Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản

Với hơn 50 hoạt động của Chủ tịch Quốc hội và của các bộ, ngành, địa phương tham gia Đoàn với các đối tác của bạn, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thành công rất tốt đẹp, đạt nhiều kết quả thực chất, toàn diện, trên các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân và các trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược với Singapore và Đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản. Thông qua chuyến thăm, đã mở ra nhiều định hướng, cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản.

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản ảnh 2

Việt Nam và Singapore đều chung mục tiêu phát triển hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Mối quan hệ Việt Nam và Singapore không chỉ là hợp tác giữa các nhà lãnh đạo, mà còn là sự gắn kết của những giá trị văn hóa, là “sợi dây” nối liền lòng tin và triển vọng giữa hai dân tộc.

Trên nền tảng mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp đó, như nhận định của PGS. Eugene Tan - Giảng viên cao cấp Trường Đại học Quản lý Singapore (SMU), chuyến thăm chính thức Singapore lần này của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có ý nghĩa rất quan trọng, cho thấy mối quan hệ “ngày càng nồng ấm” giữa hai nước.

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản ảnh 3

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có các cuộc hội đàm, hội kiến, tiếp xúc cấp cao với các nhà lãnh đạo cao nhất của Singapore. Lãnh đạo Singapore dành cho Đoàn sự đón tiếp trọng thị, nồng hậu, thể hiện sự tin cậy chính trị cao, chân thành, gần gũi. Chủ tịch Quốc hội Singapore và Phu nhân trực tiếp đón và mời Chủ tịch Quốc hội ta và Phu nhân cùng tham quan Gardens By The Bay - công viên thiên nhiên có diện tích hơn 100 ha, nằm ở khu vực trung tâm Singapore, được ví như “khu vườn mùa xuân” trên "Quốc đảo Sư tử". Đây là một phần trong chiến lược của Chính phủ Singapore nhằm biến "Quốc đảo Sư Tử" thành quốc gia “xanh” hàng đầu thế giới.

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản ảnh 4

Tại các cuộc hội đàm, hội kiến, tiếp xúc cấp cao, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Tổng thống Tharman Shanmugaratnam, Thủ tướng Lawrence Wong, Chủ tịch Quốc hội Seah Kian Peng… đều nhất trí cho rằng, hai nước có sự tương đồng về tầm nhìn chiến lược, cùng chia sẻ nhiều quan điểm chung. Các nhà lãnh đạo của Singapore nhất trí hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong việc hoàn thiện cơ sở pháp lý vững chắc, đưa quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, nhất là trong những lĩnh vực hai nước có thế mạnh và cùng quan tâm, như thương mại - đầu tư, giáo dục và đào tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao, y tế và các lĩnh vực mới, như đổi mới sáng tạo, năng lượng tái tạo, chuyển đổi số.

Lãnh đạo Singapore chia sẻ sự hài lòng với những bước phát triển hết sức tốt đẹp của quan hệ song phương, khẳng định mong muốn phát triển mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực và các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân và doanh nghiệp.

Phía bạn bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ đạt được các mục tiêu phát triển đất nước nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng vào năm 2030 và 100 năm thành lập nước vào năm 2045. Đồng thời, đánh giá cao quyết tâm và tầm nhìn của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam trong phát triển các lĩnh vực mới, như năng lượng sạch, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và chống biến đổi khí hậu. Phía bạn cũng khẳng định hoàn toàn ủng hộ các thỏa thuận hợp tác ký kết giữa hai nước thời gian qua cũng như các cơ chế song phương hiện có, nhất là Hội nghị Bộ trưởng về kết nối hai nền kinh tế...

Trong không khí chân thành, cởi mở, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các nhà lãnh đạo cao nhất của Singapore đã trao đổi sâu rộng về các định hướng lớn, biện pháp nhằm tăng cường hợp tác và nâng tầm quan hệ trong thời gian tới. Trong đó, hai bên nhất trí tăng cường hợp trên các lĩnh vực Việt Nam quan tâm và Singapore có thế mạnh.

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản ảnh 5

Tán thành với đề xuất của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Tổng thống Tharman Shanmugaratnam khẳng định, Singapore sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời đề nghị hai bên tiếp tục phát huy các mô hình hợp tác điển hình như khu công nghiệp Việt Nam - Singapore. Cùng với đó, là tận dụng hơn nữa cơ hội hợp tác trên các lĩnh vực mới, như chuyển đổi số, thị trường tín chỉ carbon. Tăng cường hợp tác năng lượng, kết nối mạng lưới điện, trong đó có mạng lưới điện ASEAN, đẩy nhanh dự án của Tập đoàn Sembcorp với Tổng Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC). Tăng cường hợp tác, giao lưu văn hóa và du lịch...

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản ảnh 6

Với Nhật Bản, tuy hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây 51 năm, nhưng thực tế mối bang giao giữa hai dân tộc đã có lịch sử rất lâu đời và trải qua không ít thăng trầm, biến đổi của thời gian. Hai dân tộc có nhiều điểm tương đồng trong các phong tục, nghệ thuật và văn hóa truyền thống, đều gắn với nền văn minh lúa nước và chia sẻ nhiều giá trị và sự quan tâm chung. Hình ảnh đất nước và con người Nhật Bản ngày càng trở nên thân thuộc trong lòng người dân Việt Nam là yếu tố quan trọng góp phần làm sâu sắc hơn sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Quan trọng hơn, trong tổng thể quan hệ hai nước, Việt Nam và Nhật Bản cùng có sự đồng lòng của Lãnh đạo và nhân dân hai nước.

Trên nền tảng vững chắc đó, trong chặng đường 51 năm qua, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản đã có nhiều bước tiến “vượt bậc” với hợp tác ngày càng rộng mở và thực chất hơn về phạm vi, quy mô, hiệu quả. Và, “chìa khóa” của những bước tiến này nằm ở sự chân thành, sự tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản ảnh 7

Trong khuôn khổ chuyến thăm, tại các cuộc hội đàm, hội kiến, Chủ tịch Quốc hội ta và các nhà lãnh đạo cao nhất của Nhật Bản đều đánh giá cao những thành tựu đạt được quan hệ hai nước trong 51 năm qua và sau một năm triển khai cụ thể hóa khuôn khổ hợp tác mới - quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”. Đồng thời, nhất trí thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản ngày càng thực chất, hiệu quả, vì lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước. Đề xuất phương hướng hợp tác trên các lĩnh vực trong thời gian tới, nhằm cụ thể hóa và làm sâu sắc hơn nội hàm quan hệ hợp tác mới trên tất cả các lĩnh vực và các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ và giao lưu nhân dân.

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản ảnh 8

Tại các cuộc tiếp xúc cấp cao, Lãnh đạo Nhật Bản đánh giá ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyến thăm, và dành cho Chủ tịch Quốc hội ta sự đón tiếp chu đáo, trọng thị, thể hiện sự coi trọng quan hệ với Việt Nam, trong đó có Quốc hội Việt Nam và cá nhân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu bày tỏ tin tưởng, năm 2024 sẽ đánh giá khởi đầu chặng đường hợp tác giữa hai nước trong 50 năm tới.

Lãnh đạo Nhật Bản nhiều lần nhấn mạnh đánh giá cao sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Nhật Bản cũng như trong ứng phó với tình trạng già hóa dân số. Phía Nhật Bản bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác về nhân lực với Việt Nam, cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy cải thiện điều kiện làm việc, chế độ làm việc, cuộc sống cho người lao động nước ngoài tại Nhật Bản, trong đó có người Việt Nam, thông qua triển khai cơ chế “đào tạo-việc làm” thay cho cơ chế “thực tập sinh” hiện nay.

