đại hội lần thứ XIV của Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031. Bên cạnh đó, Quốc hội xem xét, quyết định, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

dbnd_br_hien-1.jpg
Các đại biểu dự Kỳ họp bất thường lần thứ Chín. Ảnh: Lâm Hiển

Tại phiên họp trù bị, các vị đại biểu Quốc hội đã thống nhất rất cao, biểu quyết thông qua nội dung, chương trình kỳ họp, Quốc hội sẽ làm việc trong 6,5 ngày, từ ngày 12.2 đến ngày 19.2.2025, trong đó làm việc cả ngày thứ Bảy để xem xét, quyết định những nội dung sau đây:

dbnd_br_hien-2.jpg
Các đại biểu dự Kỳ họp bất thường lần thứ Chín. Ảnh: Lâm Hiển

Thứ nhất, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các luật, nghị quyết có tính nền tảng để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy để kịp thời cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Trung ương Đảng về thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau sắp xếp, kiện toàn thực sự được "nâng cấp, nâng tầm, chất lượng tốt hơn, hiệu quả cao hơn"; giảm đầu mối, xóa bỏ cấp trung gian, phân định rõ ràng, rành mạch phạm vi, nhiệm vụ, thẩm quyền các cơ quan theo hiến định, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, thực hiện phương pháp "quản lý theo kết quả", chuyển mạnh từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm" gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 4 dự án luật gồm: Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) và 5 dự thảo nghị quyết để thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Quốc hội, Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Trong đó, việc xem xét, thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) có ý nghĩa quan trọng, vai trò là nền tảng, tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng và tổ chức thi hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Dự thảo Luật được nghiên cứu, sửa đổi toàn diện, với những thay đổi lớn, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, theo đúng tinh thần Kết luận số 119 ngày 20.1.2025 của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật: theo đó, hạn chế tối đa các quy trình, thủ tục không cần thiết; phân định rõ thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan trong hệ thống chính trị, phát huy sự năng động, sáng tạo gắn với vai trò, trách nhiệm, tăng cường kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính; Chính phủ và các cơ quan trình dự án luật chịu trách nhiệm đến cùng đối với dự án luật do cơ quan mình trình; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, đồng bộ, kịp thời trong xây dựng chính sách, pháp luật giữa Quốc hội và Chính phủ, giữa các Bộ, ngành và giữa Trung ương với địa phương; bảo đảm đồng bộ, thống nhất, phù hợp với những thay đổi trong cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy; tạo khung khổ pháp lý kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bất cập về thể chế đã được xác định là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, để thể chế trở thành “đột phá của đột phá”, khơi thông các nguồn lực để đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

dbnd_bl_doan-ha-noi.jpg
Các đại biểu dự Kỳ họp bất thường lần thứ Chín. Ảnh: Lâm Hiển

Thứ hai, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 7 Nghị quyết nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các cơ chế, chính sách đặc thù đối với một số dự án, công trình như: Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến năm 2035; phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam; Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; chủ trương và các cơ chế chính sách đặc thù để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận...

Thứ ba, Quốc hội sẽ tiến hành một số nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền,theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiện toàn các chức danh để bảo đảm tổ chức bộ máy mới hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

Kính thưa Quốc hội,

Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV diễn ra trong những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025 với niềm tin, khí thế mới, trong niềm vui mừng về những thành tựu phát triển của đất nước.Với tinh thần trách nhiệm rất cao, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan hữu quan đã phối hợp chặt chẽ, hết sức nỗ lực, làm việc ngày, đêm, cả ngày nghỉ, ngày Tết để chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội với chất lượng tốt nhất.

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tôi trân trọng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội phát huy dân chủ, trên tinh thần "hiệu quả công việc là trên hết", cùng với kinh nghiệm thực tiễn công tác và thực tiễn địa phương, cơ sở sẽ phản ánh, góp ý chân thành, thẳng thắn, chất lượng để toàn bộ các nội dung trong chương trình Kỳ họp được xem xét, thông qua với sự thống nhất, đồng thuận cao nhất, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn và nhiệm vụ chính trị, đáp ứng tốt nhất sự mong đợi của cử tri và Nhân dân cả nước.

Với tinh thần đó, tôi tuyên bố khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV.

cac-dai-bieu-du-ky-hop-1.jpg
Các đại biểu dự Kỳ họp bất thường lần thứ Chín. Ảnh: Lâm Hiển

Kính chúc các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các vị đại biểu Quốc hội, các vị khách quý, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, cử tri và Nhân dân cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.

Xin trân trọng cảm ơn./.


* Đầu đề do Báo Đại biểu Nhân dân đặt

Thời sự Quốc hội

Quang cảnh cuộc làm việc
Chính trị

Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long

Ngày 27.3, Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Hoàng Mai làm trưởng đoàn đã làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về y tế cơ sở, y tế dự phòng quy định Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24.6.2023 của Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại hội thảo
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)

Sáng 28.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và chỉ đạo tại Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) do Ủy ban Văn hoá và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đặng Thuần Phong đồng chủ trì.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương: Sửa đổi toàn diện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Phát biểu tại cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND sáng nay, 28.3, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị, về phạm vi điều chỉnh, các ý kiến thống nhất cao là sửa đổi toàn diện với tên gọi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND (sửa đổi). Trên cơ sở hồ sơ đã có với tư duy mới và cách làm mới, các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi Luật hiện hành.

toàn cảnh cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì làm việc về sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân

Sáng 28.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã chủ trì cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc triển khai các nội dung liên quan đến sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Chiều 27.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại tọa đàm
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo

Ngày 27.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo do Ủy ban Văn hóa và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh đồng chủ trì.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh

Sáng 27.3, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh

Sáng 27.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi)
Chính trị

Gỡ điểm nghẽn trong thực hiện phá sản

Sáng 27.3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi).

Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế và Tài chính làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế và Tài chính làm việc tại Đồng Nai

Chiều 26.3, Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế và Tài chính do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đoàn Thị Thanh Mai làm Trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tình hình triển khai ban hành các văn bản thi hành Luật Đất đai năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lawrence Wong
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Singapore

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường pháp lý cho hợp tác giữa Việt Nam và Singapore, tạo điều kiện thúc đẩy kết nối, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan
Thời sự Quốc hội

Không vì lợi nhuận riêng của doanh nghiệp để đánh đổi chất lượng sản phẩm

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại phiên họp sáng nay, 26.3, có ý kiến cho rằng, hàng hóa muốn lưu hành trên đất nước ta phải bảo đảm hợp quy, hợp chuẩn. Nhà nước kiểm tra, nếu làm không đúng hoặc làm thấp hơn thì sẽ có chế tài xử phạt. Đây là câu chuyện mặc định, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm.