Hỗ trợ nước sinh hoạt theo Chương trình mục tiêu Quốc gia 1719 ở Nghệ An

Bà con được hưởng lợi từ các công trình

Thời gian qua, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Nghệ An được hỗ trợ để xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt… Hiện, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đem lại nhiều lợi ích, niềm vui lớn cho bà con Nhân dân vùng cao.

Không còn lo cảnh thiếu nước sinh hoạt

Là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Nghệ An, Quỳ Châu có hơn 78% dân số là người dân tộc thiểu số. Toàn huyện đang có 9/12 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK)- xã khu vực III và 53 bản ĐBKK (gồm 52 bản ĐBKK thuộc xã khu vực III, 1 bản ĐBKK thuộc xã khu vực I). Lâu nay, vấn đề đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số luôn là vấn đề cấp bách. Chương trình 1719 với 10 dự án, trong đó, thực hiện nội dung 4, dự án 1, huyện Quỳ Châu được đầu tư hỗ trợ xây dựng nhiều công trình cấp nước tập trung.

Điển hình, như: công trình Xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung bản Chiềng Nong (xã Châu Thuận) là dự án được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí xây lắp 3 tỷ đồng do UBND xã Châu Thuận làm chủ đầu tư. Công trình này phục vụ cho nhu cầu nước sinh hoạt của 300 hộ dân thuộc bản Chiềng Nong, bản Chàng Piu, xã Châu Thuận.

Tương tự, công trình nước sinh hoạt tập trung Khu trung tâm xã Diên Lãm, huyện Quỳ Châu với tổng kinh phí 2,2 tỷ đồng, do UBND xã Diên Lãm làm chủ đầu tư. Công trình vừa mới hoàn thiện việc xây dựng và hiện đang làm các thủ tục bàn giao để đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt của 97 hộ dân ở bản Chao, xã Diên Lãm… Hay như, công trình xây dựng nước sinh hoạt tập trung bản Đôm 1, Đôm 2 (xã Châu Phong) do UBND xã Châu Phong làm chủ đầu tư với tổng kinh phí 2,8 tỷ đồng để phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt của 344 hộ dân thuộc 2 bản Đôm 1, bản Đôm 2 xã Châu Phong đã xây dựng xong và bàn giao đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả rất tốt.

nuoc-sach-dang-la-van-de-khien-nhieu-ho-dan-vung-mien-nui-dau-dau-su-dung-nuoc-sach-tai-cong-trinh-tu-chay-o-ky-son.jpg
Đời sống dân sinh của bà con miền Tây xứ Nghệ vẫn phải đối mặt với nhiều thiếu thốn. Ảnh: An Yên

Theo chia sẻ của bà con bản Đôm 1 và bản Đôm 2 (xã Châu Phong): trước đây, để có nước sinh hoạt, người dân ở bản phải xách can, xô ra khe suối để lấy nước về dùng; việc rửa ráy, giặt giũ cũng rất bất tiện. Từ khi có công trình nước sinh hoạt được đầu tư, bà con phấn khởi, không còn lo cảnh thiếu nước sinh hoạt như trước nữa.

Không chỉ Quỳ Châu, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Tương Dương cũng đang được hưởng lợi từ Dự án 1 về hỗ trợ nước sinh hoạt. Giai đoạn 2021-2025 huyện Tương Dương đã đầu tư xây dựng 5 công trình nước sinh hoạt tập trung… Ngoài ra, huyện Tương Dương còn triển khai chương trình nước sinh hoạt phân tán được bố trí nguồn vốn hỗ trợ cho 567 hộ (3 triệu đồng/hộ) trong năm 2022-2023, đến nay đã hỗ trợ đường dây dẫn nước, xây bể và cấp téc cho các hộ được thụ hưởng.

Đối với nguồn vốn năm 2024, được giao 3.630 triệu đồng, huyện cũng đã phê duyệt danh sách 1.210 hộ được thụ hưởng chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, hiện nay các xã, thị trấn đang triển khai thực hiện.

Chưa thấm so với nhu cầu thực tế

Trên thực tế, các chương trình, dự án nước sinh hoạt tại các huyện vùng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ trước tới nay được Nhà nước hết sức quan tâm. Vì thế, nhiều chương trình, dự án đã được đầu tư để phục vụ nhu cầu của người dân… Qua tổng hợp từ Ban Dân tộc tỉnh, tính đến tháng 9.2024, toàn tỉnh đã có 7.661 công trình nước sinh hoạt phân tán, đầu tư cho 7.661 hộ dân. Ngoài ra, còn có 34 công trình nước sinh hoạt tập trung đã được đầu tư trên các bản làng, mang lại niềm vui, sự yên tâm cho hàng nghìn hộ dân vùng hưởng lợi.

Giai đoạn 1 từ 2021- 2025, tỉnh Nghệ An đặt ra mục tiêu có 90% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tuy nhiên, qua nắm bắt sơ bộ từ các địa bàn vùng miền núi Nghệ An – nơi có những hộ dân là người dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn ở các huyện miền núi, vùng cao thì những đầu tư, hỗ trợ nước sinh hoạt vẫn chưa thấm vào đâu so với nhu cầu thực tế của người dân.

Đơn cử tại huyện Tương Dương, với những phần việc đang triển khai, địa phương dự tính đến hết giai đoạn I, sẽ có tổng 5 công trình nước sinh hoạt tập trung được đầu tư cho 915 hộ dân hưởng lợi. Cùng với đó, sẽ có 1.764 hộ dân được hỗ trợ công trình nước sinh hoạt phân tán… Tuy nhiên, giai đoạn II của Chương trình 1719, có khoảng 800 hộ dân trên địa bàn còn có nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt phân tán.

Bên cạnh đó, nhiều công trình nước ở địa bàn miền núi qua thời gian sử dụng, qua mưa bão, sạt lở… đã bị hư hỏng thêm theo từng năm dẫn đến nhu cầu cần có nước sinh hoạt để sử dụng của người dân càng lớn hơn.

Trong điều kiện cuộc sống của đồng bào các DTTS và miền núi ở Nghệ An còn đối mặt với nhiều khó khăn từ địa hình, thổ nhưỡng, thiên tai dịch bệnh, biến đổi khí hậu với diễn biến bất thường…, khiến cho đời sống dân sinh của đồng bào ở những địa bàn này vẫn phải đối mặt với những thiếu thốn. Cùng với thiếu nhà ở, thiếu đất sản xuất… thì việc thiếu nước cũng đang đẩy người dân thêm khốn khổ hơn. Hy vọng, cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, nội dung 4, Dự án 1, Chương trình 1719 hỗ trợ nước sinh hoạt sớm được triển khai nhanh chóng nhằm cải thiện chất lượng sống của người dân xứ Nghệ.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.