Được đánh giá là một điểm sáng trong quan hệ hai nước, thúc đẩy hợp tác địa phương là một trong những kết quả nổi bật của chuyến thăm. Thống đốc các địa phương của Nhật Bản đều bày tỏ mong muốn Quốc hội và Chính phủ Việt Nam tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để triển khai các chương trình hợp tác giữa các địa phương hai nước trong tương lai. Tại các cuộc hội đàm, hội kiến với các nhà lãnh đạo cao nhất của Nhật Bản, hai bên cũng khẳng định luôn coi hợp tác địa phương giữa hai nước là kênh hợp tác quan trọng, thực chất và hiệu quả để tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, lao động, thúc đẩy giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản ảnh 9

Thống đốc tỉnh Nara Yamashita Makoto nhất trí phối hợp với tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở bản thỏa thuận, hướng tới thành công của Hội nghị chính quyền địa phương khu vực Đông Á lần thứ 14 vào năm 2025; đánh giá cao đóng góp của cộng đồng 4.000 người Việt Nam đang làm việc trong các lĩnh vực chế tạo, hộ lý và y tế... tại tỉnh. Đặc biệt, Thống đốc tỉnh Nara cho biết vui mừng chào đón và mong muốn tiếp nhận ngày càng nhiều sinh viên, lao động Việt Nam sang làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản ảnh 10

Chia sẻ về mối liên kết đặc biệt giữa tỉnh Nagasaki với Việt Nam từ cách đây 400 năm, Thống đốc tỉnh Nagasaki nhắc lại rằng, điều này bắt nguồn từ mối lương duyên giữa Công nương Ngọc Hoa và thương nhân người Nhật Sotaro Araki. Và, mối quan hệ tốt đẹp đó được người dân trong tỉnh coi trọng, lưu giữ và phát triển tới ngày nay, thể hiện trong điệu múa truyền thống mang tên “Nagasaki kunchi”.

Tháp tùng Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Nhật Bản lần này có lãnh đạo của 5 địa phương, gồm Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Dương và thành phố Cần Thơ - những địa phương có nhiều thế mạnh và cùng chung mong muốn tăng cường hợp tác với các địa phương của Nhật Bản.

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản ảnh 11

Lãnh đạo Nhật Bản đặc biệt coi trọng việc ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Nhật Bản. Đây là thỏa thuận hợp tác đầu tiên mà Thượng viện Nhật Bản ký với một cơ quan lập pháp nước ngoài, đánh dấu bước phát triển mới mang tính lịch sử trong quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp hai nước. Hai bên khẳng định cam kết phối hợp chặt chẽ để triển khai thỏa thuận hợp tác này.

Cùng với thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Nhật Bản, trong khuôn khổ chuyến thăm, đã có 10 văn kiện hợp tác được ký kết giữa thành phố Cần Thơ và các một số doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác Nhật Bản.

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản ảnh 12

Trên nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp với tầm mức tin cậy cao, quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản còn nhiều dư địa để phát triển mạnh mẽ và thực chất hơn nữa. Singapore hiện duy trì vị trí nhà đầu tư lớn thứ 2 ở Việt Nam với hơn 3.800 dự án, tổng vốn đầu tư lũy kế hơn 81 tỷ USD. Mạng lưới 18 Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) tại 13 tỉnh, thành Việt Nam là biểu tượng hợp tác kinh tế thành công giữa hai nước. Nhật Bản đang là nước tài trợ ODA lớn nhất, đối tác hợp tác lao động lớn thứ 2, nhà đầu tư và đối tác du lịch lớn thứ 3, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản ảnh 13

Không chỉ nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực truyền thống, trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các nhà lãnh đạo cao nhất của Singapore và Nhật Bản đều chia sẻ mong muốn và tầm nhìn trong việc mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mới, đó là chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, giảm phát thải, bán dẫn, năng lượng, đổi mới sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao... Các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, hàng đầu của Singapore và Nhật Bản mà Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp trong khuôn khổ chuyến thăm đều bày tỏ sự quan tâm và mong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam trên các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu.

Với hơn 50 hoạt động của Chủ tịch Quốc hội và của các bộ, ngành, địa phương tham gia Đoàn, chuyến thăm đã đạt nhiều kết quả thực chất, toàn diện, trên các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân và các trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược với Singapore và Đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản.

Trên cơ sở những kết quả cụ thể đạt được và cam kết mạnh mẽ từ lãnh đạo cấp cao nhất của Singapore và Nhật Bản cùng những chủ trương nhất quán của Việt Nam trong việc phát triển quan hệ với hai nước mà Chủ tịch Quốc hội ta nhấn mạnh trong chuyến thăm, có cơ sở để khẳng định, chuyến thăm chính thức Singapore và Nhật Bản của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã thành công rất tốt đẹp, mở ra những định hướng, cơ hội và giai đoạn hợp tác mới, thực chất, toàn diện, hiệu quả hơn trên các lĩnh vực và các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân. Qua đó, đáp ứng mong muốn, nhu cầu và lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản ảnh 14

Diễn đàn Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Quốc hội và Cử tri

Quốc hội gương mẫu đi đầu trong hoàn thiện thể chế

"Quốc hội đã và đang chủ động chuyển từ tư duy quản lý sang kiến tạo, tăng cường giám sát, cải cách thủ tục hành chính; giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, xác định trách nhiệm gương mẫu đi đầu trong hoàn thiện thể chế, nâng cao "tuổi thọ" các luật; thực hiện tinh gọn bộ máy trong thời gian tới", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại Phiên họp sáng 10.12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Cần có cơ chế khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cần xác định rõ hơn vai trò của tiêu chuẩn tự nguyện và quy chuẩn bắt buộc trong từng lĩnh vực cụ thể. Nêu đề xuất này, các đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định như vậy sẽ giúp doanh nghiệp và các tổ chức dễ dàng trong triển khai thực hiện, tránh lạm dụng hoặc áp đặt các tiêu chuẩn không phù hợp gây lãng phí nguồn lực.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Hồ Long
Diễn đàn Quốc hội

Đẩy mạnh phân cấp, tạo chủ động cho doanh nghiệp nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có những quy định để tiếp tục phân cấp mạnh hơn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo chủ động, phát huy tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp nhà nước.

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Thu Hà
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ vọng những quyết sách tạo động lực phát triển đất nước

Tiếp nối và phát huy tinh thần đổi mới, trách nhiệm trước đất nước, trước cử tri Nhân dân, tại Kỳ họp thứ Tám vừa diễn ra, Quốc hội Khóa XV đã tập trung trí lực xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn. Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh NGUYỄN THỊ THU HÀ cho biết, cùng với tập thể Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp vào thành công chung của Kỳ họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn giá rẻ

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần nghiên cứu, bổ sung các chính sách đặc thù phát triển doanh nghiệp công nghệ số nhỏ và vừa. Theo đó, cần quy định cụ thể các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thông tin, cắt giảm thủ tục hành chính, thủ tục cấp phép, quy trình đo lường, kiểm định; hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn giá rẻ thông qua việc xem xét hỗ trợ bảo lãnh hoặc được bảo lãnh từ các ngân hàng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung
Quốc hội và Cử tri

Cần thêm chính sách ưu đãi, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua đã giảm mức thuế đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa - lực lượng chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp ở nước ta. Đánh giá cao điều này, song một số đại biểu Quốc hội cũng đề nghị tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các chính sách ưu đãi hơn dành cho doanh nghiệp để khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Ràng buộc trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị giám sát

Thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, có ý kiến đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các giải pháp mới để tăng cường theo dõi, đôn đốc, ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan chịu sự giám sát, đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc các kết luận, kiến nghị giám sát.

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu
Diễn đàn Quốc hội

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trịnh Đình Thảo sinh ngày 20.7.1901 tại Chính Kinh, Nhân Mục nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân (Hà Nội). Thuở nhỏ ông học tiểu học, rồi trung học tại Hà Nội và đỗ tú tài theo hệ thống giáo dục của Pháp. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông sang Pháp theo học các ngành luật, văn chương, kinh tế thương mại và đỗ tiến sĩ luật khoa, trở thành thành viên Luật sư đoàn Tòa thượng thẩm Marseille lúc vừa tròn 28 tuổi.

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ họp thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Quốc hội

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quyết định của Quốc hội tại Kỳ họp đều có tác động mạnh mẽ, mang tính chất thời đại, dài hơi và chiến lược; thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như thể hiện trách nhiệm, khí thế của Quốc hội hòa chung vào dòng chảy của đất nước, của dân tộc.

Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ Tám
Quốc hội và Cử tri

Sẵn sàng nguồn lực để đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Sau 29,5 ngày làm việc sôi nổi, trí tuệ, trách nhiệm, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV khép lại trong sự tin tưởng, đồng thuận cao của cử tri và Nhân dân cả nước. Ghi dấu những đổi mới liên tục, không ngừng trong chặng đường gần một nhiệm kỳ hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 đã trở thành nơi mỗi ý kiến đóng góp trong thảo luận, chất vấn, mỗi nút nhấn biểu quyết của đại biểu đều thể hiện rõ nét thực tiễn sinh động; đong đầy trách nhiệm với tâm nguyện, kỳ vọng của cử tri. Và đặc biệt, đó còn là sự chuẩn bị sẵn sàng cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp Quốc hội biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035
Diễn đàn Quốc hội

Thông qua chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội đã biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, với 430/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội.

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phù hợp với từng hoạt động giám sát
Diễn đàn Quốc hội

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phù hợp với từng hoạt động giám sát

Cơ bản nhất trí với việc bổ sung quy định mang tính khái quát về các tiêu chí lựa chọn vấn đề chất vấn và giám sát như trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, tuy nhiên, các ĐBQH đề nghị, cần tiếp tục rà soát, chỉnh lý các tiêu chí để bảo đảm phù hợp với từng hoạt động giám sát, góp phần tạo sự thuận lợi trong quá trình thi hành Luật.

Cần trả lời được câu hỏi: Giám sát của Quốc hội đã thực sự "tối cao" hay chưa?
Diễn đàn Quốc hội

Cần trả lời được câu hỏi: Giám sát của Quốc hội đã thực sự "tối cao" hay chưa?

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các ĐBQH bày tỏ đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật hiện hành, đồng thời đề nghị bổ sung một số nội dung nhằm làm rõ hơn vai trò và tính chất giám sát tối cao của Quốc hội cũng như các hoạt động giám sát của HĐND.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Diễn đàn Quốc hội

Xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn

Trong Nghị quyết “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội” vừa được Quốc hội thông qua chiều 23.11 đã giao Chính phủ có phương án giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài và pháp luật qua các thời kỳ có sự thay đổi.

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với năng lực tổ chức thực hiện

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các ĐBQH đề nghị sửa đổi một số nội dung trong Luật hiện hành, để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với năng lực thực hiện, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức triển khai.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm minh bạch, kiểm soát rủi ro khi phát triển công nghệ số, trí tuệ nhân tạo

Cho ý kiến với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, một số đại biểu cho rằng, cùng với việc đưa ra các chính sách, cơ chế ưu đãi để khuyến khích phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao này, phải có một số quy định nhằm bảo đảm minh bạch, kiểm soát rủi ro khi phát triển công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Diễn đàn Quốc hội

Phải cởi trói, tạo cơ sở để doanh nghiệp Nhà nước "cất cánh"

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, có ý kiến đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để “cởi trói” cho doanh nghiệp Nhà nước, tránh hạn chế quyền tự chủ, cạnh tranh bình đẳng của doanh nghiệp, qua đó, tạo cơ sở để doanh nghiệp Nhà nước "cất cánh".