Xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao

Xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), song với quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong cách triển khai thực hiện, nhờ đó đến nay diện mạo nông thôn các địa bàn có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt...

Phong trào thi đua rộng khắp

Vốn là địa bàn thuần nông, trước đây, đời sống Nhân dân xã Đông Lỗ rất khó khăn, hạ tầng giao thông kém phát triển… nhờ triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, Đông Lỗ - quê hương của Khu Cháy anh hùng năm nào đã vươn lên trở thành địa phương giàu đẹp, văn minh.

Những ngày này, khi khắp thôn, xóm, khu dân cư trên địa bàn thành phố sôi nổi văn nghệ, thể thao chào mừng ngày hội đại đoàn kết toàn dân, người dân Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa cũng nô nức với nhiều hoạt động. Trưởng thôn Ngọc Trục Nguyễn Văn Nha chia sẻ: Các thôn trên địa bàn xã đều duy trì câu lạc bộ văn nghệ, thể dục - thể thao, dưỡng sinh, dân vũ… rất sôi nổi. Nhân dân các thôn thi đua, tham gia nhiệt tình, tạo sân chơi bổ ích.

Diện mạo nông thôn mới huyện Ứng Hòa ngày càng khang trang, xanh, sạch, đẹp. Ảnh: Mai Phương
Diện mạo nông thôn mới huyện Ứng Hòa ngày càng khang trang, xanh, sạch, đẹp. Ảnh: Mai Phương

Chia sẻ thêm về quá trình xây dựng NTM tại địa phương, ông Đào Ngọc Tuấn Anh, người dân thôn Đào Xá cho biết: để xây dựng thôn thông minh, ngoài lắp đặt hệ thống camera, lắp đèn chiếu sáng… người dân trong thôn đóng góp tiền và ngày công làm lan can inox quanh bờ ao, trồng cây xanh, thảm hoa rực rỡ...

Chủ tịch UBND xã Đông Lỗ Dương Văn Sửu cho biết: Bước vào thực hiện chương trình xây dựng NTM, Đông Lỗ cũng như nhiều xã khác có điểm xuất phát thấp. Xác định xây dựng NTM là chương trình chiến lược lâu dài, đòi hỏi nguồn lực lớn; muốn thành công phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và đồng thuận của Nhân dân, do vậy, công tác tuyên truyền, vận động được xã chú trọng; các phương pháp luôn được đổi mới, giúp cán bộ và Nhân dân nhận thức đúng, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại; khơi dậy tính tích cực, chủ động, làm cho chương trình xây dựng NTM trở thành phong trào thi đua rộng khắp... Nhờ vậy, diện mạo của xã đến nay đã đổi thay nhiều, ngày càng khang trang, sạch đẹp, văn minh với hệ thống giao thông cơ bản được cứng hóa, thuận tiện cho sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân; cơ sở vật chất trường học được chú trọng, các thiết chế văn hóa thôn được quan tâm đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu làm việc, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của Nhân dân.

Đến nay, toàn huyện đã có 28/28 xã được UBND thành phố công nhận xã đạt chuẩn NTM, trong đó, 6/28 xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 20,14%), không có tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM. Thị trấn Vân Đình đã được UBND huyện Ứng Hòa công nhận đạt chuẩn văn minh đô thị. Kinh tế của huyện tiếp tục trên đà tăng trưởng khá, bình quân đạt 7,45% so với cùng kỳ năm 2023; các cơ quan, đơn vị đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai huyện đạt kết quả khá toàn diện. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch tích cực, huyện đã hoàn thành xây dựng, phát triển nhãn hiệu cho 3 sản phẩm gồm: gạo chất lượng Khu Cháy, Vịt Vân Đình, Trứng gia cầm Đông Lỗ...

