HĐND Kiên Giang thông qua nghị quyết về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 14.11, HĐND tỉnh Kiên Giang Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc Kỳ họp thứ 28 (kỳ họp chuyên đề) xem xét, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng; trong đó, có nghị quyết về chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Kiên Giang, tờ trình thông qua nghị quyết chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn là rất cần thiết. Đối tượng áp dụng là cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai, các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số chưa có đất sinh hoạt cộng đồng, cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai; công tác dân tộc.

q1.jpg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang Mai Văn Huỳnh phát biểu

Cụ thể, đối với chính sách bảo đảm đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số (khoảng 69.965 hộ, chiếm 14,9% dân số của tỉnh), quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai. Theo đó, UBND cấp huyện căn cứ phong tục, tập quán, tín ngưỡng, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của địa phương phải ưu tiên đảm bảo quỹ đất đủ tiêu chuẩn, định mức theo quy định và phải xác định chỉ tiêu sử dụng đất sinh hoạt cộng đồng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện để xây dựng nơi sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số.

3.jpg
Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang thông qua 13 nghị quyết

Đối với chính sách hỗ trợ đất đai lần đầu cho cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Đất đai, qua rà soát, có khoảng 3.957 hộ (2,4% hộ nghèo và 3,64% hộ cận nghèo) được thụ hưởng; tổng diện tích đất dự kiến hỗ trợ khoảng 12.107ha.

Theo đó, có 4 đối tượng được hưởng chính sách này, gồm: Cá nhân không có đất ở sẽ được UBND tỉnh xem xét giao đất và được miễn tiền sử dụng đất; cá nhân có nhu cầu sẽ được Nhà nước xem xét cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở trong hạn mức giao đất ở do UBND tỉnh quy định và được miễn tiền sử dụng đất đối với đất có nguồn gốc được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận hoặc được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; cá nhân không có đất nông nghiệp được Nhà nước xem xét giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định và không thu tiền sử dụng đất; cá nhân nếu có nhu cầu sẽ được Nhà nước xem xét cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở để sản xuất, kinh doanh tối đa không quá 300m2 đối với khu vực nông thôn (xã) và tối đa không quá 200m2 đối với khu vực đô thị (phường, thị trấn) và được giảm 50% tiền thuê đất.

2.jpg
Các đại biểu thống nhất thông qua Nghị quyết về chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Cùng với nghị quyết nói trên, tại kỳ họp, HĐND tỉnh cũng đã xem xét, thông qua các nghị quyết quan trọng khác, về: điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; kéo dài thời gian bố trí vốn thực hiện một số dự án; điều chỉnh kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân đầu tư công năm 2023 sang năm 2024; quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện 3 dự án; sửa đổi, bổ sung Bảng giá đất giai đoạn 2020-2024; cơ chế hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội…

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang Mai Văn Huỳnh nêu rõ: 13 nghị quyết được thông qua liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới; đồng thời, triển khai thực hiện kịp thời Luật Đất đai năm 2024 theo chỉ đạo của Chính phủ và chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

Để các nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Huỳnh đề nghị, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai thực hiện, nhất là các nghị quyết có liên quan đến thực hiện Luật Đất năm 2024. Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh tăng cường giám sát trong quá trình thực hiện.

Hội đồng nhân dân

Quyết tâm cao độ hoàn thành mọi mục tiêu
Diễn đàn

Quyết tâm cao độ hoàn thành mọi mục tiêu

Dưới điều hành linh hoạt, khoa học của chủ tọa, nhiều vấn đề “nóng” như ngăn chặn, xử lý thông tin giả, sai sự thật, tin xấu, độc trên internet và mạng xã hội; tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản xảy ra trên không gian mạng... đã được giải trình, làm rõ phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Thái Nguyên Khóa XIV. Làm rõ một số điểm nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội và đưa ra các giải pháp khắc phục sau phiên họp này, người đứng đầu UBND tỉnh tin tưởng với quyết tâm cao độ, Thái Nguyên sẽ thích ứng linh hoạt để hoàn thành mọi mục tiêu.

Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, kết nối nhà đầu tư chiến lược
Diễn đàn

Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, kết nối nhà đầu tư chiến lược

Sau 2 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm, Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Thái Nguyên Khóa XIV đã hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc lớn. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Hoàng Sơn đề nghị: UBND tỉnh tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; tăng cường thu hút, đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư, kết nối các nhà đầu tư chiến lược…

Khơi thông “rào cản”, tạo động lực phát triển các trụ cột kinh tế
Diễn đàn

Khơi thông “rào cản”, tạo động lực phát triển các trụ cột kinh tế

Thảo luận Tổ tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Thái Nguyên Khóa XIV về kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, các đại biểu cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8,5% trong năm 2025 đòi hỏi nỗ lực hơn nữa, đặc biệt là thúc đẩy các trụ cột tăng trưởng như sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, thương mại dịch vụ… Một trong những chìa khóa để kích đà tăng trưởng, theo các đại biểu ở mỗi trụ cột kinh tế, cần khơi thông các rào cản, tạo động lực cho sự phát triển.

Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn phát biểu bế mạc kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thông qua các quyết sách kịp thời giải quyết những vấn đề cấp bách

Phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Khánh Hòa Khóa VII, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn nhấn mạnh: trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng, thận trọng, khách quan, toàn diện, HĐND tỉnh đã thông qua 56 nghị quyết nhằm kịp thời giải quyết những vấn đề cấp bách và quyết định những vấn đề quan trọng có tính chiến lược.

Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa Đinh Ngọc Thúy trình bày báo cáo giám sát tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thanh Hóa: Khắc phục tồn đọng trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri tỉnh Thanh Hóa tại Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Khóa XVIII là kết quả giám sát việc thực hiện Kết luận số 251/KL-HĐND ngày 2.6.2022 của Thường trực HĐND tỉnh về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội phát biểu bế mạc kỳ họp
Chuyển động

Sắp xếp, hoàn thiện tổ chức, bộ máy tinh gọn, mạnh, hiệu quả

Ngay sau khi kết thúc Kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố Hà Nội Khóa XVI, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, UBND thành phố, các cấp, ngành, đơn vị, địa phương chủ động tổ chức triển khai đồng bộ, kịp thời để các nghị quyết của HĐND thành phố đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại kỳ họp.
Chuyển động

Hành động quyết liệt để cải thiện môi trường Thủ đô

Phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu và cử tri quan tâm, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, trong năm 2025, thành phố quyết tâm cải thiện môi trường với nhiều hành động quyết liệt, cụ thể. Đặc biệt, sẽ có cơ chế phối hợp với doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ người dân đổi xe cơ giới chạy bằng xăng sang điện để bảo vệ môi trường.

Chủ tọa kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt Khu kinh tế Vân Phong

Thẩm tra công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh thực hiện nghiêm túc nội dung kiến nghị của các Đoàn giám sát HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh và các Ban của HĐND tỉnh trong năm 2024; có giải pháp đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch phân khu trên địa bàn tỉnh, nhất là Khu kinh tế Vân Phong…

Hà Nội: Bàn giải pháp cải tạo chất lượng nước tại 4 dòng sông nội đô
Chuyển động

Hà Nội: Bàn giải pháp cải tạo chất lượng nước tại 4 dòng sông nội đô

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố Hà Nội Khoá XV, nhiều đại biểu đã gửi câu hỏi đến lãnh đạo các sở, ngành về việc cải tạo môi trường nước cho các con sông nội đô. Trong đó, các đại biểu đều mong muốn thành phố phải có giải pháp căn cơ, cụ thể để giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm hiện nay.

Kịp thời quyết định nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách
Diễn đàn

Kịp thời quyết định nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách

Với quyết tâm đổi mới, trách nhiệm và hành động, từ đầu năm 2024 đến nay, HĐND tỉnh Hà Tĩnh luôn chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Qua đó, tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, kịp thời quyết định nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách của tỉnh…

Chủ tọa kỳ họp HĐND tỉnh Thanh Hóa - ảnh Minh Hiếu
Hội đồng nhân dân

Thanh Hóa: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ 2 cả nước

Sáng 12.12, HĐND tỉnh Thanh Hóa khai mạc Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Một trong những điểm nhấn ấn tượng trong bức tranh kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa năm 2024 là tốc độ tăng trưởng đạt 12,16%, đứng thứ 2 cả nước; thu ngân sách Nhà nước đạt trên 54.000 tỷ đồng - số thu cao nhất từ trước đến nay.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức phát biểu tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Sắp xếp bộ máy tinh gọn phải song song với tinh giản biên chế

Về tinh gọn tổ chức bộ máy, UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo Sở Nội vụ rà soát, xây dựng dự thảo phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy trước ngày 15.12.2024. Sắp xếp bộ máy tinh gọn phải song song với tinh giản biên chế mới đạt hiệu quả. Phải thực hiện trên tinh thần lựa chọn, giữ lại người tài năng, quyết liệt loại bỏ công chức sợ sai, sợ trách nhiệm. Cần có tinh thần, thái độ nghiêm túc, chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện.