Khi trưởng bản làm đại biểu của dân

Lê Hồng Hạnh- Phó trưởng Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 thực sự đã đi thật sâu vào tận buôn làng Tây Nguyên. Trong làn sóng đó, sẽ thật lạc hậu nếu như đại biểu dân cử không biết sử dụng các công cụ tối thiểu nhất như điện thoại thông minh để tận dụng các lợi ích mang lại, nhất là trong giữ mối liên hệ với cử tri và Nhân dân; khai thác tài liệu, kiến thức trên mạng, nhất là các văn bản luật, quy định. Từ đó, làm giàu vốn kiến thức cho mình và học hỏi nhiều cách làm hay của HĐND các địa phương trên nền tảng số. Dù là đại biểu chuyên trách hay kiêm nhiệm, để làm tròn bổn phận lời hứa tuyệt đối phải dựa vào dân, biết hỏi dân, nhờ cậy Nhân dân.

Đại biểu H'bic chia sẻ giải đáp các thắc mắc của cử tri về giới và chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình - ảnh BÌNH NGUYÊN
Đại biểu H'Bic chia sẻ giải đáp các thắc mắc của cử tri về giới và chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. Ảnh: Bình Nguyên

Đó là một trong những cách để hoàn thành trách nhiệm đại biểu dân cử của H’Bic Buôn Jă - một Trưởng buôn đồng thời là đại biểu HĐND, thành viên Ban Kinh tế - Xã hội HĐND xã EaKao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Những cách tiếp xúc cử tri “độc lạ”

Lần đầu ứng cử đại biểu HĐND nhưng đối với H’Bic, quá trình sinh hoạt, vác tù và hàng tổng ở buôn H’Đơk, xã Ea’Kao đã tôi luyện cho chị kỹ năng nói đi đôi với làm, nhanh nhẹn, hoạt bát và sâu sát tình hình. Nhờ vậy, sẽ không khó khăn khi H’Bic tiếp cận các kỹ năng của một người đại biểu của dân. Chia sẻ về vướng mắc khi lần đầu làm đại biểu, người con gái của bản làng Tây Nguyên khiêm tốn kể ra một loại rào cản như: sự khác biệt văn hóa giữa các đồng bào trong buôn, bởi buôn H’Đơk không chỉ có người Êđê mà có tới 50% đồng bào là người Kinh nữa; là chưa hiểu về các hoạt động mang tính đặc thù của HĐND, nhất là mảng của ban Kinh tế - Xã hội như giám sát, thẩm tra.

Nhanh nhẹn, tháo vát, những rào cản ấy đã nhanh chóng được H’Bic từ từ tháo gỡ. Trong đó, rào cản về văn hóa được H’Bic quan tâm hàng đầu. “Chỉ có rút ngắn khoảng cách, gần gũi với bà con thì mình mởi hiểu và chia sẻ được. Thật may là mình làm Buôn phó rồi Buôn trưởng, hầu như việc triển khai các chủ trương, chính sách, pháp luật từ trên xuống thì Buôn là “cánh tay nối dài” trên các lĩnh vực. Không ngày nào là không tiếp xúc với cử tri, chủ yếu là trực tiếp. Ngoài ra, mình cũng tận dụng mạng xã hội để triển khai các công việc với từng đoàn thể, hội, nhóm, rất hiệu quả và nhanh nhạy. Thông thạo tiếng Êđê nhưng gần gũi với người Kinh nên H’Bic sử dụng tiếng Việt cũng rất thành thạo. Đây là thuận lợi cũng là điểm mạnh mình tận dụng để mở mang thêm kỹ năng ngôn ngữ, kiến thức.”- H’Bic chia sẻ.

Am hiểu từng hoàn cảnh, thậm chí là thói quen sinh hoạt nên H’Bic có những cách TXCT, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của HĐND độc lạ, thông minh và hiệu quả không ngờ. Đơn cử như vận động chị em đồng bào Êđê thực hiện chính sách dân số, nuôi dạy con cái, không bỏ học sớm, H’Bic dùng ngôn ngữ Êđê, tổ chức các diễn đàn sinh hoạt của Buôn, bắt tay với Chi hội Phụ nữ, tạo sân chơi cho chị em tham gia các hoạt động như dân vũ, tham quan, dã ngoại, học hỏi kiến thức làm ăn, tận dụng các chính sách nhà nước ưu tiên cho đồng bào để chị em tiếp cận. Qua đó tâm sự, chia sẻ về giới, về vai trò, vị trí của phụ nữ, về chất lượng cuộc sống để chị em thay đổi cách nghĩ, cách sống. Đối với các trường hợp khó thuyết phục, nhất là trong thực thi chính sách, H' Bic đến nhà, chia nhỏ và bàn với những người lớn tuổi có uy tín để tuyên truyền, vận động.

Tận dụng lợi thế trên 50% hộ gia đình có người lớn sử dụng điện thoại thông minh, H’Bic lập nhóm cử tri diện rộng để thông tin triển khai được nhanh hơn. Cũng nhờ Internet, H’Bic tra cứu khá nhanh các quy định, hướng dẫn về HĐND, các kỹ năng của đại biểu HĐND, cách làm hay sáng tạo trong TXCT được các địa phương chia sẻ và vận dụng vào địa bàn của mình. “Để liên hệ với cử tri chặt chẽ, toàn diện, ngoài tận dụng lợi thế mạng xã hội, mình cũng phải tranh thủ các đợt sinh hoạt của Buôn, thậm chí các lễ hội của đồng bào, đám vui mà người dân tham gia đông để chia sẻ, lồng ghép tuyên truyền tranh thủ ý kiến bà con. Chỉ cần đó là tâm tư, nguyện vọng chính đáng của bà con thì trên diễn đàn hội nghị hay trên nương rẫy mình đều tôn trọng và tiếp thu, chuyển tải kịp thời” - H’Bic bộc bạch về các hình thức liên hệ với cử tri của mình.

Còn nhiều trăn trở

Với hơn 1.700 nhân khẩu nhưng phần lớn cử tri của Buôn H’Đơk ở nhà lao động, sản xuất là người già, trung niên, phụ nữ và trẻ em, lớp thanh niên lớn lên xuống thành phố để mưu sinh. Phần lớn thanh thiếu niên, trong đó có các em gái chỉ học đến lớp 7, lớp 8 là bỏ dở, vài năm lập gia đình hoặc xuống Sài Gòn tìm việc. Tỷ lệ các em học lên cao rất ít. Điều H’Bic trăn trở lớn nhất chính là thế hệ trẻ của buôn làng, vừa lo thiếu người kế cận “già làng, trưởng bản”, vừa lo các em không chịu học hành, thiếu kiến thức cơ bản khó hội nhập được trong thời đại công nghệ khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay.

“Trong chương trình hành động của mình, tôi đã hứa và đã quyết tâm sẽ tuyên truyền, vận động bằng được con em, nhất là các em gái chăm lo học hành, học nghề, học lên cao để sau này có nghề nghiệp ổn định, làm giàu cho buôn làng, quê hương, nhất là tận dụng được các chính sách của Nhà nước dành cho đồng bào thiểu số. Đây cũng là điều tôi suy tư nhiều nhất. Điều đáng mừng là vài năm gần đây, tỷ lệ thanh niên lập gia đình sớm có xu hướng giảm, số học sinh trúng tuyển cao đẳng, đại học của Buôn đã có, trước đây hầu như không có và rất ít. Năm vừa rồi tính nhẩm lại được khoảng 2% - đây là con số đáng mừng rồi tuy ít ỏi” - H’Bic phấn khởi. 

Chia tay H’Bic trong những ngày đầu xuân đầy nắng và hoa. Chỉ tay về những ngôi nhà mới khang trang của Buôn H’Đơk - vị đại biểu dân cử của bản làng Tây Nguyên không nén khỏi nỗi niềm. Rồi đây, những ngôi nhà sàn truyền thống sẽ dần ít đi nhường chỗ cho những ngôi nhà kiến trúc kiểu mới, hiện đại tân tiến cùng với lối sống công nghiệp, công nghệ của lớp trẻ. Thích nghi với cái mới, tận dụng được công nghệ là tốt nhưng làm sao giữ được hồn cốt văn hóa, truyền thống của dân tộc, của đồng bào mình đang là câu hỏi, vấn đề lớn không chỉ trong nỗi niềm, trăn trở của người đại biểu nhân dân mà đó cũng là vấn đề cấp ủy, chính quyền nhiều địa phương, Nhà nước ta đã, đang quan tâm và có những quyết sách để bảo tồn.

Hội đồng nhân dân

Đoàn giám sát của MTTQ tỉnh Quảng Ninh họp thống nhất về kết quả giám sát chuyên đề hoạt động của các Ban HĐND cấp xã tại một số địa phương
Diễn đàn

Bài 1: Góp phần tạo nên sức mạnh của chính quyền cơ sở

Cơ sở là nơi phản ánh rõ nét, sinh động nhất về sự gắn bó mật thiết giữa chính quyền với người dân và cũng là nơi đánh giá thực chất nhất về sức sống của các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi được triển khai vào cuộc sống. Trong suốt quá trình phát triển, HĐND xã luôn được quan tâm xây dựng, giữ vai trò quan trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cơ quan dân cử cơ sở hiện nay vẫn chưa thể phát huy hết vị trí, vai trò. Trong đó, các Ban chuyên môn của HĐND cấp xã ở Quảng Ninh là một ví dụ điển hình...

Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh khảo sát cảng Nosco (thị xã Quảng Yên).
Hội đồng nhân dân

Tăng cường quản lý, bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa

Trong tháng 10 vừa qua, Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh đã làm việc với các sở, ngành, địa phương liên quan về việc chấp hành các quy định pháp luật trong công tác bảo đảm ATGT đường thủy nội địa và quản lý, đăng kiểm, đăng ký phương tiện giao thông đường thủy. Qua đó, kiến nghị UBND tỉnh xem xét ban hành quy định tăng cường công tác quản lý luồng tuyến; phối hợp kiểm tra, kiểm soát, xử lý phương tiện vi phạm di chuyển trong tuyến thủy nội địa với các địa phương giáp ranh...

Đoàn khảo sát thực tế phương án phòng cháy chữa cháy tại chợ An Long, huyện Tam Nông
Hội đồng nhân dân

Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ cháy nổ

Làm việc với huyện Tam Nông về kết quả thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và Nghị quyết số 85/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định việc xử lý các cơ sở trên địa bàn không bảo đảm yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy có hiệu lực thi hành, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Đồng Tháp đề nghị, địa phương tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức, kỹ năng PCCC cho người dân; thực hiện tốt hơn nữa công tác phòng ngừa, nhất là phối hợp giữa lực lượng chữa cháy cơ sở và dân phòng theo phương châm 4 tại chỗ.

Bài 2: Đập nhịp đập của cuộc sống, của Nhân dân
Diễn đàn

Bài 2: Đập nhịp đập của cuộc sống, của Nhân dân

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội Khóa XII, nhiệm kỳ 2007 - 2011, ngày 15.3.2011, Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên cương vị Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Chúng ta đập nhịp đập của cuộc sống, của trái tim, của Nhân dân thì nhất định hoạt động của Quốc hội sẽ sinh động và hiệu quả”. Đó cũng chính là “sợi chỉ đỏ” gắn kết mối liên hệ “máu thịt” giữa đại biểu với cử tri - mạch nguồn hoạt động dân cử, góp phần thiết thực xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - một nhà nước mà ở đó “bao nhiêu lợi ích đều vì dân; bao nhiêu quyền hạn đều của dân” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định.

Bài 1: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ

Có một câu chuyện sâu sắc về người con hàng ngày mọi việc đều tin tưởng vào tư vấn của cha, một hôm lại gần cha và hỏi: Khi cha qua đời, làm sao để con biết điều gì làm hay không nên làm? Câu trả lời của người cha thật thấm thía: Con hãy hỏi trái tim mình. Chợt nhớ đến câu nói xúc động cùng hành động (đặt tay lên ngực trái) chạm đến trái tim hàng triệu, triệu người dân đất Việt của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi nhắc lại một câu của nhà văn Nguyễn Đình Thi viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bộ phim “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”: “Trên ngực áo này không một tấm huân chương, nhưng dưới làn áo mỏng này có một trái tim”(1). Đó là trái tim của một bậc đại trí, nhân kiệt, cả cuộc đời thanh cao, giản dị, một lòng, một dạ vì nước, vì non, vì cơ đồ giang san - Người đại biểu trọn vẹn lời hứa với dân, lời thề trước cờ Đảng, cờ Tổ quốc, một tấm gương mẫu mực, sáng ngời cho các đại biểu dân cử.

Quang cảnh kỳ họp chuyên đề lần thứ 19 HĐND tỉnh Tuyên Quang
Hội đồng nhân dân

Tuyên Quang: Thông qua 6 nghị quyết quan trọng

Chiều ngày 14.11, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 19. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà chủ tọa kỳ họp.

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024
Hội đồng nhân dân

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024

Ngày 14.11, HĐND tỉnh Khóa X đã tổ chức Kỳ họp đột xuất lần thứ Mười để xem xét, giải quyết kịp thời những nội dung quan trọng, cấp bách liên quan đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đặc biệt, là nội dung điều chỉnh vốn đầu tư công để bảo đảm chỉ tiêu giải ngân đề ra trong năm.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang Hoàng Văn Vịnh
Hội đồng nhân dân

Kỳ vọng các giải pháp căn cơ tháo gỡ "điểm nghẽn"

Với điều hành khoa học, bảo đảm yêu cầu về thời gian cho người hỏi và người trả lời của Chủ tọa, ngày thứ nhất Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV diễn ra trong không khí sôi nổi. Theo dõi phiên họp, đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: các đại biểu Quốc hội đã rất trách nhiệm, đặt câu hỏi "trúng" vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, "tư lệnh " ngành đã trả lời công tâm, sát câu hỏi đưa ra, đề ra các giải pháp thiết thực. Đồng thời, kỳ vọng vào các giải pháp căn cơ tháo gỡ những "điểm nghẽn" của nền kinh tế - xã hội.

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu
Diễn đàn

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu

Khảo sát Việc hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chú trọng đến các ngành, nghề thị trường lao động nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng; xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng nội dung “Hỗ trợ tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và các thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” đối với người lao động là người dân tộc Kinh sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.