Yêu cầu mới trong đào tạo đội ngũ giáo viên tiếng Đức

Sáng 4.10, Trường Đại học Hà Nội phối hợp với Chi hội giáo viên tiếng Đức Việt Nam (VDLV) tổ chức khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ - văn hóa Đức ở khu vực Đông (Nam) Á: Truyền thống và Đổi mới”.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, từ ngày 4.10 - 5.10. Đây là diễn đàn học thuật giao lưu, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu giữa các giảng viên giảng dạy tiếng Đức và các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa các nước nói tiếng Đức của Việt Nam và quốc tế.

Tham dự Hội thảo có 142 đại biểu đến từ các viện nghiên cứu và cơ sở giáo dục của 16 quốc gia và vùng lãnh thổ (Đức, Cộng hòa Áo, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Philippines, Canada, Úc, Thái Lan, Lào, Singapore và Việt Nam). Hội thảo cũng có sự tham dự của Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam Helga Margarete, Đại sứ Cộng hòa Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos, cùng nhiều khách mời quốc tế.

2-8174.jpg
3-2766.jpg
Tham dự Hội thảo có 142 đại biểu đến từ các viện nghiên cứu và cơ sở giáo dục của 16 quốc gia, vùng lãnh thổ (Ảnh: Hùng Sơn)

Cơ hội thuận lợi cho việc mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Đức

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS Lương Ngọc Minh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội cho biết, tiếng Đức là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới, được sử dụng rộng rãi tại các quốc gia châu Âu và cũng là ngôn ngữ chính của các nước Đức, Áo và Thụy Sĩ. Trong những năm gần đây, nhu cầu học tiếng Đức ở Việt Nam và khu vực đã tăng lên đáng kể. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.

Theo TS Lương Ngọc Minh, với việc mở cửa kinh tế và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nhu cầu về học ngoại ngữ ngày càng tăng cao. Trong đó, tiếng Đức được xem là một trong những ngôn ngữ quan trọng và có tính toàn cầu cao, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và thương mại.

Ngoài ra, Việt Nam cũng có quan hệ đối tác chặt chẽ với các nước Đức, Áo, Thụy Sĩ trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, khoa học và công nghệ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tiếng Đức và tìm kiếm cơ hội việc làm tại các công ty Đức, Áo hoặc các công ty có quan hệ kinh doanh với Đức và Áo, Thụy Sĩ.

“’Những nhu cầu đó đã và đang tạo ra những cơ hội thuận lợi cho việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng trong việc giảng dạy và nghiên cứu tiếng Đức, đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu mới trong việc đào tạo đội ngũ giáo viên tiếng Đức có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.

Xu hướng quốc tế hóa các trường đại học cũng mở ra nhiều cơ hội hợp tác khu vực và quốc tế, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học kết nối với nhau nhằm trao đổi kinh nghiệm và học thuật”, TS Lương Ngọc Minh nhấn mạnh.

1-2384.jpg
TS Lương Ngọc Minh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội Phát biểu khai mạc Hội thảo (Ảnh: Hùng Sơn)

Cũng theo TS Lương Ngọc Minh, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong thời đại 4.0, sự ra đời của ChatGPT vào năm 2022 đã tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là trong việc giảng dạy ngoại ngữ như tiếng Đức.

Công nghệ và những tiến bộ kỹ thuật số mở ra những lĩnh vực nghiên cứu mới, đồng thời đặt ra những thách thức hoàn toàn mới trong việc điều chỉnh phương pháp giảng dạy để phù hợp với những phát triển công nghệ mới nhất, bảo tồn những khía cạnh tích cực của phương pháp giảng dạy truyền thống.

Do đó, Hội thảo tập trung vào chủ đề “Nghiên cứu & Giảng dạy Ngôn ngữ và Văn hóa Đức ở Đông (Nam) Á: Truyền thống và đổi mới”.

Hội thảo đã nhận được gần 50 bài viết và báo cáo rất chất lượng, với sự tham dự của gần 150 đại biểu, trong đó có 53 đại biểu quốc tế đến từ các Viện nghiên cứu và cơ sở giáo dục của 16 quốc gia và vùng lãnh thổ, sẽ tạo ra một diễn đàn học thuật quốc tế - nơi các nhà nghiên cứu, giảng viên và giáo viên tiếng Đức cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm quý báu và những kết quả nghiên cứu mới nhất.

Mạng xã hội đang gây áp lực lớn lên sự đa dạng và chất lượng của ngôn ngữ

Theo ngài Philipp Agathonos, Đại sứ Cộng hòa Áo tại Việt Nam, tiếng Đức là ngôn ngữ mẹ đẻ được nói nhiều nhất ở châu Âu và là một trong những ngôn ngữ quan trọng nhất trên thế giới trong các lĩnh vực văn hóa, khoa học và trao đổi. Hơn 100 triệu người châu Âu ở các quốc gia như Bỉ, Đức, Ý (vùng Nam Tyrol), Liechtenstein, Luxembourg, Áo và Thụy Sĩ sử dụng tiếng Đức. Ngoài ra, còn nhiều cộng đồng nói tiếng Đức và các phương ngữ tiếng Đức ở nhiều quốc gia khác, không chỉ ở châu Âu.

Ngài Philipp Agathonos nhìn nhận, tại Việt Nam, sự quan tâm và vị thế của tiếng Đức là ngoại ngữ vẫn ở mức rất cao, điều này thực sự đáng mừng. Sự thông thạo tiếng Đức của giảng viên các khoa ngoại ngữ tại các trường đại học, cùng với trình độ ngôn ngữ và sự nhiệt tình của sinh viên rất gây ấn tượng. Tuy nhiên, sự lan tỏa nhanh chóng của mạng xã hội toàn cầu đang gây áp lực lớn lên sự đa dạng và chất lượng của ngôn ngữ.

4-8484.jpg
Ngài Philipp Agathonos, Đại sứ Cộng hòa Áo tại Việt Nam (Ảnh: Hùng Sơn)

“Chúng ta đều thấy rằng giới trẻ ngày nay thường sử dụng nhiều các ký hiệu viết tắt và biểu tượng cảm xúc (emoji). Điều này đặt ra thách thức mà chúng ta phải lưu ý và tích hợp vào chương trình giảng dạy, để đảm bảo rằng ngôn ngữ vẫn giữ được vai trò quan trọng là cầu nối với cuộc sống của người khác, với các trải nghiệm văn hóa và khoa học của họ. Ngôn ngữ còn tạo điều kiện cho các mối quan hệ dân sự và giao tiếp giữa các cá nhân, điều này rất quan trọng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia”, ngài Philipp Agathonos nhấn mạnh.

Hội thảo “Nghiên cứu & Giảng dạy Ngôn ngữ và Văn hóa Đức ở Đông (Nam) Á: Truyền thống và đổi mới” tập trung thảo luận không giới hạn vào một số vấn đề.

Cụ thể: Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ truyền thống và hiện đại; Công nghệ trong giảng dạy tiếng Đức là ngoại ngữ; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ Đức; Giảng dạy tiếng Đức định hướng nghề cho lao động nhập cư vào Đức và các nước nói tiếng Đức; Xây dựng chương trình đào tạo tiếng Đức; Biên soạn học liệu, giáo trình giảng dạy tiếng Đức là ngoại ngữ; Đào tạo Biên - Phiên dịch; Khối liệu người học tiếng Đức và nghiên cứu thụ đắc ngôn ngữ; Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và giảng dạy tiếng Đức; Đảm bảo chất lượng trong đào tạo tiếng Đức.

Báo cáo của GS.TS Katrin Lehnen về “Chat GPT và viết tự động” thảo luận về sự đột phá của Chat GPT và các công cụ AI trong việc tạo văn bản tự động, gọi là Ghostwriting. Theo GS Katrin Lehnen, điều này đặt ra các thách thức liên quan đến lý thuyết và phương pháp giảng dạy kỹ năng viết và đọc trong bối cảnh giáo dục.

Các mô hình hiện tại về kỹ năng viết chưa đầy đủ để mô tả sự phát triển kỹ thuật số, chủ yếu tập trung vào quá trình nhận thức và ngôn ngữ của cá nhân. AI được xem như công cụ hỗ trợ kỹ thuật cho các quy trình này. Báo cáo nêu rõ những thay đổi trong cách viết thông qua AI tạo sinh và phân tích ảnh hưởng của nó đối với việc nghiên cứu và giảng dạy kỹ năng viết.

Báo cáo của GS.TS. Karen Schramm về “Phương pháp dạy đọc hiểu trong thời đại công nghệ AI” tập trung vào vai trò của AI trong việc hỗ trợ giáo viên chuẩn bị bài giảng kỹ năng đọc hiểu tiếng Đức. Dự án ERASMUS+ “Văn bản phù hợp với cấp độ trong học ngôn ngữ” (LATILL, 2022-2025) phát triển công cụ tìm kiếm văn bản phù hợp cấp độ đến B2, giúp giáo viên tìm tài liệu và kết hợp các công cụ AI khác để giảng dạy.

Báo cáo nhấn mạnh các kỹ thuật kích hoạt kiến thức đọc chuyên sâu, phát triển kỹ năng đọc theo định hướng hành động, và giảng dạy phân hóa cho các đối tượng người học khác nhau.

Được biết, trong buổi chiều cùng ngày và sáng 5.10, tại Hội thảo sẽ diễn ra các phiên song song: Ngôn ngữ học; Văn học và văn hóa; Giảng dạy tiếng Đức là ngoại ngữ; Khoa học dịch và Đào tạo Biên - Phiên dịch; Dịch thuật trong giờ học tiếng Đức.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.