Nghệ An

Góp sức đổi thay Anh Sơn

Thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và tập trung đầu tư các nguồn lực, trong đó có nguồn vốn tín dụng chính sách; góp phần tạo đà để Anh Sơn khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An.

Cán bộ tận tâm...

Bí thư Huyện ủy Anh Sơn Nguyễn Hữu Sáng cho biết, 15 năm trước đây, Anh Sơn còn là một huyện nghèo, sản xuất kinh tế chủ yếu là thuần nông, đời sống Nhân dân gặp muôn vàn khó khăn, nhất là tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện gần 11%, riêng tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số là 47,11%.

Cán bộ NHCSXH huyện Anh Sơn đồng hành với người dân. Ảnh: Đông Dư
Cán bộ NHCSXH huyện Anh Sơn đồng hành với người dân. Ảnh: Đông Dư

Tuy nhiên, với nghị lực kiên cường của người dân, Anh Sơn đã ngày một đổi mới và phát triển. Dịp kỷ niệm 200 năm danh xưng Anh Sơn (1822 - 2022) và 60 năm ngày tách lập (1963 - 2023), huyện Anh Sơn đã có 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu từ 15,8% năm 2015 xuống còn 4,07% năm 2023.

"Kết quả này có sự ủng hộ, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó có nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Anh Sơn" - Bí thư Nguyễn Hữu Sáng khẳng định.

Tự hào là người đồng hành thân thiết với cấp ủy, chính quyền và người dân Anh Sơn, Giám đốc NHCSXH huyện Anh Sơn Trần Khắc Thi - người đã có 20 năm trưởng thành, gắn bó với công cuộc xóa đói giảm nghèo ở miền tây xứ Nghệ cho biết, với tinh thần năng động, kiên trì, sáng tạo cùng sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của ngân hàng cấp trên và lãnh đạo địa phương đã trở thành "chìa khóa" giúp NHCSXH huyện Anh Sơn triển khai thực hiện "mục tiêu kép": Vừa phòng, chống dịch bệnh, thiên tai tốt, vừa huy động vốn nhanh, sớm hoàn thành vượt mức kế hoạch nhiều năm liền, góp phần thiết thực đẩy lùi đói nghèo, dựng xây cuộc sống mới tươi đẹp, yên bình.

Tính riêng 11 tháng năm 2024, NHCSXH đã huy động được 690,460 tỷ đồng vốn, tăng 51,534 tỷ đồng so với đầu năm, hoàn thành 100% kế hoạch giao tăng trưởng cả năm. Trong đó, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách tỉnh, huyện, cá nhân đạt 14,486 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,09% tổng nguồn vốn (bao gồm ngân sách tỉnh 10,424 tỷ đồng, ngân sách huyện 4,062 tỷ đồng) tăng 3,4 tỷ đồng so với đầu năm, hoàn thành 108% kế hoạch. Tổng doanh số cho vay 11 tháng qua cũng vượt kế hoạch cả năm 2024, với 190,025 tỷ đồng, 2.830 lượt khách hàng vay vốn thuộc 18 chương trình tín dụng chính sách tại 155/155 thôn bản thông qua 290 Tổ Tiết kiệm và vay vốn.

Nguồn vốn ưu đãi đã giúp 1.165 hộ nghèo và cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có vốn để sản xuất chăn nuôi; 315 lao động có việc làm ổn định; 1.900 công trình nước sạch và công trình vệ sinh nông thôn được sửa chữa và làm mới; cho vay nhà ở xã hội với 15 hộ gia đình là cán bộ, viên chức, công chức, hộ thu nhập thấp tại khu vực thị trấn làm nhà ở theo Nghị định 100/2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; cho vay hỗ trợ 110 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn.

Người nghèo hưởng lợi

Sự tận tâm, tận lực của cấp ủy, chính quyền; sự vào cuộc "không vì lợi nhuận" và hoạt động chỉ duy nhất mục tiêu "không để ai bị bỏ lại phía sau" của NHCSXH huyện Anh Sơn đã đưa dòng vốn nhân văn của Nhà nước tới tận tay người nghèo, người yếu thế và gia đình chính sách, thông qua 21 điểm giao dịch xã, thị trấn và 290 Tổ Tiết kiệm và vay vốn ở thôn bản; giúp bà con có cơ hội vươn lên, cải thiện đời sống.

Đến nay, nguồn vốn cân đối từ Trung ương đạt 569,898 tỷ đồng, chiếm 82,53% tổng nguồn vốn; nguồn vốn ngân sách do UBND huyện Anh Sơn chuyển sang NHCSXH là 4,062 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn đạt trên 675 tỷ đồng, tăng 344 tỷ đồng so với thời điểm trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40), với hơn 10.000 khách hàng có dư nợ.

Đơn cử Hùng Sơn - xã miền núi với 1/3 dân số là đồng bào thiên chúa giáo, trước đây có tỷ lệ hộ nghèo khá cao. Sau khi được thụ hưởng các chính sách đầu tư của Nhà nước, trong đó, có hàng chục tỷ đồng vốn tín dụng chính sách, Hùng Sơn như khoác lên mình chiếc áo mới. Từ nguồn vốn ưu đãi, nhiều hộ đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, "biến đồi trọc thành đồi triệu", với 600ha cây chè sạch, 700ha cây keo nguyên liệu giấy xanh tốt và xây dựng nhiều mô hình gia trại, trang trại chăn nuôi. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt hơn 56 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo qua các năm giảm chỉ còn chiếm 3,4% và toàn xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Tại xã Khai Sơn cũng vậy, người dân cũng được thụ hưởng đầy đủ các chính sách của Đảng, Nhà nước, của địa phương và sự quan tâm của cán bộ NHCSXH Anh Sơn. Nhờ đó, những hộ khó khăn như gia đình ông Nguyễn Trọng Tiến và rất nhiều hộ nghèo, hộ khó khăn khác trên địa bàn đã thoát nghèo, đang trên đà làm ăn phát đạt với đồng "vốn mồi" từ các chương trình cho vay của NHCSXH.

Có thể thấy, suốt hành trình hơn 22 năm hoạt động, gắn bó với sứ mệnh vì người nghèo, NHCSXH huyện Anh Sơn đã hội tụ được nguồn lực, đổi mới phương thức truyền tải tín dụng chính sách một cách trọn vẹn với công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần đưa tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 8,6%, nông nghiệp tiếp tục có bước phát triển mới, công nghiệp, du lịch, dịch vụ được mở rộng, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững đạt thành quả cao, ấn tượng.

Cuộc hành trình của tín dụng chính sách ở Anh Sơn thực sự là làn gió mới, lan tỏa tới từng người, từng nhà, giúp Anh Sơn đổi thay toàn diện. Đây cũng là tiền đề, là động lực quan trọng để Anh Sơn tiếp tục vươn cao, vươn xa và thực hiện thắng lợi Chỉ thị 39/CT-TW của Ban Bí thư ngày 30.10.2024 về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Trên đường phát triển

Cần mẫn “chắt lọc” những giọt mật ngọt thơm ở làng nghề hơn 50 năm
Địa phương

Cần mẫn “chắt lọc” những giọt mật ngọt thơm ở làng nghề hơn 50 năm

Suốt hơn 50 năm qua, hàng chục hộ dân xã Thọ Điền của tỉnh Hà Tĩnh vẫn cần mẫn ép mía, “chắt lọc” ra những giọt mật ngọt thơm. Ngày nay, sản phẩm mật mía cũng là mặt hàng được nhiều người yêu thích lựa chọn sử dụng vào dịp Tết, mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân nơi đây.

Bình Dương: TP. Dĩ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Địa phương

Bình Dương: TP. Dĩ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Năm 2025, TP. Dĩ An được giao hơn 2.110 tỷ đồng vốn đầu tư công, thành phố sẽ ưu tiên bố trí vốn để thực hiện các dự án, công trình trọng điểm. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng dự án được giao vốn nhưng không giải ngân được hoặc giải ngân không hết kế hoạch vốn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

TP. Hồ Chí Minh phát động phong trào Công dân số - Kết nối nhanh với chính quyền
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh phát động phong trào Công dân số - Kết nối nhanh với chính quyền

App Công dân số TP. Hồ Chí Minh là cầu nối giúp người dân dễ dàng kết nối với chính quyền, phản ánh kiến nghị và tra cứu thủ tục hành chính một cách nhanh chóng. Ứng dụng còn cung cấp nhiều tiện ích thiết thực trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, giao thông, giúp người dân cập nhật thông tin, tương tác trực tiếp với chính quyền một cách thuận tiện nhất.

Khánh Hòa đặt mục tiêu vươn lên top 15 cả nước về quy mô nền kinh tế
Địa phương

Khánh Hòa đặt mục tiêu vươn lên top 15 cả nước về quy mô nền kinh tế

Khánh Hòa đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, với loạt dự án "khủng" hứa hẹn thay đổi diện mạo và thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh. Các dự án này không chỉ tập trung vào phát triển du lịch mà còn bao gồm những công trình hạ tầng quan trọng như sân bay và sân golf, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.

Gần 2.400 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp Nhuận Trạch, Hòa Bình
Địa phương

Gần 2.400 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp Nhuận Trạch, Hòa Bình

Phát biểu tại Lễ khởi công xây dựng Khu công nghiệp Nhuận Trạch tại huyện Lương Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Đức Hinh nhấn mạnh, Dự án Khu công nghiệp Nhuận Trạch khi đi vào hoạt động sẽ phát huy vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và tạo sự chuyển biến tích cực và mạnh mẽ cho tỉnh.

Ninh Thuận sẵn sàng tái khởi động dự án điện hạt nhân
Địa phương

Ninh Thuận sẵn sàng tái khởi động dự án điện hạt nhân

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam khẳng định, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối nhiệm kỳ, năm tăng tốc, bứt phá về đích để phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu theo chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ. Đặc biệt, Ninh Thuận sẽ tập trung triển khai ngay các nhiệm vụ để tái khởi động dự án Nhà máy điện hạt nhân.

Hiệu quả từ tín dụng chính sách
Đời sống

Hiệu quả từ tín dụng chính sách

Với sự quyết liệt chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự chung tay góp sức của nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, trong đó có sự nỗ lực phấn đấu của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả tích cực.

Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thăm, chúc tết Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai
Trên đường phát triển

Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thăm, chúc tết Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai

Sáng 10.1, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng do Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Trung tướng Lê Đức Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đưa nghị quyết vào cuộc sống, nâng cao đời sống người dân
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đưa nghị quyết vào cuộc sống, nâng cao đời sống người dân

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU và Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, địa phương đã đạt nhiều kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững.