Không để lãng phí nguồn lực!

Theo chương trình nghị sự tuần này, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023. Đây là một trong những nội dung được cử tri, Nhân dân và các đại biểu Quốc hội rất quan tâm bởi thực hiện tốt công tác này, sẽ góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Thời gian qua, việc triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được các cấp, ngành và địa phương quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả tích cực. Tuy vậy, việc thực hiện công tác này trong năm 2023 vẫn còn những tồn tại. Đó là tình trạng giải ngân vốn đầu tư công của một số bộ, cơ quan Trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 10% kế hoạch vốn. Việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tiếp tục bị chậm, giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, ảnh hưởng lớn đến mục tiêu của các chương trình. Việc chậm giải ngân vốn đầu tư công cho thấy việc sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội, gây lãng phí nguồn lực nhà nước.

Điểm nghẽn đầu tư công đã được nói đến nhiều trong thời gian qua, đã trở thành vấn đề “nóng” trong nhiều kỳ họp Quốc hội. Nguyên nhân cũng đã được chỉ ra, trong đó chậm giải ngân vốn đầu tư công do công tác chuẩn bị đầu tư còn hạn chế, bất cập. Ngoài ra, trong Báo cáo của Ủy ban Tài chính - Ngân sách thẩm tra Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 gửi đến Kỳ họp thứ Bảy này cũng chỉ rõ, còn tình trạng “vốn chờ dự án đủ thủ tục”, dự kiến vốn trước rồi mới tiến hành làm thủ tục đầu tư dẫn đến không phân bổ được hết kế hoạch vốn được giao. Bên cạnh đó, còn tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm tại một số cơ quan, đơn vị dẫn đến dự án không thể triển khai theo đúng kế hoạch đề ra.

Không chỉ còn tình trạng “vốn chờ dự án đủ thủ tục”, mà việc quản lý, sử dụng tài sản công thời gian qua cũng còn những vướng mắc chưa được giải quyết. Còn tồn tại tình trạng một số bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp chưa quan tâm, chỉ đạo quyết liệt việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất; chưa phân cấp kiểm tra hiện trạng nhà, đất, việc lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất còn chậm, trong khi nguồn gốc nhà đất đa dạng, hồ sơ pháp lý về nhà, đất phức tạp, chưa được hoàn thiện. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công chưa đầy đủ, vẫn đang trong quá trình kiểm kê, phân loại, tổng hợp, nhất là tài sản kết cấu hạ tầng, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, đường sắt, hàng hải, hàng không, công trình thủy lợi, các loại tài sản khác quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Một biểu hiện lãng phí khác nữa cũng được nói đến nhiều trong thời gian qua, đó là vấn đề quản lý nhà đất công. Đó là vẫn còn tình trạng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và công trình phúc lợi công cộng tại một số địa phương để hoang hóa, lãng phí. Việc xử lý, sắp xếp sử dụng tài sản công ở các đơn vị hành chính sau sáp nhập, đặc biệt tại các huyện, xã thuộc khu vực miền núi còn nhiều lãng phí nhưng thiếu cơ chế, chính sách, pháp luật để xử lý. Điều này cử tri cũng từng phản ánh ở các cuộc tiếp xúc cử tri thời gian qua.

Điều đáng nói, vẫn còn tình trạng một số bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp chưa quan tâm, chỉ đạo quyết liệt việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất; chưa phân cấp kiểm tra hiện trạng nhà, đất, việc lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất còn chậm, trong khi nguồn gốc nhà đất đa dạng, hồ sơ pháp lý về nhà, đất phức tạp, chưa được hoàn thiện. Qua tổng hợp của Bộ Tài chính cũng cho thấy, nhiều bộ, ngành, địa phương chưa được phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất.

Câu hỏi đặt ra là, khi chưa phê duyệt phương án sắp xếp, xử lý thì lấy cơ sở đâu để thực hiện? Chính chậm trễ phê duyệt phương án đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện việc sắp xếp, xử lý nhà đất công. Đây là một trong rất nhiều vướng mắc, tồn tại cố hữu vẫn chưa giải quyết được trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của thời gian qua. Lãng phí nguồn lực tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, và nếu không được khắc phục, ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn đến tham nhũng tiêu cực.

Tại kỳ họp này, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 sẽ được Quốc hội thảo luận tại tổ và hội trường. Mong rằng, các đại biểu thảo luận, thẳng thắn chỉ rõ những vướng mắc, tồn tại. Cùng với đó, hiến kế các giải pháp để tháo gỡ trong đó có việc hoàn thiện khung khổ pháp luật liên quan đến vấn đề này và cơ chế xử lý trách nhiệm của những tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng lãng phí.

Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chính sách và cuộc sống

Phải thực sự là niềm vui lớn!

Một đạo luật về nhà giáo với những chính sách thật sự khả thi sẽ là sự tri ân ý nghĩa nhất dành tặng các thầy giáo, cô giáo. Hy vọng rằng, qua phiên thảo luận tổ và trong tuần tới, khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, chúng ta sẽ có một đạo luật hoàn thiện, thực sự đem lại niềm vui lớn cho các nhà giáo.

Công sở xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bỏ không khi xã này thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính
Chính sách và cuộc sống

Trị “bệnh” lãng phí - cần chế tài mạnh!

Rất nhiều khu đất là các dự án, khu biệt thự, nhà tái định cư bị bỏ hoang nhiều năm ở các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước gây lãng phí rất lớn tài nguyên tài sản của Nhà nước. Việc tổ chức khai trương, khánh thành, lễ kỷ niệm gây lãng phí lớn ngân sách vẫn diễn ra... Đây là một trong những nội dung được nêu trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh
Chính sách và cuộc sống

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III.2024 ước tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng qua, GDP ước tăng 6,82% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% và lạm phát ở mức 4 - 4,5% vẫn còn rất nhiều thách thức bởi thời gian còn lại của năm chỉ vỏn vẹn 2 tháng.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Chuẩn bị thật kỹ cho đường sắt tốc độ cao

Có một điểm chung trong phiên thảo luận tổ của các Đoàn ĐBQH về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào giữa tuần này. Đó là hầu hết ý kiến đều ủng hộ triển khai dự án, cho đây là thời điểm chín muồi; đồng thời lưu ý Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Trong đó, cần đánh giá toàn diện những rủi ro có thể xảy ra, lên phương án xử lý, để dự án bảo đảm tiến độ và chất lượng.

Hội nghị lần thứ Mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII diễn ra từ ngày 18-20.9.2024
Chính sách và cuộc sống

Đột phá từ Trung ương

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu “cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị” thì đó không chỉ là vấn đề về tổ chức bộ máy mà hơn thế, chính là tương lai phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Ảnh: minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tinh thần “5 rõ” và quyết tâm của Chính phủ

Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm”, phấn đấu năm 2024 giải ngân trên 95% kế hoạch. Tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, kỷ luật, kỷ cương gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công với tinh thần "5 rõ" (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả)... Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Kỳ họp thứ Tám, chiều 12.11 vừa qua.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu

Trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước không bao giờ chủ quan với lạm phát và luôn kiên định với mục tiêu ổn định vĩ mô - đây là thông điệp Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhiều lần nhắc đến trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày hôm qua. Quả thực, những bài học kinh nghiệm trong quá khứ và cả những rủi ro khó đoán định trong tương lai đòi hỏi Việt Nam luôn phải đặt ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội về giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động báo chí
Chính sách và cuộc sống

Lắng nghe, thấu hiểu và quyết liệt tháo gỡ

Báo cáo gửi đến Quốc hội trước thềm phiên chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho thấy một kế hoạch khá chi tiết những công việc đã và đang được Bộ tập trung thực hiện với sự thấu hiểu sâu sắc những khó khăn, thách thức của báo chí trong giai đoạn hiện nay.

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!
Chính sách và cuộc sống

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!

Theo chương trình nghị sự, đầu tuần tới Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng sẽ là một trong 3 bộ trưởng, trưởng ngành đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Phải rất nỗ lực
Chính sách và cuộc sống

Phải rất nỗ lực

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết tháng 10.2024, giải ngân vốn đầu tư công của cả nước ước đạt trên 355.616 tỷ đồng, bằng 47,43% tổng kế hoạch và bằng 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

“Xắn tay” cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tục hành chính còn phức tạp, có khoảng cách lớn giữa quy định và thực tế về thời hạn giải quyết thủ tục; không ít điều kiện kinh doanh, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật không phù hợp, khó thực thi… hạn chế cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Đây là những “điểm nghẽn thể chế” được các đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách đầu tuần này.

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy
Chính sách và cuộc sống

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy

Nếu cấp ủy nào, tổ chức đảng nào, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nào còn chưa nhận thức đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm còn chưa cao, hành động còn chưa quyết liệt trong cuộc cách mạng này thì phải xem đó là một tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

|Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền - “chọn mặt gửi vàng”

Trong tuần này, theo chương trình nghị sự, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Được đánh giá là phân cấp, phân quyền rất mạnh, dự thảo Luật được kỳ vọng tạo cơ sở pháp lý quan trọng để “chọn mặt gửi vàng”, khắc phục được tình trạng vốn chờ dự án, dự án chờ vốn trong thực hiện một số dự án đầu tư công thời gian qua.

Phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước sáng 4.11.2024
Chính sách và cuộc sống

Chọn nhầm người là lãng phí lớn nhất

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước của Quốc hội hôm qua, 4.11, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ hoàn toàn nhất trí với quan điểm và thông điệp đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm về công cuộc chống lãng phí bởi thực tế cho thấy, lãng phí đang thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Cần một tư duy mới về đầu tư PPP
Chính sách và cuộc sống

Cần tư duy mới về đầu tư PPP

Cần khẩn trương tổng kết, nghiên cứu, sửa đổi căn cơ, toàn diện Luật PPP. Nhiệm vụ này phải làm càng sớm càng tốt với một tư duy mới để thực sự tạo đột phá trong thu hút nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình.