Huyện Đại Từ, Thái Nguyên: Nông thôn mới tạo nền tảng cho bước đột phá mới

Trải qua bao nỗ lực bền bỉ thực hiện công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) đã tích tụ được nguồn nội lực mạnh mẽ để bước vào quá trình cách mạng mới, tâm thế, tầm vóc mới.

Làm giàu nguồn lực

Ngay sau khi được công nhận huyện đạt chuẩn NTM, cả hệ thống chính trị của huyện Đại Từ và các tầng lớp nhân dân bắt tay vào mục tiêu nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, tiến tới hoàn thành xây dựng huyện đạt chuẩn huyện NTM nâng cao, cơ bản đạt tiêu chuẩn thị xã trực thuộc tỉnh vào năm 2025; trở thành thị xã, đô thị loại IV trước năm 2030. Từ quyết tâm đó, ước thực hiện đến hết năm 2024, toàn huyện có 20/27 xã đạt xã NTM nâng cao. 100% số thị trấn trên địa bàn đạt chuẩn đô thị văn minh. Tỷ lệ hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện đạt từ 90% trở lên. Đạt 09 tiêu chí huyện nông thôn mới.

Kết quả những thành tựu phản ánh hiện thực quyết tâm chính trị, sức mạnh của khối đại đoàn kết ở Đại Từ. Thời gian qua, huyện Đại Từ tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, tài sản trên đất giải phóng mặt bằng mở rộng được gần 260km đường xóm rộng từ 6-7m; thi công nền đường đạt hơn 200km, đổ bê tông mở rộng mặt đường gần 100km. Người dân hiến hơn 50ha đất, giá trị đất và tài sản trên đất ước khoảng 86 tỷ đồng; thực hiện di chuyển gần 700 cột điện các loại. Xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp 19 tuyến đường huyện quản lý, chiều dài hơn 130km, với tổng mức đầu tư hơn 230 tỷ đồng. Huyện đã phát động phong trào ra quân lao động tình nguyện thường kỳ để dọn dẹp đường làng ngõ xóm, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh tại 29 xã, thị trấn, huy động được gần 100 nghìn lượt người tham gia… Đến nay, hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện được đầu tư đồng bộ, với 100% tuyến đường huyện, trục xã và liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% trường học đạt chuẩn quốc gia… Đời sống của người dân không ngừng được nâng cao.

Đại Từ trở thành một điểm sáng trong toàn tỉnh và cả nước về phong trào hiến đất và tài sản làm đường giao thông. Những thành tựu được lượng hoá trên cơ sở thống kê chính là kết quả của phương pháp triển khai mẫu mực được đúc kết. Đó là thay đổi nhận thức, huy động nguồn lực, nêu cao sức mạnh đại đoàn kết, tạo sự đồng thuận. Với nền tảng đó, Đại Từ tự tin chuyển mình bước vào giai đoạn cách mạng mới, tạo tầm vóc mới.

1.jpg
Huyện Đại Từ thực hiện mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn huyện NTM nâng cao,
cơ bản đạt tiêu chuẩn thị xã trực thuộc tỉnh vào năm 2025; trở thành thị xã, đô thị loại IV trước năm 2030

Bước đột phá

Chủ tịch UBND huyện Đại Từ Nguyễn Nam Tiến cho biết, Đồ án quy hoạch được ví như thực hiện 3 mục tiêu cách mạng. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt là trục Quốc lộ 37 dọc theo chiều dài của huyện được định hướng là vùng phát triển đô thị, dịch vụ, thương mại, du lịch và công nghiệp. Phía Bắc huyện được chọn lựa phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Vùng phía Nam được định hướng thế mạnh là vùng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, phát triển du lịch lịch sử, cộng đồng, trải nghiệm, sinh thái gắn với bảo vệ rừng và thiên nhiên.

Phát triển du lịch được xác định tổng thể trên địa bàn huyện nhưng cốt lõi tại khu vực phía Nam của huyện sẽ mang đến đặc trưng, hồn cốt của du lịch Đại Từ nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Ngoài những danh lam thắng cảnh sườn Đông Tam Đảo, Đại Từ cũng tự hào là nơi ra đời cơ sở Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên, địa danh khởi nguồn ngày Thương binh - Liệt sĩ với sự hiện diện của Khu di tích lịch sử Quốc gia 27.7. Lượng khách du lịch đến với Đại Từ trong thời gian gần đây tăng rất nhanh. Có thể nói, tiềm năng du lịch của địa phương đã được đánh thức. Tuy vậy, quan điểm xuyên suốt phải được thực hiện là tiềm năng, thế mạnh về du lịch được đánh thức để khai thác phù hợp chứ không làm kinh động đến sự trầm mặc uy nghiêm của thiên nhiên và di tích.

Thực hiện Đề án phát triển du lịch, trong 2 năm qua, huyện Đại Từ đã đầu tư gần 300 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng cơ sở kết nối du lịch. Các sản phẩm du lịch được ưu tiên phát triển là du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, nông nghiệp gắn với văn hóa trà, du lịch lịch sử tâm linh. Đặc biệt, huyện cũng công bố quy hoạch du lịch cho 2 địa bàn được chọn là vùng trọng điểm là xã Hoàng Nông và xã La Bằng.

Ông Nguyễn Thành Minh (Bí thư Huyện uỷ huyện Đại Từ) cho biết, huyện tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển vùng sản xuất tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của huyện. Với mục tiêu xây dựng Đại Từ là đô thị xanh, vùng du lịch sinh thái nông nghiệp hàng đầu của Thái Nguyên thì nhiệm vụ lớn của địa phương ngoài những giá trị đầu tư phải là quản lý tốt quy hoạch và bảo vệ thiên nhiên, gìn giữ cảnh quan, di tích. Chỉ như vậy thì sự tăng trưởng của du lịch mới ổn định, bền vững.

Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình
Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình

Thời gian qua, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Nghệ An được hỗ trợ để xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt… Hiện, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đem lại nhiều lợi ích, niềm vui lớn cho bà con Nhân dân vùng cao.

Công nghiệp đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa. Ảnh: ĐÌNH LÂM
Địa phương

Đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế – xã hội, UBND tỉnh Khánh Hòa tập trung phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; tiếp tục giữ vững tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn…

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ảnh: THÀNH NGUYỄN
Địa phương

Hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Toàn hệ thống chính trị tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng; đoàn kết đồng lòng, khơi dậy khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu “thập niên nâng tầm phát triển”, tăng trưởng kinh tế hai con số để hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; cực tăng trưởng của khu vực Nam Trung bộ Tây Nguyên và cả nước, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Năm 2024, Khánh Hòa đón 10,6 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: Quốc Bảo
Địa phương

Du lịch Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng

Theo Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Khánh Hòa và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, năm 2024, du lịch - ngành kinh tế trụ cột của Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng với 10,6 triệu lượt khách, doanh thu du lịch tăng 53,9% so với năm 2023; tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự kiến hết ngày 31.1.2025 ước đạt 95% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế…

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Là một xã thuần nông của huyện vùng cao Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, xã Bình Long đã gian nan về đích nông thôn mới (NTM) năm 2021. Sự nỗ lực tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người dân đồng thời tranh thủ nguồn lực từ các chính sách giảm nghèo dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 60% vào năm 2016 hiện còn dưới 8,5%.

Doanh nghiệp chuyển đổi số để rút ngắn quy trình, thủ tục giải quyết công việc. Ảnh: ITN
Địa phương

Ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Sở Công Thương Hà Nội đã và đang tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số. Cụ thể, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả.

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk
Trên đường phát triển

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk

HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa có báo cáo kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất do nhà nước giao (hoặc cấp) cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; việc thực hiện quy hoạch để hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo theo chương trình mục tiêu quốc gia 1719.

Hòa Bình đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024
Địa phương

Hòa Bình đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình, tính đến 31.10.2024, tỷ lệ giải ngân của toàn tỉnh đạt 54% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ và đạt 49% UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong năm theo từng nguồn vốn, theo từng chương trình, dự án của một số ngành, địa phương còn thấp hơn so với trung bình của cả nước.

Khánh Hòa đạt tăng trưởng kinh tế đứng thứ 2 Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung. Ảnh minh họa
Địa phương

Khánh Hòa tăng trưởng kinh tế đứng thứ 2 Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung

Theo báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025: năm 2024, Nghị quyết số 115/NQ-HĐND ngày 8.12.2023 của HĐND tỉnh thông qua 22 chỉ tiêu, ước thực hiện cả năm có 15 chỉ tiêu vượt kế hoạch và có 7 chỉ tiêu đạt kế hoạch.

Cán bộ NHCSXH huyện Anh Sơn đồng hành cùng người dân
Trên đường phát triển

Góp sức đổi thay Anh Sơn

Thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và tập trung đầu tư các nguồn lực, trong đó có nguồn vốn tín dụng chính sách; góp phần tạo đà để Anh Sơn khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An.

Đoạn tuyến đường bộ ven biển qua thị trấn Rạng Đông nhìn từ trên cao
Trên đường phát triển

Hành lang kinh tế - Động lực thúc đẩy phát triển bền vững

Với lợi thế về vị trí địa lý chiến lược, Nam Định có tiềm năng lớn trở thành trung tâm kết nối kinh tế khu vực phía Bắc, dựa trên việc tối ưu hóa khả năng kết nối giữa các vùng trọng điểm trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Hiện, Nam Định đang thực hiện Quy hoạch của tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với nội dung quy hoạch 5 hành lang kinh tế, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế tại địa phương.

Cánh đồng hoa Tam giác mạch rộng 2ha dưới chân núi Đôi Cô Tiên
Địa phương

Hương sắc hoa Tam giác mạch ở cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn

Nhắc đến Hà Giang, hẳn du khách đều có ấn tượng về một Hà Giang đẹp, thơ mộng với những danh lam, thắng cảnh, về văn hóa, con người mang bản sắc rất riêng, độc đáo. Ở Quản Bạ, huyện cửa ngõ Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, mỗi mùa lại có một nét đẹp đặc trưng về thiên nhiên, cảnh sắc cũng như lễ hội.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phạm Tùng
Địa phương

Đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối Sân bay Long Thành

Để phục vụ khai thác Sân bay Long Thành giai đoạn 1 vào năm 2026 – sân bay lớn nhất cả nước, một trong 2 lợi thế lớn, tỉnh Đồng Nai đã chủ động lựa chọn một số khu vực được quy hoạch chức năng thương mại dịch vụ để đầu tư trước; tập trung hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối với sân bay bằng việc kiến nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ nguồn vốn thực hiện một số dự án như: Dự án Tiêu thoát nước khu vực ngoài Sân bay Long Thành (giai đoạn 1)...; kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải đầu tư tuyến quốc lộ 20B (đường ĐT 769E), nút giao với đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây để tạo thêm hướng kết nối khu vực phía Bắc Sân bay Long Thành…

Kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại các chợ
Địa phương

Hà Nội triển khai đồng bộ các giải pháp

Để nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) tại các chợ trên địa bàn TP. Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội sẽ cùng các sở, ngành tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý nhà nước về ATTP.

Thái Nguyên: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất chè an toàn
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất chè an toàn

Chè là một trong những cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương trên cả nước. Các sản phẩm chè Việt Nam không chỉ phục vụ tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới. Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đã giúp nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm chè phục vụ xuất khẩu. Góp phần tiêu thụ nguyên liệu chè cho người dân từ đó mở rộng, phát triển diện tích trồng chè tại các địa phương.