Khối thương mại Mercosur đứng trước tương lai không chắc chắn

Sự vắng mặt của Tổng thống dân túy Argentina tại Hội nghị Thượng đỉnh Mercosur, những bế tắc trong đàm phán thương mại với EU và Trung Quốc cho thấy khối thương mại lớn nhất châu Mỹ đang phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn.

Hội nghị của sự thất vọng

Ngày 8.7, Hội nghị thượng đỉnh khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) đã diễn ra tại Thủ đô Asuncion, Paraguay với sự tham dự của Tổng thống nước chủ nhà Santiago Peña, cùng các Tổng thống Brazil Lula da Silva, Tổng thống Uruguay Luis Lacalle Pou và Tổng thống Bolivia Luis Arce.

Khối thương mại Mercosur đứng trước tương lai không chắc chắn -0
Hội nghị Thượng đỉnh Mercosur diễn ra tại Paraguay ngày 8.7. Ảnh: CGTN America

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng thống Paraguay Peña bày tỏ quan ngại về thực trạng tình hình hội nhập hạn chế của khu vực, đặc biệt là sự bế tắc trong đàm phán Hiệp định tự do thương mại (FTA) với Liên minh châu Âu (EU) cũng như những khó khăn trong đàm phán với Trung Quốc.

Ông Peña nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường liên kết giữa các nước thành viên và nhận định trong những năm 90 của thế kỷ trước, Mercosur phát triển nhanh hơn rất nhiều so với những năm đầu của thế kỷ XXI, cho dù các nước đều mong đợi một quá trình hội nhậu sâu rộng hơn.

Về phần mình, Tổng thống Uruguay Lacalle Pou đề xuất cơ chế đối thoại với Trung Quốc. Cũng tại hội nghị, Tổng thống Lacalle Pou cũng tiếp nhận chức chủ tịch luân phiên Mercosur trong 6 tháng cuối năm từ Paraguay.

Ngoại trưởng Argentina Diana Mondino, thay mặt Tổng thống Javier Milei, kêu gọi Mercosur hiện đại hóa cấu trúc nhằm thúc đẩy trao đổi thương mại nội khối cũng như ngoại khối. Theo bà Mondino, Mercosur cần bãi bỏ các quy định hiện hành, hàng rào thuế quan và liên minh hải quan không “hoàn hảo”, cản trở phát triển ở khu vực, cũng như hội nhập quốc tế.

Đâu là vấn đề của Mercosur?

Vào năm 1991, khi các quốc gia trên khắp Châu Mỹ Latin đang thoát khỏi chế độ độc tài quân sự và mở cửa đón nhận các ý tưởng thị trường tự do, sự hình thành của Mercosur, một liên minh thuế quan của những nước láng giềng, báo hiệu một bước đột phá trong khu vực khiến dòng vốn đổ vào từ khắp các biên giới.

Nhưng trong những thập kỷ gần đây, chủ nghĩa bảo hộ và sự bất ổn chính trị đã làm tiêu tan những kỳ vọng. Khối này đã dựng lên nhiều rào cản hơn là dỡ bỏ chúng. Bên ngoài Nam Mỹ, khối này chỉ đạt được hai thỏa thuận thương mại tự do với Ai Cập và Israel.

Thực tế là các quốc gia sản Nam Mỹ xuất những mặt hàng tương tự nhau, chủ yếu là nông nghiệp, nên không có lợi trong trao đổi thương mại. Thương mại trong khối vẫn ở mức thấp, dao động quanh mức 15% tổng thương mại của các thành viên.

Christopher Ecclestone, một chiến lược gia tại ngân hàng đầu tư Hallgarten & Company cho rằng: “Sẽ không phải là ý tưởng tốt nhất cho một khu vực thương mại tự do nếu tất cả các nước đều sản xuất cùng một mặt hàng với cùng một mức giá”.

