Dưới làn áo mỏng này có một trái tim

Bài 2: Đập nhịp đập của cuộc sống, của Nhân dân

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội Khóa XII, nhiệm kỳ 2007 - 2011, ngày 15.3.2011, Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên cương vị Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Chúng ta đập nhịp đập của cuộc sống, của trái tim, của Nhân dân thì nhất định hoạt động của Quốc hội sẽ sinh động và hiệu quả”. Đó cũng chính là “sợi chỉ đỏ” gắn kết mối liên hệ “máu thịt” giữa đại biểu với cử tri - mạch nguồn hoạt động dân cử, góp phần thiết thực xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - một nhà nước mà ở đó “bao nhiêu lợi ích đều vì dân; bao nhiêu quyền hạn đều của dân” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định.

Trường học lớn để đại biểu dân cử rèn luyện, dấn thân

Trong Bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị Khóa II Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới, không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân”. Đại biểu dân cử là người được Nhân dân gửi gắm quyền làm chủ của mình, quyền chính trị thiêng liêng của con người mà Hiến pháp đã ghi nhận. Trong mối liên hệ với cử tri, đại biểu dân cử chính là “cầu nối” xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân, để qua đó củng cố niềm tin của người dân vào bộ máy nhà nước; đồng thời, tạo điều kiện cho Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Từ mối liên hệ với cử tri, đại biểu dân cử như có thêm tai, thêm mắt, giúp đại biểu có cơ sở thực tiễn thực hiện hiệu quả vai trò, trách nhiệm. Một điều thú vị, cuộc sống và cử tri luôn là người thầy, trường học lớn để đại biểu dân cử rèn luyện và dấn thân.

Thường trực HĐND thành phố Hải Phòng tiếp xúc cử tri nguyên là lãnh đạo thành phố về nội dung kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND thành phố. Ảnh: T. Lâm
Thường trực HĐND thành phố Hải Phòng tiếp xúc cử tri nguyên là lãnh đạo thành phố về nội dung kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND thành phố. Ảnh: T. Lâm

Là thương binh xuất ngũ từ Chiến trường K, có hơn 30 năm công tác tại Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai, trong đó hơn 10 năm là người đứng đầu cơ quan xét xử, cứ ngỡ những trải nghiệm đã là quá đủ cho một cán bộ kỳ cựu nhưng trong kỳ họp kết thúc nhiệm kỳ HĐND năm 2021, đại biểu HĐND tỉnh Đồng Nai Huỳnh Văn Lưu, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh đã phải thốt lên một câu từ đáy lòng: “Trở thành đại biểu HĐND trong một nhiệm kỳ là một may mắn, bởi tôi như thấy mình có thêm một tấm bằng đại học - một tấm bằng giá trị và danh giá nhất”.

Trải qua nhiều vị trí công tác từ cấp xã, huyện rồi đến tỉnh, nguyên Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Dũng tâm đắc một điều: “Chính quyền sẽ không cần phải làm gì nữa nếu giải quyết hết và thỏa đáng các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Bởi lẽ, tất cả mọi việc trong xã hội này cử tri đều nắm và phản ánh, kiến nghị”.