Phấn đấu 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Nhờ xây dựng NTM, tư duy sản xuất của nông dân trên địa bàn huyện những năm qua đã có những chuyển biến tích cực; nhiều hộ đã tiếp cận áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, chuyển từ sản xuất manh mún sang sản xuất tập trung, mang tính hàng hóa nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa… ngày càng đồng bộ, hoàn thiện theo hướng hiện đại, nhất là các công trình giao thông. Đường làng ngõ xóm, hệ thống thoát nước được kiên cố hóa bảo đảm đáp ứng yêu cầu, 100% hệ thống đường trục xã, liên xã, đường trục thôn, liên thôn được bê tông hóa, nhựa hóa; 504/504km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông nội đồng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp.

Phát huy kết quả đạt được trong những năm qua, huyện đã ban hành Nghị quyết chuyên đề xây dựng huyện Ứng Hòa đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Theo đó, mục tiêu phấn đấu đến năm 2026 đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong đó có ít nhất 50% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; tỷ lệ hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao của huyện đạt từ 95% trở lên.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội có bước phát triển nổi bật. Trên địa bàn huyện có 5 trường THPT công lập, trong đó có 3/5 trường giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia, luôn đứng ở tốp đầu của huyện; Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được công nhận đạt chuẩn theo quy định. Trạm y tế, nhà văn hóa xã, khu thể thao, nhà công sở được cải tạo, chỉnh trang, bảo đảm khang trang đáp ứng yêu cầu làm việc. 100% các thôn, cơ quan đều đạt thôn, cơ quan văn hóa. Các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm, chú trọng triển khai. Chính sách lao động thương binh xã hội được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng. Công tác Quốc phòng an ninh được bảo đảm. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội an toàn giao thông được giữ vững. Hệ thống chính trị không ngừng được củng cố, vững mạnh về mọi mặt; Nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền.

Theo Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa Nguyễn Tiến Thiết, đạt chuẩn NTM là vinh dự, niềm tự hào, nhưng cũng là trách nhiệm to lớn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ứng Hòa. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, huyện tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025, Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Ứng Hòa đã xác định quan điểm, một số chỉ tiêu cụ thể.

Theo đó, huyện phấn đấu đến hết năm 2025 có 15 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 8 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 5.448 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên 4,26%/năm, có từ 50% trở lên giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; có từ 100 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao trở lên. Hình thành Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch của huyện Ứng Hòa. Năm 2025, huyện phấn đấu không còn hộ nghèo, thu nhập bình quân/người đạt 80 triệu đồng trở lên; duy trì 100% xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt trên 95% dân số; tỷ lệ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN đạt 95%.

Chủ tịch UBND huyện cho biết thêm: để giữ vững tiêu chí đã đạt được, phấn đấu đạt những thành quả cao hơn, xây dựng Ứng Hòa ngày càng giàu đẹp, văn minh, huyện sẽ tăng cường, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, chỉ đạo, hướng dẫn, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân về việc thực hiện Chương trình Phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM; đẩy mạnh công tác thu ngân sách và huy động tối đa nguồn lực của địa phương để có đủ nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng NTM. Quan tâm bảo đảm vấn đề an sinh xã hội, vệ sinh môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn và giữ vững an ninh trật tự.

Bên cạnh đó, tập trung huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo quy hoạch, đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân; đặc biệt quan tâm hỗ trợ, đẩy mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, liên kết chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm; chỉ đạo các xã đã đạt chuẩn NTM tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí; phấn đấu đạt chuẩn theo bộ tiêu chí xã NTM nâng cao và bộ tiêu chí xã NTM kiểu mẫu...

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch lĩnh vực văn hóa - xã hội; đổi mới và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Quan tâm bảo tồn, giữ gìn, phát huy, phát triển văn hóa, đặc biệt là những giá trị văn hóa truyền thống, vật thể, phi vật thể, nâng cao chất lượng thực hiện quy ước xây dựng NTM.


(Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội)

Trên đường phát triển

Lào Cai: Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường chúc Tết lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh
Trên đường phát triển

Lào Cai: Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường chúc Tết lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23.1, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường và đoàn công tác gồm lãnh đạo Văn phòng UBND, một số sở, ngành của tỉnh đã tới thăm, chúc Tết lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh. 

Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại Ninh Thuận
Địa phương

Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại Ninh Thuận

Những năm qua, công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa tại tỉnh Ninh Thuận được duy trì thường xuyên. Các di sản như tháp Pô Klong Garai, tháp Pôrômê, lễ hội Katê… được khai thác trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, hấp dẫn nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan.

Sức sống mới ở Quang Bình
Đời sống

Sức sống mới ở Quang Bình

Lên với Quang Bình, Hà Giang những ngày này, trải rộng tầm mắt chúng tôi là những con đường liên thôn, liên xã bê tông bằng phẳng, rộng rãi, đường làng ngõ xóm sạch đẹp, giao thương phát triển, người dân đưa cơ giới hóa đẩy nhanh tiến độ sản xuất… Tất cả đã tạo nên một “bức tranh” nông thôn mới (NTM) đầy sức sống; có được kết quả đó là nhờ sự năng động, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự chung sức, chung lòng của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

Xã Minh Quang - xã NTM nâng cao đầu tiên trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của thành phố Hà Nội mang diện mạo tươi mới, yên bình và đáng sống
Trên đường phát triển

Sức vươn vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm qua, với sự quan tâm, đầu tư lớn của thành phố Hà Nội, diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô đã có nhiều đổi thay tích cực; khoảng cách hai miền xuôi - ngược ngày một được rút ngắn; đến nay, 100% xã vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của thành phố Hà Nội đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó có 1 xã NTM nâng cao. Hà Nội đang tiếp tục tập trung nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM.

Hòa Bình tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường dịp Tết Nguyên đán
Trên đường phát triển

Hòa Bình tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường dịp Tết Nguyên đán

Chỉ còn 10 ngày nữa là đến kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, đây là dịp cao điểm mua sắm trong năm của người dân trên khắp cả nước. Để bình ổn thị trường dịp Tết, Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ngăn chặn tình trạng khan hiếm hàng hóa và tăng giá bất hợp lý, bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.

Cảng quốc tế Long Sơn: Trung tâm logistics mới tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Địa phương

Cảng quốc tế Long Sơn: Trung tâm logistics mới tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Cách đây tròn một năm, Cảng Quốc tế Long Sơn đón chuyến tàu container đầu tiên, chở gần 400 TEU hàng nội địa. Sự kiện này mở ra giai đoạn kết nối tuyến vận tải biển đến đảo Long Sơn từ các cảng biển trong cả nước. Đây là mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Cảng quốc tế Long Sơn trên bản đồ cảng biển Việt Nam.

Hoa từ các nhà vườn về phố
Địa phương

Miền Tây rộn ràng đón Tết

Những ngày này, không khí Tết đã rộn ràng trên khắp nẻo đường từ phố phường đến miền quê các tỉnh miền Tây Nam bộ. Từng chuyến xe, chuyến đò ngược xuôi tấp nập chở hàng hóa đưa Xuân đến mọi miền, hứa hẹn một năm mới nhiều tươi vui, thành công và hạnh phúc.

Nông dân huyện Lục Yên sử dụng vốn chính sách đầu tư phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, cải thiện cuộc sống
Địa phương

Dấu ấn vốn chính sách trên vùng đất ngọc Lục Yên

Không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp cùng di tích lịch sử, khảo cổ, Lục Yên - huyện miền núi Đông Bắc của tỉnh Yên Bái còn được biết đến với địa hình núi cao, rừng thẳm và 18 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80% cùng 3/4 thôn bản ở vùng sâu, vùng xa; công tác giảm nghèo nơi đây trở thành thách thức. Mặc dù vậy, đội ngũ cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) vẫn kiên trì, nỗ lực suốt 22 năm qua, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững tại huyện Lục Yên.

Lào Cai: Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách Sùng A Lềnh chúc Tết các tập thể, người có công tại huyện Bảo Thắng
Trên đường phát triển

Lào Cai: Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách Sùng A Lềnh chúc Tết các tập thể, người có công tại huyện Bảo Thắng

Ngày 15.1, Đoàn công tác do Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Lào Cai Sùng A Lềnh làm trưởng đoàn đã tới thăm, tặng quà, chúc Tết tập thể, cá nhân, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội tại huyện Bảo Thắng nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ năm 2025.