Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV:

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, thúc đẩy Chính phủ kiến tạo phát triển

Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, chiều nay, 12.2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Làm rõ chủ thể, cách thức, nội dung, phạm vi và thời hạn ủy quyền

Theo Tờ trình về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ, tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, thúc đẩy Chính phủ kiến tạo phát triển, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dự thảo Luật gồm 5 chương, 32 điều (so với Luật hiện hành giảm 2 chương, giảm 18 điều).

qh-chieu1.jpg
Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Ảnh: Hồ Long

Dự thảo Luật hoàn thiện các quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước ở Trung ương (Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, MTTQ Việt Nam); hoàn thiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và mối quan hệ giữa các cơ quan của Chính phủ. Đồng thời, hoàn thiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong mối quan hệ với chính quyền địa phương.

Đối với việc hoàn thiện quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ (Điều 10 dự thảo Luật), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, dự thảo Luật có một số điểm mới. Theo đó, dự thảo Luật quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực. Chính phủ phân công phạm vi quản lý nhà nước cho các bộ, cơ quan ngang bộ; phân cấp thẩm quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo phạm vi quản lý, bảo đảm phân định rõ trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách thành viên Chính phủ và người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ.

bo-truong-bo-noi-vu-pham-thi-thanh-tra-trinh-bay-to-trinh-ve-du-an-luat-to-chuc-chinh-quyen-dia-phuong-sua-doi.jpg
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Ảnh: Hồ Long

Đồng thời, Chính phủ quyết định các chính sách phát triển ngành, vùng, địa phương, trừ những chính sách thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội và chính quyền địa phương), bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và các mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua. Đối với những vấn đề đã phân quyền cho chính quyền địa phương, thì chính quyền địa phương chủ động quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân quyền.

Đối với việc hoàn thiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong mối quan với chính quyền địa phương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, dự thảo Luật đã xác định nguyên tắc phân quyền; trách nhiệm của cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền.

Việc phân cấp được thực hiện theo nguyên tắc cơ quan, tổ chức, đơn vị, người được phân cấp chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp. Đồng thời, dự thảo Luật đã làm rõ về chủ thể phân cấp; nguyên tắc phân cấp; thẩm quyền và trách nhiệm của các chủ thể khi thực hiện phân cấp.

Về ủy quyền, dự thảo Luật đã làm rõ chủ thể, cách thức, nội dung, phạm vi, thời hạn ủy quyền và các điều kiện mang tính nguyên tắc trong việc thực hiện ủy quyền. “Đây là điểm mới nổi bật, mang tính nguyên tắc căn bản, cốt lõi để các Luật khác trong hệ thống pháp luật, làm căn cứ quy định về phân cấp và lần đầu tiên được quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chính quyền địa phương”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh.

Tiếp tục rà soát để quy định thống nhất chủ thể nhận phân cấp ở địa phương

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Ủy ban Pháp luật tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức Chính phủ với các lý do đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Bên cạnh đó, dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) có nhiều nội dung liên quan đến các luật đang được sửa đổi, bổ sung như Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân... Do đó, Ủy ban Pháp luật đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, đối chiếu để bảo đảm đồng bộ về chính sách và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Về phân quyền, phân cấp, ủy quyền (các điều 7, 8 và 9), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật tán thành với việc bổ sung quy định tại các điều 7, 8 và 9 về phân quyền, phân cấp, ủy quyền nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa trung ương và địa phương.

z6310710394372-6505e0fec7fced9b77a09d0ef042ea2e.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra. Ảnh: Hồ Long

Bên cạnh đó, những nội dung về phân quyền, phân cấp, ủy quyền được thể hiện ở dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cần tiếp tục rà soát để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.

