Cân nhắc quy định tên gọi các Ủy ban của Quốc hội trong Luật

Sáng 12.2, thảo luận tại Tổ 12 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho rằng, Quốc hội có tính đặc thù, không giống các cơ quan khác. Cơ cấu, tổ chức của Quốc hội là thiết chế rất căn bản nên cần nghiên cứu, cân nhắc quy định tên gọi của các Ủy ban trong Luật, những nội dung khác có thể giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể.

pctqh-nguyen-thi-thanh2-23.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên thảo luận tổ. Ảnh: Quang Khánh

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, các đại biểu tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; nội dung dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất với hệ thống pháp luật, tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị nghiêm túc, đầy đủ và bảo đảm chất lượng theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định.

hop-to01-4029.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại tổ. Ảnh: Quang Khánh

Góp ý về nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 39 quy định tại khoản 5 Điều 12 dự thảo Luật về việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ĐBQH, ĐBQH Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) đề nghị cần cân nhắc quy định có cơ sở xác định phải xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên đối với ĐBQH là cán bộ, công chức, viên chức hoặc xử lý bằng pháp luật hình sự mà cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã có văn bản đề nghị tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ĐBQH đối với ĐBQH đó.

pctqh-nguyen-thi-thanh3-16.jpg
ĐBQH Hoàng Duy Chinh (Bắc Kạn) thảo luận tại Tổ 12. Ảnh: Quang Khánh

Theo đại biểu, nếu có cơ sở để xử lý bằng pháp luật hình sự thì phải tuân theo Luật Tố tụng hình sự về thẩm quyền; việc tạm đình chỉ nhiệm vụ, quyền hạn của ĐBQH thuộc điểm a khoản này. Nếu trường hợp ĐBQH là cán bộ, công chức, viên chức có cơ sở xác định phải xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên đối với ĐBQH thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn là chưa đảm bảo tính khả thi.

Do đó, quy định này cần bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan, trong đó có Luật Cán bộ, công chức. Hơn nữa nội dung, tính chất để xử lý "cảnh cáo" đối với cán bộ rất đa dạng, có những nội dung như vi phạm về chính sách dân số... "Vì vậy, đề nghị cần cân nhắc căn cứ này khi bổ sung làm căn cứ để tạm đình chỉ nhiệm vụ, quyền hạn của ĐBQH", đại biểu Nguyễn Đại Thắng nêu rõ.

hop-to-1201.jpg
ĐBQH Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) phát biểu tại tổ. Ảnh: Quang Khánh

Ngoài ra, luật hiện hành chỉ quy định tạm đình chỉ khi khởi tố bị can nhưng dự thảo Luật bổ sung quy định có cơ sở xác định xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên đối với ĐBQH là cán bộ, công chức. Trong khi đó, ĐBQH là do dân bầu nên việc đình chỉ, tạm đình chỉ nhiệm vụ, quyền hạn của ĐBQH phải hết sức thận trọng, chặt chẽ.

hop-to-1202-3447.jpg
ĐBQH Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) phát biểu tại tổ. Ảnh: Quang Khánh

Đánh giá cao nỗ lực của cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra trong việc hoàn thiện hồ sơ dự án Luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là luật gốc, có vai trò rất quan trọng. Luật Tổ chức Quốc hội là luật gốc đối với các hoạt động của Quốc hội, còn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là luật gốc của quy trình, thủ tục, nội dung, thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm pháp luật thống nhất, đồng bộ, khả thi.

Về Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội theo Tờ trình, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội được xác định là các cơ quan của Quốc hội. Việc thành lập Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban cụ thể sẽ do Quốc hội quyết định và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Quốc hội có tính đặc thù, không giống các cơ quan khác. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội là thiết chế rất căn bản nên cần nghiên cứu, cân nhắc quy định tên gọi của các Ủy ban trong Luật, về những nội dung khác có thể giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể.

Chính trị

Thảo luận tại Tổ 14. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Hỗ trợ công tác xây dựng pháp luật, tháo gỡ các điểm nghẽn

Cho ý kiến thảo luận về Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại Tổ 14 gồm Đoàn ĐBQH Khánh Hòa, Đồng Tháp, Hải Dương) sáng 12.2, các ĐBQH đánh giá dự án Luật có nhiều điểm tiến bộ, nếu được Quốc hội thông qua sẽ hỗ trợ tích cực công tác xây dựng pháp luật, tháo gỡ các điểm nghẽn. 

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) - ảnh: Hồ Long
Chính trị

Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tán thành với sự cần thiết sửa đổi, phạm vi, tên gọi và bố cục của dự thảo Luật nhằm thể chế hoá đầy đủ các quan điểm chỉ đạo của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương theo nguyên tắc “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, qua đó nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương các cấp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quy định nghị quyết của Chính phủ có giá trị pháp quy là rất cần thiết
Thời sự Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quy định nghị quyết của Chính phủ có giá trị pháp quy là rất cần thiết

Thực tiễn đặt ra những vấn đề cụ thể, cấp bách trong một thời gian ngắn thì chúng ta phải giải quyết, xử lý ngay, do đó quy định nghị quyết của Chính phủ có giá trị pháp quy là rất cần thiết, Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu trong phiên thảo luận tổ sáng 12.2.

