Huyện Mèo Vạc, Hà Giang:

Khởi động chiến dịch trồng mới 1 triệu cây xanh khôi phục rừng đầu nguồn

Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ủy ban Nhân dân huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang tổ chức Lễ phát động “Chiến dịch Trồng mới 1 triệu cây xanh khôi phục Rừng đầu nguồn Mèo Vạc”. Đây là sự kiện hưởng ứng Chương trình Trồng mới 1 tỷ cây xanh-Vì một Việt Nam Xanh do Thủ tướng Chính phủ phát động.

Phó giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường Vũ Minh Lý trao biểu trương tài trợ chương trình trồng mới 1 triệu cây xanh khôi phục Rừng đầu nguồn ở Mèo Vạc
Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường Vũ Minh Lý trao biểu trương tài trợ chương trình trồng mới 1 triệu cây xanh khôi phục Rừng đầu nguồn ở Mèo Vạc

Báo cáo tại buổi lễ phát động, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc Hồng Mí Sinh cho biết: Mèo Vạc là một trong những huyện đặc biệt khó khăn nhất trong cả nước, bà con nơi đây trên 97% là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ còn nhiều hạn chế về mọi mặt, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đời sống vô cùng khó khăn và thiếu thốn, đặc biệt là việc thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt kéo dài 4-6 tháng/năm. Trước đây, do tác động của thời tiết khí hậu khắc nghiệt như sương muối, mưa tuyết, rét đậm, rét hại và nhu cầu lấy gỗ làm nhà, nhu cầu về chất đốt nên nhiều diện tích rừng của huyện nói chung và diện tích rừng đầu nguồn nói riêng bị khai thác, chặt phá, diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Trong những năm trở lại đây, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, người dân đã tích cực tham gia bảo vệ rừng, đã có nhiều diện tích rừng được khoanh nuôi bảo vệ và phục hồi, đến nay toàn huyện có hơn 20.500 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 35%.

Các đại biểu và nhân dân hăng hái trồng cây tại huyện Mèo Vạc
Các đại biểu và nhân dân hăng hái trồng cây tại huyện Mèo Vạc

“Sự kiện ký kết triển khai chương trình trồng mới 1 triệu cây xanh khôi phục rừng đầu nguồn cho Mèo Vạc là vô cùng ý nghĩa đối với người dân các dân tộc Mèo Vạc. Khi dự án được triển khai sẽ góp phần tích cực, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn toàn huyện về công tác bảo vệ, phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái”, Phó Chủ tịch UBND huyện Hồng Mí Sinh nói.

	Các đại biểu và người dân chụp ảnh lưu niệm sau khi đã trồng mới cây xanh khôi phục rừng đầu nguồn và bảo vệ môi trường
Các đại biểu và người dân chụp ảnh lưu niệm sau khi đã trồng mới cây xanh khôi phục rừng đầu nguồn và bảo vệ môi trường

Phát biểu tại buổi lễ, Phó giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường Vũ Minh Lý chia sẻ: Việc Trung tâm phối hợp với một số đơn vị khởi động chiến dịch trồng mới 1 triệu cây xanh khôi phục rừng đầu nguồn tại Mèo Vạc có ý nghĩa rất quan trọng. Trước hết, trồng cây xanh sẽ góp phần giữ nước đầu nguồn, chống xói mòn, sạt lở đất, nâng cao độ che phủ rừng toàn huyện và tạo lá phổi xanh ngăn chặn bụi bặm và cải thiện chất lượng không khí theo chiều hướng tích cực. Đồng thời, thông qua kế hoạch này sẽ từng bước nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc về việc trồng cây để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển kinh tế xã hội địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.

Ngay sau Lễ phát động, các đại biểu và nhân dân địa phương đã tổ chức trồng hàng nghìn cay sa mộc tại xã Khâu Vai và các xã thuộc huyện Mèo Vạc. Đồng thời ký biên bản bàn giao cho UBND huyện, xã quản lý và các hộ gia đình chăm sóc, duy trì, bảo vệ cây.

Hưởng ứng chương trình, cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh Trường THCS và THPT Marie Curie đã đóng góp trồng mới 12ha rừng tạo nên “Khu rừng Marie Curie” ở huyện Mèo Vạc - Hà Giang. Nhân dịp này, Công ty cổ phần Check in Việt Nam đã trao tặng cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn và học sinh xã Khâu Vai 1 tấn gạo, 700 quyển vở, áo mũ, và 20 thùng sữa…

Mèo Vạc là một huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang thuộc Cao nguyên đá Đồng Văn - Công viên địa chất toàn cầu với 17 xã và 1 thị trấn. Với địa thế đồi núi hiểm trở, độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 1.150m, nhân dân thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất trầm trọng. Tỷ lệ hộ nghèo cao trên 35% tổng số hộ; dân số toàn huyện trên 95% là dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Mông; hoạt động phát triển kinh tế chủ yếu vẫn là thuần nông. Dự kiến sẽ có hơn 1000 cây được trồng mới trên khoảng 672 ha. Các loại cây được chọn trồng gồm: Sa Mộc, Tống Quáng Sủ, Keo, Mỡ, Trẩu, Hồi, Quế, Giổi, Gạo, Sấu, Sơn Tra (Táo Mèo), Trám, Sở, Kháo Cài, Mác Rạc, Thông đỏ; cây Lê, Mận, Đào, Hồng không hạt, Óc chó…

Trên đường phát triển

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao

Xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), song với quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong cách triển khai thực hiện, nhờ đó đến nay diện mạo nông thôn các địa bàn có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt...

Trên con đường thoát nghèo của người dân Mộc Châu luôn có cán bộ NHCSXH đồng hành.
Trên đường phát triển

Mộc Châu sẽ là đô thị xanh hiện đại

Mộc Châu nay đã khác! Những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng đang được đồng bào các dân tộc trên địa bàn nâng niu và chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, góp phần xây dựng đời sống ngày một sung túc, đầm ấm hơn. Trên hành trình ấy, luôn có các chính sách tín dụng xã hội - như một chất "dẫn", một bệ đỡ vững chắc hỗ trợ cho bà con trên chặng đường trở thành đô thị xanh, hiện đại.

Bà con được hưởng lợi từ các công trình
Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình

Thời gian qua, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Nghệ An được hỗ trợ để xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt… Hiện, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đem lại nhiều lợi ích, niềm vui lớn cho bà con Nhân dân vùng cao.

Công nghiệp đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa. Ảnh: ĐÌNH LÂM
Địa phương

Đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế – xã hội, UBND tỉnh Khánh Hòa tập trung phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; tiếp tục giữ vững tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn…

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ảnh: THÀNH NGUYỄN
Địa phương

Hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Toàn hệ thống chính trị tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng; đoàn kết đồng lòng, khơi dậy khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu “thập niên nâng tầm phát triển”, tăng trưởng kinh tế hai con số để hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; cực tăng trưởng của khu vực Nam Trung bộ Tây Nguyên và cả nước, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Năm 2024, Khánh Hòa đón 10,6 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: Quốc Bảo
Địa phương

Du lịch Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng

Theo Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Khánh Hòa và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, năm 2024, du lịch - ngành kinh tế trụ cột của Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng với 10,6 triệu lượt khách, doanh thu du lịch tăng 53,9% so với năm 2023; tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự kiến hết ngày 31.1.2025 ước đạt 95% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế…

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Là một xã thuần nông của huyện vùng cao Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, xã Bình Long đã gian nan về đích nông thôn mới (NTM) năm 2021. Sự nỗ lực tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người dân đồng thời tranh thủ nguồn lực từ các chính sách giảm nghèo dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 60% vào năm 2016 hiện còn dưới 8,5%.

Doanh nghiệp chuyển đổi số để rút ngắn quy trình, thủ tục giải quyết công việc. Ảnh: ITN
Địa phương

Ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Sở Công Thương Hà Nội đã và đang tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số. Cụ thể, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả.

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk
Trên đường phát triển

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk

HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa có báo cáo kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất do nhà nước giao (hoặc cấp) cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; việc thực hiện quy hoạch để hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo theo chương trình mục tiêu quốc gia 1719.

Hòa Bình đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024
Địa phương

Hòa Bình đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình, tính đến 31.10.2024, tỷ lệ giải ngân của toàn tỉnh đạt 54% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ và đạt 49% UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong năm theo từng nguồn vốn, theo từng chương trình, dự án của một số ngành, địa phương còn thấp hơn so với trung bình của cả nước.

Khánh Hòa đạt tăng trưởng kinh tế đứng thứ 2 Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung. Ảnh minh họa
Địa phương

Khánh Hòa tăng trưởng kinh tế đứng thứ 2 Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung

Theo báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025: năm 2024, Nghị quyết số 115/NQ-HĐND ngày 8.12.2023 của HĐND tỉnh thông qua 22 chỉ tiêu, ước thực hiện cả năm có 15 chỉ tiêu vượt kế hoạch và có 7 chỉ tiêu đạt kế hoạch.

Cán bộ NHCSXH huyện Anh Sơn đồng hành cùng người dân
Trên đường phát triển

Góp sức đổi thay Anh Sơn

Thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và tập trung đầu tư các nguồn lực, trong đó có nguồn vốn tín dụng chính sách; góp phần tạo đà để Anh Sơn khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An.

Đoạn tuyến đường bộ ven biển qua thị trấn Rạng Đông nhìn từ trên cao
Trên đường phát triển

Hành lang kinh tế - Động lực thúc đẩy phát triển bền vững

Với lợi thế về vị trí địa lý chiến lược, Nam Định có tiềm năng lớn trở thành trung tâm kết nối kinh tế khu vực phía Bắc, dựa trên việc tối ưu hóa khả năng kết nối giữa các vùng trọng điểm trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Hiện, Nam Định đang thực hiện Quy hoạch của tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với nội dung quy hoạch 5 hành lang kinh tế, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế tại địa phương.

Cánh đồng hoa Tam giác mạch rộng 2ha dưới chân núi Đôi Cô Tiên
Địa phương

Hương sắc hoa Tam giác mạch ở cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn

Nhắc đến Hà Giang, hẳn du khách đều có ấn tượng về một Hà Giang đẹp, thơ mộng với những danh lam, thắng cảnh, về văn hóa, con người mang bản sắc rất riêng, độc đáo. Ở Quản Bạ, huyện cửa ngõ Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, mỗi mùa lại có một nét đẹp đặc trưng về thiên nhiên, cảnh sắc cũng như lễ hội.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phạm Tùng
Địa phương

Đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối Sân bay Long Thành

Để phục vụ khai thác Sân bay Long Thành giai đoạn 1 vào năm 2026 – sân bay lớn nhất cả nước, một trong 2 lợi thế lớn, tỉnh Đồng Nai đã chủ động lựa chọn một số khu vực được quy hoạch chức năng thương mại dịch vụ để đầu tư trước; tập trung hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối với sân bay bằng việc kiến nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ nguồn vốn thực hiện một số dự án như: Dự án Tiêu thoát nước khu vực ngoài Sân bay Long Thành (giai đoạn 1)...; kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải đầu tư tuyến quốc lộ 20B (đường ĐT 769E), nút giao với đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây để tạo thêm hướng kết nối khu vực phía Bắc Sân bay Long Thành…