Khánh Hòa

Đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế – xã hội, UBND tỉnh Khánh Hòa tập trung phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; tiếp tục giữ vững tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn…

22/22 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch

Theo báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dưới sự lãnh đạo sâu sát của Tỉnh ủy; phối hợp, đồng hành của Đoàn ĐBQH tỉnh, HĐND tỉnh; chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh cùng nỗ lực không ngừng của các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân tỉnh Khánh Hòa tiếp tục bám sát, thực hiện các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28.1.2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các nhiệm vụ, giải pháp về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ vậy, tỉnh Khánh Hòa đã đạt nhiều kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực.

kinh-te-20240606160552.jpg
Du lịch Khánh Hòa tăng trưởng mạnh năm 2024. Ảnh: Vương Mạnh Cường.

Theo đó, có 22/22 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đề ra theo Nghị quyết của HĐND tỉnh. Cụ thể, một số chỉ tiêu quan trọng như: tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2024 ước tăng 10,16% so với năm 2023; thu ngân sách nhà nước ước đạt 20.073 tỷ đồng, tăng 11,6% so với năm 2023 và vượt 20,3% kế hoạch; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều 2022-2025) ước đạt 0,77% (kế hoạch 0,48%)...

Công tác quy hoạch tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Các nhiệm vụ triển khai các dự án đầu tư trọng điểm, nhất là tại Khu kinh tế Vân Phong được quan tâm chỉ đạo. Tích cực, chủ động triển khai nhiều hoạt động tiếp xúc, gặp gỡ, hội nghị, hội thảo với các đối tác nước ngoài có nhiều tiềm năng, thế mạnh để xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch.

dji-0039-20240606160656.jpg
Công nghiệp đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa. Ảnh: Đình Lâm

Việc bảo đảm an sinh xã hội được các cấp, ngành quan tâm, thực hiện kịp thời, đúng đối tượng, chế độ; triển khai hiệu quả, thiết thực các chính sách hỗ trợ người cao tuổi, các đối tượng bảo trợ xã hội, có hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động kinh tế đêm được đẩy mạnh triển khai. Công tác phòng, chống tham nhũng luôn được quyết liệt thực hiện, thực hành tiết kiệm hiệu quả. Công tác phòng, chống thiên tai, bão lụt được triển khai chủ động, bám sát tình hình, diễn biến thời tiết và tình hình thực tiễn từng địa bàn để có phương án kịp thời hỗ trợ người dân, bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng, tài sản cho Nhân dân.

Cùng với đó, cải cách hành chính được đẩy mạnh và có chuyển biến tích cực. Thông qua việc triển khai xây dựng và ban hành Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) tỉnh Khánh Hòa; tổ chức thành công Diễn đàn chính sách địa phương được tổ chức với các chuyên đề: “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực”; “Phát triển du lịch xanh và bền vững”; “Chuyển đổi số - bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa”; Phê duyệt Đề án chuyển đổi xanh tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2024-2030 và Đề án chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh thành phố Nha Trang giai đoạn 2024 - 2030.

Phấn đấu GRDP năm 2025 đạt 10 – 10,5%

Bên cạnh kết quả đạt được, năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng thấp, chưa phát huy được vai trò dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp. Tiến độ triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn chậm. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, chủ yếu do vướng mắc giải phóng mặt bằng. Tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm, nhất là các dự án hỗ trợ sản xuất, xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất. Công tác xác định giá đất, giải phóng mặt bằng, thu tiền sử dụng đất còn vướng mắc. Một số khoản thu ngân sách không đạt dự toán đề ra làm ảnh hưởng việc phân bổ nguồn lực cho đầu tư phát triển. Kết quả thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong còn hạn chế…

nha-trang-khanh-hoa-4059.jpg
Diện mạo đô thị Nha Trang - Khánh Hòa đổi thay từng ngày

2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá để đạt mục tiêu kế hoạch cho cả giai đoạn 5 năm 2021-2025. Trong nước, tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và người dân ngày càng được củng cố. Đặc biệt, Khánh Hòa được Trung ương quan tâm, hỗ trợ rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông, các cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 55/2022/QH15 của Quốc hội sẽ tạo động lực to lớn tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cùng với thuận lợi còn nhiều thách thức, khó khăn.

Trước thời cơ, thuận lợi đó, cùng với phát huy những kết quả đạt được, thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại trong năm 2024, UBND tỉnh Khánh Hòa đặt ra mục tiêu năm 2025, tập trung phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025 đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất tại Văn bản số 3569-CV/VPTU ngày 2.12.2022.

Tiếp tục giữ vững tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù để tạo đột phá trong thu hút nguồn lực đầu tư toàn xã hội. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm, liên kết vùng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng.

Đồng thời, phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế. Chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Quản lý chặt, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quyết liệt phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo.

Trong đó, đề ra chỉ tiêu cụ thể như: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) đạt khoảng 9,5 – 10%, phấn đấu khoảng 10 – 10,5%; GRDP bình quân đầu người đạt 115,6 triệu đồng/người; kim ngạch xuất khẩu đạt 2,15 tỷ USD; tổng vốn đầu tư phát triển đạt 95.071 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2024; thu ngân sách nhà nước đạt 24.100 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 21.450 tỷ đồng; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 0,55%...

Địa phương

Bà con được hưởng lợi từ các công trình
Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình

Thời gian qua, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Nghệ An được hỗ trợ để xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt… Hiện, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đem lại nhiều lợi ích, niềm vui lớn cho bà con Nhân dân vùng cao.

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ảnh: THÀNH NGUYỄN
Địa phương

Hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Toàn hệ thống chính trị tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng; đoàn kết đồng lòng, khơi dậy khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu “thập niên nâng tầm phát triển”, tăng trưởng kinh tế hai con số để hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; cực tăng trưởng của khu vực Nam Trung bộ Tây Nguyên và cả nước, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Năm 2024, Khánh Hòa đón 10,6 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: Quốc Bảo
Địa phương

Du lịch Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng

Theo Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Khánh Hòa và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, năm 2024, du lịch - ngành kinh tế trụ cột của Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng với 10,6 triệu lượt khách, doanh thu du lịch tăng 53,9% so với năm 2023; tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự kiến hết ngày 31.1.2025 ước đạt 95% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế…

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Là một xã thuần nông của huyện vùng cao Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, xã Bình Long đã gian nan về đích nông thôn mới (NTM) năm 2021. Sự nỗ lực tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người dân đồng thời tranh thủ nguồn lực từ các chính sách giảm nghèo dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 60% vào năm 2016 hiện còn dưới 8,5%.

Doanh nghiệp chuyển đổi số để rút ngắn quy trình, thủ tục giải quyết công việc. Ảnh: ITN
Địa phương

Ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Sở Công Thương Hà Nội đã và đang tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số. Cụ thể, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả.

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk
Trên đường phát triển

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk

HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa có báo cáo kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất do nhà nước giao (hoặc cấp) cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; việc thực hiện quy hoạch để hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo theo chương trình mục tiêu quốc gia 1719.

Hòa Bình đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024
Địa phương

Hòa Bình đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình, tính đến 31.10.2024, tỷ lệ giải ngân của toàn tỉnh đạt 54% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ và đạt 49% UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong năm theo từng nguồn vốn, theo từng chương trình, dự án của một số ngành, địa phương còn thấp hơn so với trung bình của cả nước.

Khánh Hòa đạt tăng trưởng kinh tế đứng thứ 2 Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung. Ảnh minh họa
Địa phương

Khánh Hòa tăng trưởng kinh tế đứng thứ 2 Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung

Theo báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025: năm 2024, Nghị quyết số 115/NQ-HĐND ngày 8.12.2023 của HĐND tỉnh thông qua 22 chỉ tiêu, ước thực hiện cả năm có 15 chỉ tiêu vượt kế hoạch và có 7 chỉ tiêu đạt kế hoạch.