Du lịch Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng

Theo Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Khánh Hòa và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, năm 2024, du lịch - ngành kinh tế trụ cột của Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng với 10,6 triệu lượt khách, doanh thu du lịch tăng 53,9% so với năm 2023; tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự kiến hết ngày 31.1.2025 ước đạt 95% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế…

Doanh thu du lịch tăng 53,9% so với năm 2023

Theo Báo cáo Công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đạt nhiều kết quả quan trọng.

dji-20231231182950-0079-d-20240101132034.jpg
Năm 2024, Khánh Hòa đón 10,6 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: Quốc Bảo

Trong đó, đối với du lịch - ngành kinh tế "trụ cột” của xứ Trầm, tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu du lịch, nhu cầu tiêu dùng của người dân và du khách tăng mạnh, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết. Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 ước đạt 128.858,9 tỷ đồng, tăng 13,1% so với năm 2023. Công tác bình ổn giá trên địa bàn tỉnh được thực hiện khá tốt; bảo đảm cung cầu thị trường, bình ổn giá cả, tránh tăng giá đột biến, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.

Ngành du lịch đã tổ chức hiệu quả các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch tại thị trường quốc tế: Trung Quốc (Thượng Hải, Chiết Giang), Kazakhstan, Thái Lan... Tổ chức đón các đoàn doanh nghiệp, hãng lữ hành quốc tế Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia…. đến khảo sát, kết nối hoạt động du lịch và nhận được đánh giá cao về du lịch Khánh Hòa với đường bay thuận lợi, sản phẩm hấp dẫn và con người thân thiện, mến khách. Tổ chức thành công chương trình sự kiện trọng tâm - bản sắc nhằm khẳng định thương hiệu Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa như: chương trình Liên hoan Du lịch Biển Nha Trang 2024 và Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024, Hội nghị Xúc tiến Du lịch Ấn Độ - Khánh Hòa 2024...

Cùng với đó, tỉnh đã xây dựng các chương trình, gói sản phẩm khuyến mãi, giá ưu đãi nhằm kích cầu thu hút khách du lịch. Làm việc với Vietjet Air xúc tiến mở rộng các đường bay từ 2 thị trường quan trọng hiện có là Trung Quốc, Kazakhstan và thực hiện mở đường bay trực tiếp hoặc nối chuyến đối với các thị trường Nhật Bản, Úc, Ấn Độ. Doanh thu du lịch năm 2024 ước đạt 52.271,6 tỷ đồng, tăng 53,9% so với năm 2023, với 10,6 triệu lượt khách, tăng 45,5%. Trong đó, hơn 4,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng gấp 1,9 lần và 15,9 triệu ngày khách quốc tế, tăng 77,4%. Công suất sử dụng phòng bình quân ước đạt khoảng 64%.

Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đến hết ngày 31.1.2025 ước đạt 95%

Đối với công tác quy hoạch, năm 2024, Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045 và Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nha Trang đến năm 2040 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Cam Ranh đến năm 2045, Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Diên Khánh đến năm 2040, Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Khánh Vĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, 04/19 quy hoạch phân khu tại Khu kinh tế Vân Phong, 3 quy hoạch phân khu tại huyện Cam Lâm và 2 quy hoạch phân khu tại thành phố Nha Trang đã được UBND tỉnh phê duyệt. Các quy hoạch phân khu còn lại đang được tỉnh chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định và phê duyệt.

440483024253827941213642561394795320064765000n-17282822416801221236297.jpg
Dự án đập ngăn mặn sông Cái Nha Trang được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công của tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Thế Quang

Về đầu tư ngoài ngân sách, từ đầu năm toàn tỉnh đã thu hút được 25 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 50.654,79 tỷ đồng; điều chỉnh tăng vốn cho 16 dự án; thu hồi 5 dự án. Một số dự án có quy mô lớn hiện nay đang được các nhà đầu tư tích cực đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện như: Dự án Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh, Khu phức hợp nghỉ dưỡng và giải trí KN Paradise...

Trong năm 2024, các hoạt động, chương trình xúc tiến đầu tư đã được tổ chức thành công như: Hội nghị công bố Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045; Hội nghị Gặp gỡ Khánh Hòa - Indonesia năm 2024; Hội nghị xúc tiến đầu tư – du lịch – thương mại Khánh Hòa tại Hoa Kỳ…. Qua đó, nhiều biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư đã được ký kết như: Biên bản ghi nhớ với tỉnh Hiroshima; Ý định thư với Diễn đàn toàn cầu Boston về giới thiệu nhà đầu tư Hoa Kỳ tiềm năng…

Nhiều tổ chức, tập đoàn, nhà đầu tư nước ngoài đến tỉnh tìm hiểu cơ hội đầu tư: Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh (JCCH); Cục Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp vùng Kansai, Nhật Bản (MEITI-Kansai); Bikentechno (Nhật Bản), Tổ chức UNGSII và UNASDG, Viện Cạnh tranh Chiến lược... Đồng thời, tỉnh cũng đã chủ động triển khai cụ thể hóa các Bản ghi nhớ được ký kết tại Hội nghị Công bố quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Khánh Hòa năm 2023. Thông qua việc tích cực làm việc, hỗ trợ cung cấp thông tin, giới thiệu vị trí để các Nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát và lập đề xuất dự án, đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) để làm cơ sở triển khai thủ tục đầu tư các dự án theo quy định.

Báo cáo cũng cho thấy, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công 11 tháng năm 2024 so với kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao đạt 55,8%, so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh Khánh Hòa giao thực tế ước đạt 62,2%. Dự kiến, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn năm 2024 đến hết ngày 31.1.2025 ước đạt 95% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế.

Đối với nhóm dự án đầu tư công trọng điểm lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và thực hiện đầu tư giai đoạn 2023-2025, đã có 7 dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương và dự án đầu tư, đã bố trí vốn thực hiện đầu tư năm 2024 và dự kiến bố trí năm 2025; 13 dự án đã được HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư, hiện đang lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư ; 3 dự án đã có kết quả thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư của Hội đồng thẩm định…

Nhằm chống khai thác IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không tuân thủ quy định), tỉnh đã vận động, hướng dẫn ngư dân trang bị, lắp đặt, duy trì tín hiệu kết nối thiết bị giám sát hành trình đối với các tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên, đến nay đã lắp đặt được 649/651 tàu cá. Triển khai Hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thuỷ sản khai thác điện tử (CDT VN). Rà soát, thống kê, hướng dẫn các địa phương thực hiện quản lý đối với tàu cá “3 không” theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tăng cường tổ chức thực hiện kiểm soát tàu cá ra, vào cảng và kiểm soát sản lượng lên bến tại Văn phòng thanh tra, kiểm soát nghề cá đặt tại các cảng trên địa bàn… Về triển khai Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao trên địa bàn, đã hoàn thiện dự thảo Đề án và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định…

Địa phương

Bà con được hưởng lợi từ các công trình
Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình

Thời gian qua, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Nghệ An được hỗ trợ để xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt… Hiện, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đem lại nhiều lợi ích, niềm vui lớn cho bà con Nhân dân vùng cao.

Công nghiệp đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa. Ảnh: ĐÌNH LÂM
Địa phương

Đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế – xã hội, UBND tỉnh Khánh Hòa tập trung phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; tiếp tục giữ vững tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn…

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ảnh: THÀNH NGUYỄN
Địa phương

Hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Toàn hệ thống chính trị tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng; đoàn kết đồng lòng, khơi dậy khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu “thập niên nâng tầm phát triển”, tăng trưởng kinh tế hai con số để hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; cực tăng trưởng của khu vực Nam Trung bộ Tây Nguyên và cả nước, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Là một xã thuần nông của huyện vùng cao Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, xã Bình Long đã gian nan về đích nông thôn mới (NTM) năm 2021. Sự nỗ lực tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người dân đồng thời tranh thủ nguồn lực từ các chính sách giảm nghèo dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 60% vào năm 2016 hiện còn dưới 8,5%.

Doanh nghiệp chuyển đổi số để rút ngắn quy trình, thủ tục giải quyết công việc. Ảnh: ITN
Địa phương

Ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Sở Công Thương Hà Nội đã và đang tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số. Cụ thể, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả.

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk
Trên đường phát triển

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk

HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa có báo cáo kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất do nhà nước giao (hoặc cấp) cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; việc thực hiện quy hoạch để hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo theo chương trình mục tiêu quốc gia 1719.

Hòa Bình đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024
Địa phương

Hòa Bình đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình, tính đến 31.10.2024, tỷ lệ giải ngân của toàn tỉnh đạt 54% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ và đạt 49% UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong năm theo từng nguồn vốn, theo từng chương trình, dự án của một số ngành, địa phương còn thấp hơn so với trung bình của cả nước.

Khánh Hòa đạt tăng trưởng kinh tế đứng thứ 2 Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung. Ảnh minh họa
Địa phương

Khánh Hòa tăng trưởng kinh tế đứng thứ 2 Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung

Theo báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025: năm 2024, Nghị quyết số 115/NQ-HĐND ngày 8.12.2023 của HĐND tỉnh thông qua 22 chỉ tiêu, ước thực hiện cả năm có 15 chỉ tiêu vượt kế hoạch và có 7 chỉ tiêu đạt kế hoạch.