Các ngành công nghiệp có quyền lực ở Brazil và Argentina, hai nền kinh tế lớn nhất châu lục, từ lâu đã thống trị các thỏa thuận trong khối, khiến các đối tác nhỏ hơn của họ ngày càng cảm thấy bị gạt ra ngoài lề.

Vào năm 2021, sự tồn tại của Mercosur tiếp tục đối mặt với thách thức sau khi Uruguay tuyên bố sẽ tìm kiếm một thỏa thuận riêng với Trung Quốc bên ngoài khối. Hiệp ước thành lập Mercosur cấm các thỏa thuận song phương như vậy bởi doanh số bán hàng tăng thêm cho Uruguay sẽ gây thiệt hại cho các nhà sản xuất ở Brazil và Argentina.

Tức giận vì thỏa thuận vi phạm tinh thần đoàn kết, Brazil tuyên bố sẽ theo đuổi một thỏa thuận thương mại rộng hơn giữa Mercosur với Trung Quốc. Tuy nhiên, trong cuộc họp trù bị cho Hội nghị Thượng đỉnh ngày 7.7, các nhà ngoại giao cho biết, không có tiến triển nào trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Mối quan hệ căng thẳng của Paraguay với Bắc Kinh liên quan đến vấn đề Đài Loan càng làm phức tạp thêm tình hình.

Trong 20 năm qua, khối này cũng đã tìm cách hoàn tất một thỏa thuận thương mại tự do với EU nhằm dỡ bỏ hàng rào thuế quan từ cả hai khối, với hy vọng thiết lập một không gian thương mại chung với 700 triệu người tiêu dùng nhưng không thành công. Argentina đã chỉ trích dự thảo thỏa thuận là thiên vị Brazil một cách thiếu công bằng. Trong khi các nước châu Âu, đặc biệt là Pháp, đã phản đối việc ký kết FTA với Mercosur bởi lo ngại ngành nông nghiệp EU không cạnh tranh được với nông phẩm của các nước Nam Mỹ.

Mặc dù có một số lời bàn tán lạc quan trong tại Hội nghị Thượng đỉnh về các thỏa thuận trong tương lai với Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, Hàn Quốc và Nhật Bản, các chuyên gia đã cảnh báo rằng danh tiếng của khối này về các cuộc đàm phán kéo dài nhiều năm có thể dội gáo nước lạnh vào mọi thứ.

Trong khi đó, quyết định gây sốc của Tổng thống Milei không tham dự Hội nghị thượng đỉnh thường niên, một cơ hội quan trọng để làm tan băng mối quan hệ với Tổng thống cánh tả Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, đã làm trầm trọng thêm sự bất hòa nội bộ. Lần cuối cùng một tổng thống Argentina không tham dự cuộc họp Mercosur là vào năm 2001. Vào thời điểm đó, Tổng thống Fernando de la cho biết Argentina đang đối mặt với một thảm họa tài chính chưa từng có.

Mặc dù Tổng thống dân túy của Argentina Milei ủng hộ thương mại tự do, ông đã chỉ trích Mercosur là "một tập hợp khiếm khuyết", một thách thức đối với nỗ lực cải tổ thị trường tự do của ông đối với nền kinh tế đang lao dốc của Argentina.

Cho đến nay, Mercosur vẫn mang một biểu tượng chính trị như một dạng dự án đối đầu với chương trình nghị sự thương mại tự do của Washington. Nhưng thông báo của Argentina về việc có thể rút chân ra khỏi khối này có thể khiến các quốc gia khác theo bước Argentina. Uruguay sẽ bầu cử tổng thống vào tháng 10 tới.

Juan Gabriel Tokatlian, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Torcuato Di Tella ở Buenos Aires, cho biết: "Thái độ này, trước đây đến từ Brazil (dưới thời cựu Tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro) và hiện tại đến từ Argentina, làm suy yếu toàn bộ Mercosur".