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu tại Tổ 2 (Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh) - ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm tinh gọn, nâng cao hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Nhấn mạnh việc sửa đổi các luật nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Chủ tịch nước Lương Cường cho rằng, để thực hiện được mục tiêu đã đề ra thì mọi cấp, mọi ngành, mọi người trong toàn Đảng và hệ thống chính trị đều phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa.

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để kịp thời thích ứng với biến động của cuộc sống
Thời sự Quốc hội

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để kịp thời thích ứng với biến động của cuộc sống

Sáng 12.2, sau khi làm việc tại Hội trường, Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Kon Tum, Vĩnh Long (Tổ 8) thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). 

Quang cảnh họp Tổ 15
Thời sự Quốc hội

Khơi thông “điểm nghẽn”, tận dụng tối đa cơ hội phát triển

Thảo luận tại Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lai Châu, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận sáng 12.2, các đại biểu cho rằng, việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) vừa giúp khơi thông những “điểm nghẽn” vừa tạo điều kiện để nước ta tận dụng tối đa các cơ hội phát triển. Đây là bước đi quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tăng cường hơn nữa chức năng giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Tăng cường hơn nữa chức năng giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội

Phát biểu tại Phiên thảo luận tại Tổ 19 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Bình Dương) sáng nay, 12.2, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, cần tăng cường hơn nữa chức năng giám sát của Quốc hội, đặc biệt là trong giám sát các văn bản, tránh tình trạng cơ quan cấp dưới lạm quyền, sử dụng văn bản thuộc thẩm quyền của mình để cản trở doanh nghiệp, cản trở nhân dân. 

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại tổ 10 - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Linh hoạt về hình thức, phương pháp tham vấn chính sách

Thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại tổ 10 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Phú Thọ, Quảng Ngãi, An Giang, có ý kiến cho rằng, tham vấn chính sách bằng hình thức hội nghị là rất khó, đơn cử, không phải lúc nào các chuyên gia trong nước và quốc tế cũng có thể đến dự họp để tham vấn. Trong thời đại công nghệ thông tin, nên linh hoạt hơn về hình thức, phương pháp tham vấn chính sách.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sửa Luật phải tăng cường vai trò và chịu trách nhiệm đến cùng của cơ quan trình
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tăng cường vai trò và chịu trách nhiệm đến cùng của cơ quan trình

"Chúng ta sửa Luật này là trụ cột cho việc xây dựng các luật mới cũng như sửa đổi, bổ sung các luật bảo đảm đúng thẩm quyền”, Nhấn mạnh điều này tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sáng nay, 12.2, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng lưu ý, phải tăng cường vai trò của cơ quan trình trong việc chịu trách nhiệm đến cùng về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tổ về 2 dự án Luật
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tổ về 2 dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, sáng nay, 12.2, Quốc hội thảo luận tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham gia thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Bắc Ninh, Đắk Lắk, Lạng Sơn và Hậu Giang. 

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Thực hiện thành công chủ trương lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư

Để đạt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên trong năm 2025 cần có giải pháp cụ thể, gắn trách nhiệm thực hiện để đổi mới quản lý đầu tư công; bảo đảm giải ngân được số vốn đầu tư công đã giao dự toán và bổ sung thêm. Có giải pháp thực chất, hiệu quả để thu hút đầu tư xã hội, thực hiện thành công chủ trương lấy “đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”. 

Phát huy dân chủ, trên tinh thần "hiệu quả công việc là trên hết", quyết định các vấn đề cấp bách phục vụ sự phát triển của đất nước
Thời sự Quốc hội

Phát huy dân chủ, trên tinh thần "hiệu quả công việc là trên hết", quyết định các vấn đề cấp bách phục vụ sự phát triển của đất nước

Lời Tòa soạn: Sáng nay, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Quốc hội đã khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách phục vụ cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy và kiến tạo không gian phát triển mới cho đất nước. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu khai mạc Kỳ họp.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín
Thời sự Quốc hội

Khẩn trương quyết định các vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và kiến tạo không gian phát triển mới

Phát biểu khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín sáng nay, 12.2, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Kỳ họp có ý nghĩa rất quan trọng, khẩn trương xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới; đồng thời xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách, tạo đột phá hoàn thiện cơ sở hạ tầng, kiến tạo không gian phát triển mới cho đất nước. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhằm xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhằm xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái

Chủ trì Hội nghị về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, được tổ chức chiều 11.2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần tái cấu trúc nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động toàn xã hội, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.

Điện mừng kỷ niệm 46 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Hồi giáo Iran
Chính trị

Điện mừng kỷ niệm 46 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Hồi giáo Iran

Nhân dịp kỷ niệm 46 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Hồi giáo Iran (11.2.1979 - 11.2.2025), ngày 11.2.2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng đến Tổng thống Masoud Pezeshkian; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi điện mừng đến Phó Tổng thống thứ Nhất Mohammad Reza Aref; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi điện mừng đến Chủ tịch Quốc hội Mohammad Bagher Ghalibaf.