Thái Nguyên giảm nghèo bền vững từ kinh tế rừng

Năm 2024, tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu ổn định tỷ lệ che phủ rừng trên 46%, trồng 3.400 ha rừng tập trung, hơn 1,1 triệu cây phân tán, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 730 tỷ đồng.

Những năm qua, Thái Nguyên đã ban hành nhiều cơ chế chính sách ưu đãi, kêu gọi vào lĩnh vực đầu tư lâm nghiệp. Rừng sản xuất đã giúp nhiều hộ thoát nghèo, làm giàu trên chính quê hương mình, góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo nông thôn.

Năm 2024, xã Yên Trạch là xã cuối cùng của huyện Phú Lương được công nhận hoàn thành NTM sau chặng đường dài nỗ lực. Với gần 95% số dân là đồng bào dân tộc Tày, chủ yếu sinh sống nhờ sản xuất nông, lâm nghiệp. Khi bắt đầu thực hiện Chương trình XDNTM giai đoạn 2011-2020, xã có hơn 50% số hộ nghèo. Phát huy thế mạnh của trên 1.770ha rừng sản xuất, nhiều hộ dân đã đầu tư trồng rừng gỗ lớn kết hợp chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, mạnh dạn mở các cơ sở chế biến lâm sản, nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Toàn xã hiện có gần 40 cơ sở chế biến lâm sản, với sản phẩm chủ yếu là gỗ bóc, ván bóc, gỗ dăm. Nhờ đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng, thu nhập bình quân của người dân Yên Trạch hiện đạt trên 40 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.

avatar

Từ năm 2016, xã tập trung vận động và tạo điều kiện cho người dân tham gia Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững, các hộ tham gia Chương trình được hỗ trợ cây giống, tập huấn khoa học kỹ thuật về trồng rừng.

Hàng năm, UBND xã phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng cho người dân, chỉ đạo các tổ chức hội, đoàn thể bám sát cơ sở, tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những diện tích đồi có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây keo. Vừa triển khai, vừa tuyên truyền, lấy hiệu quả thực tế để chứng minh hiệu quả nên từ vài hộ ban đầu, đến nay, hầu hết các hộ dân trên địa bàn xã đều có rừng trồng. Hộ trồng ít thì có từ 0,2 đến 0,3ha, hộ nhiều lên tới 7ha rừng. Đồng thời, xã cũng triển khai đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách hỗ trợ trồng rừng, trên 1.000 hộ đã được vay vốn ưu đãi với số tiền trên 82 tỷ đồng.

Tại xóm Khuân Cướm, trước đây, đất đồi được người dân trồng sắn, ngô hiệu quả kinh tế thấp, hiện nay hầu hết các hộ đều chuyển đổi sang trồng rừng, tổng diện tích rừng đạt trên 100ha. Từ rừng, nhiều hộ đã có đời sống khá hơn và thoát nghèo, tiêu biểu như gia đình anh Lộc Văn Thời, từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, năm 2015, gia đình anh đã cải tạo 02 ha đất đồi tạp, chuyển sang trồng cây keo. Năm 2021 anh bán toàn bộ số keo được trên 150 triệu đồng, có điều kiện làm nhà mới và đầu tư trồng lứa keo kế tiếp.

Với trên 20.000ha rừng sản xuất, trong những năm qua, huyện Võ Nhai đã ban hành nhiều chương trình phát triển kinh tế từ rừng, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu, đưa những loại cây có giá trị kinh tế cao vào trồng. Qua đó giúp nhân dân xoá đói, giảm nghèo nhiều hộ dân đã làm giàu từ kinh tế đồi rừng, góp phần nâng cao giá trị lâm nghiệp, hướng đến phát triển rừng bền vững.

Xuất phát điểm là hộ nghèo, gia đình anh Triệu Văn Sinh (ở xóm Chùa Bứa, xã Bình Long, Võ Nhai) từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ trồng rừng và chăn nuôi. Với 13ha rừng chủ yếu là keo, anh Sinh đã vay 500 triệu đồng từ ngân hàng để đầu tư chuồng trại nuôi trên 100 con lợn thịt và 20 con lợn nái sinh sản. Từ nguồn thu trồng rừng kết hợp với chăn nuôi, sau khi trừ chi phí gia đình anh có thu nhập 500-600 triệu đồng/năm.

Rừng đã giúp nhiều hộ thoát nghèo, làm giàu trên chính quê hương mình

Rừng đã giúp nhiều hộ thoát nghèo, làm giàu trên chính quê hương mình

Xã Tràng Xá có trên 65% hộ dân trồng rừng, trung bình mỗi năm sản lượng gỗ khai thác đạt trên 3,3 nghìn m3 gỗ keo, bạch đàn, mỡ, bồ đề... đem lại nguồn doanh thu khoảng hơn 5 tỷ đồng cho các gia đình. Trên địa bàn xã có 7 cơ sở kinh doanh thu mua, chế biến gỗ (băm, bóc), trong đó, nhiều đơn vị hoạt động có quy mô khá lớn tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương.

Xóm Thành Tiến có 100/120 hộ dân trồng rừng. Nhận thấy giá trị kinh tế từ trồng rừng mang lại, khoảng 10 năm nay bà con đã dần thay thế trồng ngô kém hiệu quả sang trồng keo, bạch đàn, bồ đề... một số hộ đầu tư trồng cả chục ha, thu nhập ổn định hơn 120 triệu đồng/năm.

Xóm Chòi Hồng có tổng diện tích rừng sản xuất đạt gần 400ha, chủ yếu là cây keo và bạch đàn. Nhờ chuyển sang trồng rừng, người dân trong xóm có nguồn thu nhập ổn định, bình quân 01ha rừng sau 5 năm có thu nhập từ 90-120 triệu đồng. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của xóm cũng giảm từ gần 100% vào năm 2016 thì nay chỉ còn 49/204 hộ.

Cùng với việc tập trung phát triển cây keo, bạch đàn, huyện Võ Nhai còn tập trung hỗ trợ bà con chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây quế. Từ năm 2022, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường hỗ trợ người dân phát triển rừng theo tiêu chuẩn FSC nhằm góp phần nâng cao chất lượng gỗ rừng trồng, đáp ứng các yêu cầu khi xuất khẩu sản phẩm sang một số thị trường cao cấp, giúp nâng cao thu nhập cho người trồng rừng.

Nhiều năm qua, rừng là nguồn sinh kế, nguồn thu nhập của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vì vậy, tỉnh Thái Nguyên xác định trồng rừng là “đòn bẩy” quan trọng để tăng thu nhập cho người trồng và chăm sóc rừng. Thái Nguyên đang tập trung phát triển hệ sinh thái rừng theo hướng đạt giá trị đa dụng. Mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Thái Nguyên sẽ đạt giá trị sản phẩm gỗ từ rừng trên 10,9 nghìn tỷ đồng; giá trị lâm sản ngoài gỗ tăng 1,5 lần và thu từ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tăng 50% so với năm 2020... Tỉnh tiếp tục ưu tiên phát triển vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung, tăng diện tích rừng gỗ lớn, tập trung ở các địa phương có lợi thế về rừng.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.