Mộc Châu sẽ là đô thị xanh hiện đại

Mộc Châu nay đã khác! Những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng đang được đồng bào các dân tộc trên địa bàn nâng niu và chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, góp phần xây dựng đời sống ngày một sung túc, đầm ấm hơn. Trên hành trình ấy, luôn có các chính sách tín dụng xã hội - như một chất "dẫn", một bệ đỡ vững chắc hỗ trợ cho bà con trên chặng đường trở thành đô thị xanh, hiện đại.

Thu nhập đạt trên 62 triệu đồng/người/năm

Gần 20 năm trước, Mộc Châu vẫn là địa danh ít ai quan tâm. Ấy vậy mà gần chục năm trở lại đây, Mộc Châu đã trở thành thiên đường trong mắt nhiều người, nhất là giới trẻ. Sự thay đổi ấy, có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp và có công sức của những người làm tín dụng chính sách khi chuyển tải nguồn vốn ưu đãi của 22 chương trình tín dụng về với bà con; giúp họ tự khẳng định mình, vươn lên cùng với lợi thế mà thiên nhiên ban tặng.

Trên con đường thoát nghèo của người dân Mộc Châu luôn có cán bộ NHCSXH đồng hành. Ảnh: M. Uyên
Trên con đường thoát nghèo của người dân Mộc Châu luôn có cán bộ NHCSXH đồng hành. Ảnh: M. Uyên

Tại xã Tân Lập, đồng bào Mông, Dao nơi đây đã mạnh dạn sử dụng vốn vay của NHCSXH huyện Mộc Châu lồng ghép với ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần đưa sản xuất nông nghiệp của xã phát triển theo hướng tập trung và bền vững. Nhờ vậy, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 65,2 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm còn 5%.

Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lập Nguyễn Mạnh Cang cho biết, hiện xã tạo điều kiện cho 164 hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận thuận lợi nguồn vốn ưu đãi với tổng dư nợ trên 29 tỷ đồng. Các hộ dân đều sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích đầu tư thâm canh hóa nước, ngô lai, chè sạch theo công nghệ VietGAP và phát triển nuôi trâu bò sinh sản, vỗ béo nhốt chuồng. Tiêu biểu có ông Lường Văn Quang ở bản Hoa, nhờ 100 triệu vốn chính sách, ông đã đầu tư khai hoang mở đất, đào mương dẫn nước ngọt về tưới tắm cho 3ha ngô lai, thu hoạch 12 tấn/ha/năm, thoát cảnh nghèo, xây được nhà mới khang trang, kiên cố.

Đến với bản Phách, xã Chiềng Khứa, người ta nhắc đến chị Hoàng Thị Lá như một hình mẫu giảm nghèo bền vững. Vốn là cán bộ chi hội phụ nữ ở trong vùng sâu nhưng chị rất bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm. Với những trăn trở quyết tâm vượt lên nghèo khó, chị Lá quyết tâm sử dụng hàng trăm triệu đồng vốn vay của NHCSXH đầu tư trồng chanh leo, mận hậu trên 5.000m2 đồi dốc. Đất không phụ công người chăm sóc. Chanh leo, mận hậu được mùa, được giá liên tiếp, giúp gia đình chị thu hoạch cao gấp 5,7 lần so với trồng lúa nương, sắn khoai.

"Nhờ chính sách vay vốn ưu đãi của Nhà nước, gia đình tôi đã có của ăn của để. Cứ đà này đến Tết năm nay nhà tôi trả xong nợ vay ngân hàng và thoát hẳn nghèo đúng với bản đăng ký", chị Lá tâm sự.

Trên mảnh đất Mộc Châu, người yếu thế nào cũng có cơ hội để vươn lên. Chỉ cần bà con có quyết tâm vượt khó là cán bộ NHCSXH Mộc Châu đã sẵn sàng kề vai sát cánh. Vì vậy, những tấm gương như chị Lá, anh Cang nhiều không đếm xuể.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu

Có thể khẳng định, từ một huyện vốn có nhiều khó khăn về địa lý ở vùng cao biên giới, đông đồng bào DTTS cùng sinh sống nhưng trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã thực sự trở thành công cụ hữu hiệu giúp địa phương thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.

Đến nay, tổng dư nợ của NHCSXH Mộc Châu đạt 379 tỷ đồng, tăng 50 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023; nợ quá hạn chỉ chiếm tỷ lệ 0,20% tổng dư nợ.

Đơn cử trong năm 2023, cùng với tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ giảm nghèo ở Mộc Châu cũng khá ấn tượng, còn 3,5% và đến tháng 11.2024, tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm xuống dưới 3,5%. Cùng với đó, nguồn vốn chính sách đã giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định, cải thiện đời sống cho lao động nông thôn và thực hiện hiệu quả chương trình "Xóa nhà dột nát cho hội viên nông dân nghèo".

Chia sẻ về những kết quả giảm nghèo nhanh, bền vững, Giám đốc NHCSXH huyện Mộc Châu - Phạm Việt Hải khẳng định, kết quả đạt được trước hết là do cấp ủy, chính quyền, địa phương luôn xác định, việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Từ đó, trực tiếp chỉ đạo NHCSXH phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tập trung huy động các nguồn lực tài chính chuyển tải kịp thời, an toàn nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng.

Song hành với sự chỉ đạo sát sao của ngân hàng cấp trên và lãnh đạo địa phương, trong suốt 2 thập kỷ qua, đặc biệt 10 năm qua, do triển khai thực hiện mạnh mẽ, sâu rộng Chỉ thị số 40/CT-TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; dòng chảy tín dụng chính sách trên vùng cao Mộc Châu luôn được khơi thông, góp phần thiết thực, hiệu quả giúp dân phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện cuộc sống.

Đến 30.11.2024, tổng nguồn vốn của NHCSXH Mộc Châu đạt xấp xỉ 4.800 tỷ đồng, hoàn thành 99,7% năm; trong đó nguồn vốn Trung ương chuyển về 389 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách tỉnh, huyện giao là 24.651 triệu đồng.

Những dòng vốn của NHCSXH đã chảy đều về tận xã bản, đến từng hộ nghèo, từng gia đình đồng bào DTTS khó khăn cùng với sự phối hợp của các tổ chức chính trị xã hội với mạng lưới 256 tổ tiết kiệm và vay vốn đang đem đến cho người dân dựng xây cuộc sống no đủ, tươi đẹp.

Theo đánh giá của Bí thư Huyện ủy Mộc Châu - Trần Dân Khôi, những nỗ lực của NHCSXH Mộc Châu cùng hệ thống chính trị đã giúp cho 677 hộ thoát ngưỡng nghèo, giải quyết việc làm cho trên 8.499 lao động, tạo điều kiện xây dựng, sửa chữa 8.218 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường, phát triển và chăn nuôi được 9.732 con trâu bò; trồng mới được 1.418ha cây ăn quả, hỗ trợ làm nhà ở cho 137 hộ. "Quan trọng nhất, nguồn vốn giúp Mộc Châu giữ đất, giữ rừng, bảo vệ được từng tấc đất biên cương thiêng liêng của Tổ quốc" - Bí thư Trần Dân Khôi nói.

Trên đường phát triển

Chỉ số PAR INDEX năm 2024
Địa phương

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt

"Không có cải cách nào là dễ dàng, nhưng nếu không cải cách, sẽ không thể tiến lên". Câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho chính quyền và người dân thành phố Hải Phòng trên hành trình bền bỉ suốt 13 năm qua. Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt, thành phố đã liên tục bứt phá, vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 với số điểm 96,17%, tăng 4,3% so với năm trước.

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm

Năm 2025 được xác định là năm có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 67 để đánh giá toàn diện tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho quý II. Với tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm", toàn hệ thống chính trị tỉnh đang nỗ lực cao nhất để tạo ra những đột phá, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường
Địa phương

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường

Chiều 3.4, tại hội nghị giao ban quý I.2025 giữa Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố xin ý kiến các đại biểu.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.