Thế giới 24h

Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: HĐBA sẽ họp khẩn cấp, Lebanon chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh
Quốc tế

Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: HĐBA sẽ họp khẩn cấp, Lebanon chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh

Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp Quốc cho biết sẽ họp khẩn cấp vào ngày 20.9 về vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin ở Lebanon nhằm vào nhóm chiến binh Hezbollah, trong khi Thủ tướng nước này khẳng định Lebanon đang trong tình trạng chiến tranh và đã họp Nội các để chuẩn bị cho các kịch bản.

FED mạnh tay hạ lãi suất và tác động đối với các ngân hàng Trung ương
Quốc tế

FED mạnh tay hạ lãi suất và tác động đối với các ngân hàng Trung ương

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định hạ lãi suất lần đầu tiên kể từ những ngày đầu của đại dịch Covid-19, với mức giảm mạnh tay là 0,5 điểm phần trăm. Quyết định này mở đầu cho giai đoạn nới lỏng tiền tệ của Mỹ và chắc chắn sẽ khuyến khích làn sóng tương tự ở nhiều quốc gia.

Thêm một làn sóng các vụ nổ mới ở Lebanon: Điều gì đã xảy ra?
Quốc tế

Thêm một làn sóng các vụ nổ mới ở Lebanon: Điều gì đã xảy ra?

Chỉ một ngày sau khi hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon, một loạt thiết bị điện tử khác đã phát nổ ngày 18.9 trong làn sóng thứ hai. Phía Lebanon cáo buộc Israel đứng đằng sau cả hai vụ tấn công. Diễn biến mới này đã làm gia tăng mối lo ngại rằng cuộc xung đột âm ỉ giữa hai bên có thể leo thang thành chiến tranh toàn diện; đồng thời khiến dư luận băn khoăn về khả năng các thiết bị bị xâm phạm, đặc biệt là sau khi các vụ đánh bom như vậy đã giết chết hoặc làm bị thương rất nhiều thường dân.

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI
Quốc tế

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI

Trong vài năm qua, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã tiến hành các bước đi quan trọng để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện nay, các nước vùng Vịnh khác, đặc biệt là Ảrập Xêút và Qatar, cũng đang tiếp bước khi đầu tư đáng kể vào công nghệ mới này.

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng
Quốc tế

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng

Ít nhất 9 người đã thiệt mạng và gần 3.000 người bị thương, bao gồm Đại diện ngoại giao của Iran tại Lebanon, khi các máy nhắn tin phát nổ tại các thành trì của Hezbollah trên khắp Lebanon trong một vụ nổ đồng thời chưa từng có. Hezbollah và Chính phủ Lebanon đổ lỗi cho Israel rằng đây là một cuộc tấn công từ xa tinh vi.

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed
Thế giới 24h

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có cuộc họp chính sách vào ngày 17 - 18.9. Các nhà phân tích và nhà đầu tư đang theo dõi từng diễn biến để xem Fed sẽ quyết định nới lỏng lãi suất đến mức nào, hứa hẹn sẽ tạo ra những chấn động lớn trên thị trường tài chính toàn cầu.

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học
Thế giới 24h

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học

Sau vụ hỏa hoạn gần đây tại Học viện Hillside Endarasha ở Quận Nyeri khiến 21 học sinh thiệt mạng, hai công dân Kenya đã kiến ​​nghị lên Quốc hội yêu cầu ban hành Luật An toàn và an ninh trường học toàn diện. Ông Anthony Manyara và ông John Wangai, những người kiến ​​nghị, lập luận rằng cần có khuôn khổ pháp lý cụ thể để giải quyết mối đe dọa ngày càng gia tăng của các thảm họa liên quan đến trường học trên khắp cả nước.

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung

Khi Hoa Kỳ tiến gần đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, động thái giữa hai ứng cử viên hàng đầu là bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đang có những tác động đáng kể đến quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ. Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, đánh giá quan điểm của các cố vấn chủ chốt của hai ứng cử viên có thể giúp phát hiện sự khác biệt trong cách tiếp cận của họ đối với Trung Quốc.

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).