Ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Sở Công Thương Hà Nội đã và đang tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số. Cụ thể, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả.

Phát triển nhân lực chuyển đổi số

Thời gian qua, ngành Công Thương Hà Nội đã tập trung chỉ đạo thực hiện công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đến nay, đã có 100% cán bộ, công chức, viên chức được trang bị máy tính làm việc với cấu hình đảm bảo kết nối mạng lan và mạng Internet. Mỗi phòng, ban chuyên môn đều có máy in dùng chung và các thiết bị máy móc khác như máy FAX, máy Scan, máy Photocopy nhằm phục vụ tốt quá trình làm việc và lưu chuyển thông tin.

mot-cua-so-cong-thuong.jpg
100% cán bộ được trang bị máy tính làm việc với cấu hình bảo đảm kết nối mạng

Ngoài ra, Sở Công Thương Hà Nội còn thường xuyên nâng cấp hệ thống máy tính, mạng Lan, mạng internet cơ quan để đáp ứng nhu cầu xử lý công việc của cán bộ, công chức, viên chức Sở. Nâng cấp phòng họp cơ quan thành phòng họp trực tuyến như: Hệ thống được trang bị: camera, màn led cỡ lớn, tivi, amply loa máy; Quản trị, vận hành và sử dụng hiệu quả, bảo đảm an ninh an toàn thông tin các nền tảng phần mềm dùng chung của TP.

Bên cạnh đó, Sở cũng đã triển khai ứng dụng chữ ký số cho toàn bộ lãnh đạo Sở và bộ phận kế toán với 100% văn bản phát hành của Sở qua hệ thống văn phòng điện tử đều được ký số; 100% thủ tục hành chính của Sở Công Thương được niêm yết và thực hiện trực tuyến toàn trình trên cổng dịch vụ công của TP; Đề án “Số hoá, xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin dùng chung chuyên ngành Công Thương” đã được Sở từng bước triển khai...

nganh-cong-thuong-cds.jpg
Gian hàng giới thiệu các ứng dụng chuyển đổi số tại diễn đàn chuyển đổi số ngành Công Thương 2024. Ảnh: ITN

Báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, đến nay Sở đã tăng cường công tác phối hợp, triển khai có hiệu quả “Quy chế phối hợp quản lý và phát triển thương mại điện tử trên địa bàn TP. Hà Nội”. Nâng cao năng lực quản lý cho đối tượng cán bộ quản lý, doanh nghiệp trên địa bàn thông qua các lớp tập huấn chuyên sâu, phù hợp với đặc thù riêng của từng đối tượng. Đồng thời, triển khai các sự kiện thường niên nhằm tuyên truyền, quảng bá, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử.

Đáng chú ý, Sở đã tăng cường công tác phối hợp, triển khai có hiệu quả “Quy chế phối hợp quản lý và phát triển thương mại điện tử trên địa bàn TP. Hà Nội”. Nâng cao năng lực quản lý cho đối tượng cán bộ quản lý, doanh nghiệp trên địa bàn thông qua các lớp tập huấn chuyên sâu, phù hợp với đặc thù riêng của từng đối tượng. Mặt khác, phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, các trường Đại học cùng các đơn vị liên quan tổ chức một số lớp đào tạo, tập huấn với nhiều nội dung bổ ích, thiết thực như: tuyên truyền phổ biến Pháp luật trong thương mại điện tử, kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử, khởi nghiệp cùng thương mại điện tử, kinh tế số - chuyển đổi số doanh nghiệp, kỹ năng Kinh doanh hiệu quả trên các nền tảng số... cho hàng ngàn lượt cán bộ quản lý nhà nước, lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ sản xuất kinh doanh…và sinh viên các trường Đại học trên địa bàn, góp phần phát triển nguồn nhân lực số tại địa phương.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế số

Có thể nói, công tác chuyển đổi số đã được Sở Công Thương Hà Nội triển khai có hiệu quả, nhiều sản phẩm trên địa bàn thành phố đã được đưa lên sàn thương mại điện tử. Chỉ tính riêng năm 2023, Sở Công Thương Hà Nội đã hỗ trợ 400 doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận phương thức kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử; tập huấn “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm TP. Hà Nội, công cụ chuyển đổi số trong thương mại điện tử, kết nối cung cầu, bảo vệ người tiêu dùng”…

dnghiep-chuyen-doi-so.jpg
Doanh nghiệp chuyển đổi số để rút ngắn quy trình, thủ tục giải quyết công việc. Ảnh: ITN

Cũng trong thời gian qua, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp Bộ Công Thương triển khai “Tuần lễ Thương mại điện tử Quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday” trên địa bàn. Chủ trì, phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, các đơn vị liên quan tổ chức các hội thảo, lớp tập huấn về thương mại điện tử với các chủ đề chuyên sâu như: “Doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên số”, “Nâng cao kỹ năng xuất khẩu trực tuyến xuyên biên giới thông qua thương mại điện tử", “thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội cho ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ và dệt may Việt Nam”, “Hợp đồng điện tử, giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử”...

Ngoài ra, tiến hành phổ biến kiến thức, hướng dẫn, hỗ trợ cho doanh nghiệp, các Hội, Hiệp hội, các hộ kinh doanh… tiếp cận phương thức kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử; hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng mã hình QR trong truy xuất trực tuyến nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, hàng hóa; ứng dụng mã hình QR truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, kết nối UBND quận, huyện, thị xã phối hợp với các Ngân hàng thương mại, trung gian thanh toán thực hiện mở tài khoản ngân hàng và cấp mã QR cho các hộ kinh doanh trong chợ; cài đặt ứng dụng của ngân hàng (App) trên thiết bị thông minh. Đến nay, trên địa bàn một số chợ tại các quận như: Long Biên, Hà Đông, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hoàng Mai,…đạt tỷ lệ 96-100% các hộ kinh doanh trong chợ sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, các trung tâm thương mại, siêu thị, hơn 2000 cửa hàng tiện lợi đã triển khai 100% hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Không những vậy, UBND thành phố Hà Nội tập trung hướng dẫn cá nhân, hộ kinh doanh tại các chợ, các chủ thể OCOP trên địa bàn tiếp cận và sử dụng các hình thức bán hàng trực tuyến, tham gia bán hàng qua các sàn thương mại điện tử lớn, giúp tiểu thương kết nối với bạn hàng, duy trì, mở rộng kinh doanh hiệu quả. Mặt khác, giới thiệu, kết nối sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) của Hà Nội và của 25 tỉnh, thành phố đến đơn vị quản lý, vận hành điểm OCOP, các kênh phân phối, siêu thị, cửa hàng thực phẩm, các sàn thương mại điện tử.

Với những nỗ lực của ngành Công Thương Hà Nội trong công tác chuyển đổi số, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Nguyễn Thế Hiệp cho biết: đến nay hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã ứng dụng thương mại điện tử. Nhiều doanh nghiệp coi đây là một phần không thể thiếu để phát triển sản xuất, kinh doanh. Việc ứng dụng các giải pháp thương mại điện tử cho thấy doanh nghiệp đã nhanh nhạy bắt kịp các xu hướng mới của thế giới, tranh thủ được thành tựu khoa học công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của mình, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.

Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Thế Hiệp cho biết: Năm 2024, ngành công thương Hà Nội đặt mục tiêu tỷ lệ dân số Hà Nội tham gia mua sắm trực tuyến dự kiến đạt 53%; thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 48%; các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử đạt 69%; phấn đấu đạt tỷ lệ 100% các chợ, tuyến phố hoạt động thương mại trên địa bàn có sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt trong mua bán hàng hóa, dịch vụ; website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến đạt 79%… Do đó, để thúc đẩy phát triển các hoạt động thương mại trên môi trường điện tử cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý ngành, cần hoàn thiện các quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong thương mại điện tử đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phù hợp với tình hình thực tế.

Địa phương

Bà con được hưởng lợi từ các công trình
Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình

Thời gian qua, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Nghệ An được hỗ trợ để xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt… Hiện, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đem lại nhiều lợi ích, niềm vui lớn cho bà con Nhân dân vùng cao.

Công nghiệp đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa. Ảnh: ĐÌNH LÂM
Địa phương

Đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế – xã hội, UBND tỉnh Khánh Hòa tập trung phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; tiếp tục giữ vững tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn…

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ảnh: THÀNH NGUYỄN
Địa phương

Hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Toàn hệ thống chính trị tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng; đoàn kết đồng lòng, khơi dậy khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu “thập niên nâng tầm phát triển”, tăng trưởng kinh tế hai con số để hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; cực tăng trưởng của khu vực Nam Trung bộ Tây Nguyên và cả nước, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Năm 2024, Khánh Hòa đón 10,6 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: Quốc Bảo
Địa phương

Du lịch Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng

Theo Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Khánh Hòa và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, năm 2024, du lịch - ngành kinh tế trụ cột của Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng với 10,6 triệu lượt khách, doanh thu du lịch tăng 53,9% so với năm 2023; tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự kiến hết ngày 31.1.2025 ước đạt 95% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế…

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Là một xã thuần nông của huyện vùng cao Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, xã Bình Long đã gian nan về đích nông thôn mới (NTM) năm 2021. Sự nỗ lực tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người dân đồng thời tranh thủ nguồn lực từ các chính sách giảm nghèo dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 60% vào năm 2016 hiện còn dưới 8,5%.

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk
Trên đường phát triển

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk

HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa có báo cáo kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất do nhà nước giao (hoặc cấp) cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; việc thực hiện quy hoạch để hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo theo chương trình mục tiêu quốc gia 1719.

Hòa Bình đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024
Địa phương

Hòa Bình đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình, tính đến 31.10.2024, tỷ lệ giải ngân của toàn tỉnh đạt 54% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ và đạt 49% UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong năm theo từng nguồn vốn, theo từng chương trình, dự án của một số ngành, địa phương còn thấp hơn so với trung bình của cả nước.

Khánh Hòa đạt tăng trưởng kinh tế đứng thứ 2 Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung. Ảnh minh họa
Địa phương

Khánh Hòa tăng trưởng kinh tế đứng thứ 2 Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung

Theo báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025: năm 2024, Nghị quyết số 115/NQ-HĐND ngày 8.12.2023 của HĐND tỉnh thông qua 22 chỉ tiêu, ước thực hiện cả năm có 15 chỉ tiêu vượt kế hoạch và có 7 chỉ tiêu đạt kế hoạch.