Ngoài ra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhận thấy, dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định một số nội dung về phân cấp, ủy quyền khác với dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Do đó, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát để quy định thống nhất chủ thể nhận phân cấp ở địa phương và các nguyên tắc chung về phân cấp, ủy quyền, bảo đảm thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý giữa trung ương và địa phương; các vấn đề cụ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của luật khác hoặc những vấn đề cần phải linh hoạt để phù hợp với thực tiễn thì không nên quy định cứng trong hai luật này mà để pháp luật chuyên ngành và các văn bản dưới luật điều chỉnh.

Về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng, nội dung này phù hợp với yêu cầu đổi mới tư duy trong công tác lập pháp, thống nhất với các quy định của Hiến pháp năm 2013 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Bên cạnh đó, một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong dự thảo Luật được thể hiện khá chi tiết, có tính chất liệt kê, dẫn đến vừa thừa, vừa thiếu; một số nhiệm vụ chưa có sự gắn kết, liên thông với quy định sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, nghiên cứu quy định theo hướng khái quát hơn, đồng thời bảo đảm sự thống nhất với các luật có liên quan.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 14.4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính

Chiều 14.4, tiếp tục thực hiện chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (thay thế Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030).

Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng. Ảnh: Thanh Hải
Thời sự Quốc hội

Cho ý kiến dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng

Sáng 14.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính đã cho ý kiến dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Vũ Thị Lưu Mai chủ trì phiên họp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp, lấy sự hài lòng của cử tri, nhân dân làm thước đo
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp, lấy sự hài lòng của cử tri, nhân dân làm thước đo

Đánh giá cao việc nhiều bộ, ngành đã nghiêm túc tiếp thu, tích cực xem xét, xử lý các ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tinh thần này cần tiếp tục phát huy, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và nhân dân làm thước đo. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải thật khẩn trương chuẩn bị các nội dung, bảo đảm đúng tiến độ, không lùi và dồn vào Kỳ họp
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải thật khẩn trương chuẩn bị các nội dung, bảo đảm đúng tiến độ, không lùi và dồn vào Kỳ họp

Tính đến thời điểm này, nhiệm vụ lập pháp tại Kỳ họp thứ Chín là lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 14.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, các cơ quan phải thật khẩn trương chuẩn bị các nội dung thuộc trách nhiệm, bám sát chương trình phiên họp để hoàn thiện và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đúng tiến độ, không lùi và dồn vào khoảng thời gian trong Kỳ họp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh Bắc Ninh nghiên cứu các giải pháp đưa di sản văn hóa đến gần hơn nữa với người dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đưa di sản văn hóa đến gần hơn nữa với người dân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh Bắc Ninh tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa; nghiên cứu các giải pháp “đưa di sản văn hóa đến gần hơn nữa với người dân”, làm cho các giá trị văn hóa luôn sống động, trường tồn.

Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc tặng quà cho đồng bào
Chính trị

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm thăm, chúc Tết đồng bào Khmer tại Hậu Giang

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào Khmer Nam Bộ, chiều 13.4, tại chùa Pô Thi Vol Vông Sa (ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, Hậu Giang), Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm dẫn đầu đã đến thăm, chúc Tết và trao quà cho chư tăng, người có uy tín và hộ đồng bào dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Diễn đàn chính sách về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại Bắc Ninh
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Diễn đàn chính sách về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại Bắc Ninh

Chiều 13.4, nhân chuyến công tác tại tỉnh Bắc Ninh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Diễn đàn chính sách “Khoa học, Công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số - Bắc Ninh đột phá và phát triển” - sự kiện quan trọng thể hiện quyết tâm chính trị và hành động mạnh mẽ của Bắc Ninh nhằm hiện thực hóa mục tiêu thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về tiềm lực khoa học, công nghệ, chuyển đổi số.

Có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ
Thời sự Quốc hội

Có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Sở Nội vụ Hải Phòng kiến nghị cần có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu, giới thiệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ để thành phố triển khai thực hiện chính sách tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao...

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo
Thời sự Quốc hội

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo

Sáng 11.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Trường Giang, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh

Sáng 11.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp; khảo sát tình hình phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia.