Quy chế mới của Bộ GD-ĐT:

Không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên

Quy chế mới của Bộ GD-ĐT quy định, không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên, mỗi lớp chuyên có không quá 35 học sinh.

Bộ GD-ĐT vừa có Thông tư 05/2023/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên. Thông tư 05 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15.4.2023.

Được biết, Thông tư này thay thế cho Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên cùng Thông tư số 12/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 23 và Điều 24 của Quy chế ban hành kèm Thông tư 06.

Quy chế mới quy định về tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên bao gồm: quy định chung, lớp học, tổ chuyên môn, tổ văn phòng, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, tuyển sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục. Tổ chức, hoạt động của trường chuyên thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT), trường phổ thông có nhiều cấp học và quy định tại Quy chế này.

Không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên

Theo Quy chế mới, hệ thống trường chuyên bao gồm trường chuyên thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trường chuyên thuộc tỉnh) và trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 1 trường chuyên. 

Trường chuyên thuộc tỉnh do Sở GD-ĐT quản lý. Trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học do cơ sở giáo dục đại học quản lý theo quy định về công tác tổ chức, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất, tài chính, tuyển sinh và được quy định cụ thể trong Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.

Đồng thời, chịu sự quản lý của Sở GD-ĐT nơi trường đặt trụ sở về thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, tổ chức thi tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp.

Lớp học trong trường chuyên được tổ chức theo môn học trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành, bao gồm: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Toán, Tin học, Vật lí, Hóa học, Sinh học (gọi chung là lớp chuyên).

Đặc biệt, quy định mới yêu cầu, không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên. Mỗi lớp chuyên có không quá 35 học sinh. Trên cơ sở các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và đề nghị của hiệu trưởng trường chuyên, cơ quan quản lý trường chuyên quyết định số môn học được tổ chức lớp chuyên (sau đây gọi là môn chuyên) và số lớp chuyên đối với từng môn chuyên.

Trước đó, tại Quy chế ban hành kèm Thông tư 06 năm 2012, lớp chuyên và lớp theo lĩnh vực chuyên được quy định không quá 35 học sinh/lớp. Lớp không chuyên vẫn được tổ chức, số lượng không quá 45 học sinh/lớp; đảm bảo số học sinh các lớp không chuyên không quá 20% tổng số học sinh của trường.

Hiệu trưởng, Hiệu phó cần sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin đạt mức tốt

Đối với Hiệu trưởng trường chuyên, Quy chế mới quy định, ngoài các tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền theo quy định tại Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT, hiệu trưởng trường chuyên cần đáp ứng một số tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền.

Cụ thể, đáp ứng tiêu chuẩn quy định về lựa chọn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán, trong đó tiêu chí về sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin đạt mức tốt; tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của trường chuyên theo quy định tại Quy chế này.

Hiệu trưởng là người chủ trì đề xuất hoặc tổ chức tuyển dụng giáo viên, nhân viên theo phân cấp quản lý; đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc đưa ra khỏi trường chuyên đối với giáo viên, nhân viên không đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của trường chuyên, mời giáo viên thỉnh giảng, cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài.

Bên cạnh đó, chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhằm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của trường chuyên. Trong mỗi năm học, tham gia tổ chức ít nhất 1 hội thảo chuyên đề theo quy định tại Quy chế mới.

Tại Quy chế ban hành năm 2012, yêu cầu với Hiệu trưởng trường chuyên là có bằng từ thạc sĩ trở lên; đạt xếp loại cao nhất theo quy định của Bộ GD-ĐT về đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo chuẩn Hiệu trưởng trường trung học; Có khả năng sử dụng được tin học và ít nhất một ngoại ngữ trong học tập, nghiên cứu, giảng dạy, giao tiếp;…

Ngoài ra, trong Quy chế ban hành kèm Thông tư 06 năm 2012, Phó Hiệu trưởng trường chuyên được quy định có bằng từ thạc sĩ trở lên; đạt xếp loại cao nhất quy định tại chuẩn hiệu trưởng trường trung học theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

Tuy nhiên, trong Quy chế mới, yêu cầu này không còn, thay vào đó là các quy định: đáp ứng tiêu chuẩn quy định về lựa chọn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán, trong đó tiêu chí về sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin đạt mức tốt; mỗi năm học tham gia tổ chức ít nhất 1 hội thảo chuyên đề theo quy định tại Quy chế mới.

Giáo dục

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông
Giáo dục

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5.10, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Công ty Honda Việt Nam và Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phối hợp tổ chức “Lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, hướng dẫn kỹ năng lái xe mô tô, xe gắn máy an toàn đầu năm học 2024 - 2025”.

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking
Giáo dục

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking

Ngày 5.10, tại Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm phát triển Giáo dục và Đào tạo phía Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tạp chí Giáo dục TP. Hồ Chí Minh, Hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English phối hợp tổ chức Hội thảo "Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking".

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định
Giáo dục

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định

Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024-2025, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch dạy, triển khai dạy học Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo Chương trình GDPT 2018 bảo đảm khoa học, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và học sinh.

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ
Giáo dục

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ

Phó Trưởng ban tổ chức và nhân sự, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Nguyễn Thị Thái Hà cho biết, trên thị trường có nhiều doanh nghiệp FBI đang đầu tư vào Việt Nam, vì vậy, ngân hàng cũng ưu tiên tuyển dụng các sinh viên có thể giao tiếp bằng tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung...

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược
Giáo dục

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược

Ngày 3.10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Chuyển đổi số - Nâng cao chất lượng đào tạo”, với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đại học, nhà nghiên cứu, giảng viên từ các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao
Giáo dục

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao

Sáng 4.10, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024-2025.

Tập thể Ban giám hiệu và đại diện lãnh đạo các đơn vị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực: Thu hút nhân tài, bứt phá chất lượng giáo dục

Trong những năm gần đây, Trường Đại học Điện lực (EPU) luôn nhận được sự quan tâm, thu hút được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, trình độ tư duy khoa học tiến bộ, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.