Vì yêu nên gặp, vì tin nên mới tỏ bày

Trên mảnh đất hình chữ S này, cử tri và Nhân dân có thể chỉ rất rõ những vị đại biểu dân cử vì dân. Hãy nhìn những hội trường chật kín người với con số hàng trăm cử tri trong các hội nghị tiếp xúc để biết sức hút của người đại biểu dân cử, và hiểu rằng với người dân chỉ vì yêu nên gặp, vì tin nên mới tỏ bày.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên Cao Thị Hòa An chia sẻ: Đại biểu dân cử là người Nhân dân tin tưởng bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn, đại biểu được bầu ra không phải để làm quan, không phải để ăn trên ngồi trốc mà là người đầy tớ thật trung thành với đồng bào, phải thực sự gắn kết “máu thịt” với Nhân dân, thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và ý kiến của Nhân dân, “Bao nhiêu lợi ích đều của dân, bao nhiêu quyền lợi đều của dân”, “Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh”. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong suốt sự nghiệp của mình đã mẫu mực trong thực hành sâu sắc lời căn dặn đó. Khi người dân đã tin, đã yêu, khi ý Đảng đã hòa quyện với lòng dân thì người dân sẽ ủng hộ, đồng thuận, khi đó làm việc gì cũng xong. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần kiên quyết với những trường hợp lợi dụng dân chủ để chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Luôn dành thời gian quan trọng và ưu tiên nhất cho hoạt động của ĐBQH với vai trò là thành viên Ủy ban xã hội, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, GS.TS. ĐBQH Nguyễn Anh Trí tâm huyết: Cơ quan dân cử thực sự có ích cho dân khi và chỉ khi các hoạt động gắn liền, đi cùng thực tiễn cuộc sống, đơn cử như việc ban hành ngay những quyết sách kịp thời phòng chống dịch khi dịch bệnh Covid-19 đang ở thời điểm diễn biến phức tạp nhất. ĐBQH muốn tròn vai, đóng góp được phải luôn bám vào thực tiễn cuộc sống. “Quá trình hoạt động dân cử, tôi thu nhận được thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhưng quan trọng nhất vẫn là từ cử tri, từ Nhân dân. Chính cử tri dạy cho đại biểu biết cần nói gì, làm gì, vì vậy phải cùng lăn xả vào thực tiễn cuộc sống, gần gũi với cử tri” - đại biểu trải lòng với ánh mắt và nụ cười hồn hậu.

Còn theo Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga: Để đập nhịp đập cuộc sống, của Nhân dân, trước hết người đại biểu phải thực sự vì dân, thực sự lắng nghe tiếng nói, ý chí, nguyện vọng của người dân và trong tất cả các hoạt động của Quốc hội đều xuất phát từ ý chí, nguyện vọng, quyền lợi chính đáng cao nhất của Nhân dân, đến lợi ích của quốc gia, dân tộc. Khi ý thức mình là người đại biểu của Nhân dân, thực sự nỗ lực gần dân để lắng nghe được tiếng nói, truyền tải ý chí, nguyện vọng của Nhân dân đến các cấp, ngành, đến nghị trường. Cần nhiều năng lực khác nhau, trong đó năng lực tổng hợp và nắm bắt vấn đề, vì trong bộn bề các sự kiện người đại biểu tiếp xúc mỗi ngày, phải nắm bắt chính xác, chú ý được vào các vấn đề rất quan trọng với cuộc sống Nhân dân.

Chuyển hóa thành những quyết sách an dân

Để đập nhịp đập của cuộc sống, của trái tim, của Nhân dân, để “Bao nhiêu lợi ích đều của dân, bao nhiêu quyền lợi đều của dân” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, trên cơ sở lắng nghe, ghi nhận, cơ quan, đại biểu dân cử phải luôn trăn trở, thao thức với những vấn đề bức xúc của cử tri và Nhân dân để thúc đẩy việc đôn đốc giải quyết. Đây chính là gốc của việc gắn kết mối liên hệ “máu thịt” với cử tri, trở thành “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt hành trình hoạt động của đại biểu. Nhất là để “tiếng lòng” của cử tri vang vọng nghị trường và chuyển hóa thành những quyết sách an dân.

Lãnh đạo tỉnh Long An và các tác giả đạt giải Cuộc vận động “Cử tri hiến kế xây dựng quê hương Long An” năm 2024. Ảnh: C. Thành
Lãnh đạo tỉnh Long An và các tác giả đạt giải Cuộc vận động “Cử tri hiến kế xây dựng quê hương Long An” năm 2024. Ảnh: C. Thành

Nhiều quyết sách trúng đúng kịp thời, thậm chí mang tính lịch sử đã được hình thành và quyết định từ chính cầu nối bền chặt giữa đại biểu với cử tri. Tiêu biểu trong số đó là Nghị quyết 30/2021/QH15 của Quốc hội Khóa XV tại Kỳ họp lần thứ Nhất - sáng kiến pháp luật đã tạo điều kiện cho Chính phủ điều hành phòng, chống dịch, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị trong điều kiện dịch bệnh Covid-19; Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội Về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội - “chìa khóa” mang lại nhiều kỳ tích trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đưa Việt Nam ổn định vượt qua đại dịch, cuộc sống của người dân được bảo đảm trong môi trường an toàn, bền vững.

Thấm nhuần tư tưởng lấy dân làm gốc, phát huy dân chủ, cả hệ thống chính trị tỉnh Long An, trong đó có HĐND tỉnh luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, không ngừng đổi mới, thực hiện thêm nhiều hình thức phát huy dân chủ, tạo điều kiện tương tác, sẵn sàng lắng nghe, quan tâm giải quyết đầy đủ, kịp thời vấn đề cử tri, Nhân dân quan tâm. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Mai Văn Nhiều tâm đắc: Thường trực HĐND tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức Cuộc vận động “Cử tri hiến kế xây dựng quê hương Long An”; đồng thời, nghiên cứu, chủ động tổ chức thêm hình thức giám sát và tương tác, lắng nghe, trả lời, giải quyết các vấn đề bức xúc của cử tri qua việc định kỳ mỗi năm tổ chức ít nhất 2 phiên giải trình, 2 Chương trình Đối thoại phát trực tiếp và trực tuyến trên Trang thông tin điện tử, mạng xã hội của Báo Long An, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và của HĐND tỉnh. Qua đó, đã góp phần giải quyết hiệu quả kiến nghị cử tri; tháo gỡ vướng mắc, khắc phục hạn chế trong quá trình quản lý, điều hành trên các lĩnh vực, được cử tri, Nhân dân đồng thuận, đánh giá rất cao.

Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hải Phòng Phạm Văn Lập chia sẻ: Với quan điểm đích đến trong các hoạt động của chính quyền, nhất là của đại biểu, cơ quan dân cử là sự phát triển nhanh, bền vững của thành phố, trên hết cả là niềm tin, hạnh phúc của người dân, hoạt động tiếp xúc cử tri, giám sát giải quyết kiến nghị cử tri được Thường trực HĐND thành phố Hải Phòng đặc biệt chú trọng với những cách làm sáng tạo, linh hoạt, luân phiên theo từng nhóm vấn đề, chuyên đề; mở rộng phạm vi, đối tượng tiếp xúc cử tri đa dạng, có sự tham gia của các cử tri nguyên là lãnh đạo thành phố, đại diện các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học đang công tác trên địa bàn… Qua đó, tiếp thu được nhiều ý kiến tham gia tâm huyết, trí tuệ, trách nhiệm, gợi mở nhiều giải pháp thiết thực giúp HĐND thành phố có những quyết sách đúng, trúng, thiết thực, hợp lòng dân.

Trên thực tế, việc ban hành các cơ chế đặc thù có tính vượt trội thực hiện chính sách an sinh xã hội được đánh giá là điểm sáng trong hoạt động của HĐND thành phố. Những quyết sách thiết thực từ lắng nghe “tiếng lòng” của cử tri đã giúp Hải Phòng liên tục giữ vững vị trí tốp đầu cả nước trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nguyện vọng của đông đảo cử tri, Nhân dân thành phố.

Với vai trò “cầu nối” giữa cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước với cử tri và Nhân dân, công tác dân nguyện của Quốc hội ngày càng được đổi mới, đạt được nhiều thành tựu. Đặc biệt, từ Phiên họp thứ 2 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XV, công tác dân nguyện được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận báo cáo hằng tháng; đồng thời, tăng cường trách nhiệm đầu mối của Ban Dân nguyện trong phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tại Kỳ họp thứ Năm, lần đầu tiên, Quốc hội Khóa XV tổ chức giám sát kết quả giải quyết ý kiến kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tư; tại Kỳ họp thứ Sáu, lần đầu tiên kể từ đầu nhiệm kỳ, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về kết quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023… Đây là những đổi mới cần thiết, nhằm tăng cường giám sát trực tiếp để tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực tế, kế tục quan điểm “lấy dân làm gốc” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra.

Diễn đàn

Ổn định dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn
Diễn đàn

Ổn định dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn

Từ Chương trình bố trí sắp xếp ổn định dân cư ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm theo hình thức tập trung, xen ghép và ổn định tại chỗ, tỉnh Tuyên Quang đã kịp thời di chuyển các hộ ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm, giúp ổn định dân cư từ các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, di cư tự do, khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Đoàn Giám sát làm việc với Trường THPT Nguyễn Huệ (TP. Huế)
Diễn đàn

Xây dựng lộ trình, giải pháp với chỉ tiêu trường đạt chuẩn

Giám sát việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và xây dựng cơ sở vật chất trường học bậc THPT trên địa bàn từ năm 2021 đến nay, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị, ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục rà soát, đề xuất với HĐND, UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các trường còn thiếu; xây dựng lộ trình, giải pháp đạt chỉ tiêu đề ra về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở bậc THPT. Đồng thời, có định hướng đầu tư xây dựng, sửa chữa hợp lý, bảo đảm các tiêu chí về cơ sở vật chất theo quy định...

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu
Diễn đàn

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu

Khảo sát Việc hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chú trọng đến các ngành, nghề thị trường lao động nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng; xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng nội dung “Hỗ trợ tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và các thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” đối với người lao động là người dân tộc Kinh sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân
Hội đồng nhân dân

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, Trưởng đoàn giám sát HĐND tỉnh Đồng Nai - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng đề nghị UBND tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá, tập trung tháo gỡ những tiêu chí còn vướng; thí điểm chương trình đô thị văn minh hiện đại tại một số phường, bảo đảm sự thụ hưởng của người dân…

 HĐND tỉnh Ninh Bình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động xả thải trên địa bàn.
Hội đồng nhân dân

Quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp

Phạm Hồng Thái - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình

Giám sát là một trong 2 chức năng cơ bản của HĐND, là cơ sở để HĐND thực hiện tốt chức năng quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động này, việc sửa đổi Luật Hoạt động Giám sát của Quốc hội và HĐND cần phân định các cấp độ giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban của HĐND; đồng thời, quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp tỉnh, huyện, xã để tạo sự thống nhất, là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND các cấp.

Toàn cảnh thành phố Yên Bái nhìn từ trên cao
Diễn đàn

Kỳ cuối: Cán bộ có tâm, người dân hạnh phúc

Xin được khép lại câu chuyện thể hiện quyết tâm đổi mới phương thức hoạt động của HĐND tỉnh Yên Bái với điểm nhấn là các nghị quyết, chính sách được ban hành “do dân, vì dân”. Đây hẳn cũng là mối quan tâm của HĐND nhiều địa phương, bởi, đưa Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước nói chung và các chính sách của HĐND tỉnh nói riêng vào cuộc sống là nhiệm vụ quan trọng, yếu tố then chốt để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tất cả hướng tới mục tiêu: Tỉnh phát triển, người dân ấm no hạnh phúc.

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng
Diễn đàn

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng

Phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên yêu cầu các cơ quan thẩm quyền nghiên cứu đề xuất giải quyết các nhóm kiến nghị thuộc thẩm quyền: tuyển dụng đủ số biên chế đã được giao cho lực lượng kiểm lâm; cân nhắc việc tinh giản biên chế theo kiến nghị của lực lượng bảo vệ rừng; nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh cho lực lượng bảo vệ rừng để giải quyết bất cập trong các quy định hiện hành.

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn
Diễn đàn

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn

Lực lượng bảo vệ rừng liên tục nghỉ việc; việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động gặp nhiều khó khăn. Địa hình rừng núi Gia Lai phức tạp, diện tích đất lâm nghiệp quản lý lớn trong khi lực lượng bảo vệ còn mỏng, thiếu so với quy định dẫn đến rất khó khăn trong bảo vệ rừng. Trong khi đó, điều kiện làm việc của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng còn hạn chế, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, truy quét lâm tặc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; chế độ, chính sách cũng còn không ít bất cập.

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”
Diễn đàn

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”

Yên Bái là tỉnh đầu tiên của vùng Tây Bắc, tỉnh thứ tư trong toàn quốc thực hiện “phòng họp không giấy” từ năm 2019. Nỗ lực không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh và chất lượng đại biểu HĐND tỉnh với những việc tưởng như khó thực hiện, song với quyết tâm làm, dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”, HĐND tỉnh ngày càng khẳng định vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

Trường Tiểu học Quảng Tân (Đầm Hà) được bổ sung trang thiết bị giảng dạy, chỉnh trang phòng thư viện, phòng đọc sách.
Diễn đàn

Thêm nguồn lực phát triển giáo dục và đào tạo

Tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã thảo luận và thống nhất thông qua Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách cấp tỉnh năm 2024. Trong đó, có việc phân bổ gần 158 tỷ đồng nguồn tăng thu năm 2023, thưởng vượt thu năm 2022 hỗ trợ các địa phương đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Nội dung này đã nhận được sự quan tâm, kỳ vọng rất lớn của đông đảo cử tri, Nhân dân trên địa bàn.

 Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh Vi Ngọc Bích phát biểu bế mạc kỳ họp.
Diễn đàn

Phát huy cao nhất hiệu quả các nghị quyết

Trong nội dung phát biểu bế mạc kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vi Ngọc Bích đã nhấn mạnh yêu cầu, khẩn trương tổ chức thực hiện các nghị quyết vừa được HĐND tỉnh thông qua cũng như các cơ chế, chính sách còn hiệu lực để phát huy hiệu quả cao nhất; đặc biệt, là các nghị quyết trong lĩnh vực kinh tế - ngân sách, đầu tư công...

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 thực tế tại huyện Ba Chẽ.
Diễn đàn

Những dấu ấn quan trọng của cơ quan dân cử

Đến thời điểm này, tỉnh Quảng Ninh đã đi qua hơn 3/4 chặng đường thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển của năm 2024 với rất nhiều “điểm sáng” giữa bối cảnh còn không ít khó khăn, thách thức và những vấn đề phát sinh ngoài dự báo. Trong kết quả chung ấy, có đóng góp quan trọng từ sự linh hoạt, đổi mới, quyết liệt, kịp thời, sát thực tiễn trong hoạt động của cơ quan dân cử địa phương.

Đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua các nghị quyết
Diễn đàn

Thúc đẩy hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển

Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV diễn ra hôm qua (5.11) đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra với 11 nghị quyết được thông qua với sự tán thành rất cao của đại biểu tham dự. Đây là những cơ chế, chính sách, biện pháp quan trọng, cần thiết, góp phần thúc đẩy hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; tạo động lực cho sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững của địa phương trong thời gian tới…

Nghệ An phát huy tinh thần trách nhiệm trong thẩm tra về lồng ghép giới
Diễn đàn

Nghệ An phát huy tinh thần trách nhiệm trong thẩm tra về lồng ghép giới

Để nâng cao hiệu quả lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), UBND tỉnh, các ngành và địa phương quán triệt các văn bản luật, nghị định, thông tư của Quốc hội, Chính phủ, Bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện về lồng ghép giới; tạo điều kiện để HĐND có đủ hồ sơ thẩm tra, đánh giá việc lồng ghép giới, bình đẳng giới trong quá trình xây dựng VBQPPL; các Ban HĐND cần phát huy tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt các quy định trong quá trình thẩm tra về lồng ghép giới...

Ứng phó với biến đổi khí hậu, người dân tỉnh Gia Lai đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với thời tiết. Ảnh: Phạm Hoài
Hội đồng nhân dân

Khuyến khích đầu tư chiến lược phục hồi, quản lý bền vững diện tích rừng

Dự án giảm thiểu khí thải tại khu vực Tây nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu Chương trình hành động quốc gia REDD+ tỉnh Gia Lai được thực hiện với mục tiêu giảm thiểu khí thải do mất rừng, suy thoái rừng thông qua giải quyết các nhân tố trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp; khuyến khích đầu tư chiến lược, hiệu quả nhằm phục hồi, quản lý bền vững diện tích rừng; trao quyền, cải thiện khả năng thích ứng của các cộng đồng, thể chế mục tiêu nhằm cải thiện sinh kế, giảm nghèo trong cộng đồng và ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu...

Toàn cảnh phiên thảo luận
Diễn đàn

Thành quả lớn nhất là niềm tin của Nhân dân

Phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV ngày 4.11 diễn ra trong bối cảnh đặc biệt. Đất nước đứng trước không ít thách thức từ những biến động khó lường của tình hình thế giới, lại liên tiếp hứng chịu sự tàn phá khốc liệt của thiên tai tại các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Chính vì vậy, sự quan tâm, kỳ vọng của cử tri cũng trở thành mạch cảm xúc chung không chỉ trong ngày làm việc hôm qua mà còn xuyên suốt từ khi kỳ họp bước vào chương trình nghị sự.

Đúng nghĩa là nhà ở vì mục đích nhân văn
Diễn đàn

Đúng nghĩa là nhà ở vì mục đích nhân văn

Trong chương trình nghị sự Kỳ họp thứ Tám, việc Quốc hội xem xét kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” không chỉ thu hút sự quan tâm của đại biểu mà còn là diễn đàn được nhiều cử tri mong đợi. Từ kết quả giám sát, cử tri mong muốn sẽ có giải pháp giải quyết dứt điểm vấn đề quản lý thị trường bất động sản để vận hành đúng hướng và phát triển nhà ở xã hội đúng nghĩa là nhà ở vì mục đích nhân văn vốn có.

Bài 1: Vượt qua thách thức đấu tranh chống chặt phá rừng tự nhiên
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Vượt qua thách thức đấu tranh chống chặt phá rừng tự nhiên

Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Gia Lai đã vượt qua được những khó khăn, thách thức trong việc đấu tranh chống chặt phá rừng tự nhiên, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, khai thác rừng trái pháp luật và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tình hình vi phạm lâm luật năm 2023 giảm 206 vụ, tương đương 47,13% so với cùng kỳ năm 2021. Một số dự án triển khai bước đầu của các doanh nghiệp được thuê đất trồng rừng đã hình thành nên vùng nguyên liệu tập trung như các Dự án đầu tư trồng rừng của Công ty TNHH TM DV Minh Phước…

Nghệ An: Giải trình công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nước sạch
Diễn đàn

Nghệ An: Giải trình công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nước sạch

Sáng 1.11, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An đã tổ chức phiên giải trình về công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch (nước sạch đô thị và nước sạch nông thôn) trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi chủ trì phiên giải trình.

Bài cuối: Tạo đổi thay thực sự đời sống người dân ven biển
Diễn đàn

Bài cuối: Tạo đổi thay thực sự đời sống người dân ven biển

Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, bảo vệ chủ quyền biển đảo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu nhấn mạnh việc triển khai các dự án phát triển kinh tế biển, khu vực ven biển phải đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng, an ninh; tạo đổi thay thực sự đời sống người dân vùng biển.