Hà Giang: Thông qua 5 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 19

Ngày 14.11, HĐND tỉnh Khóa XVIII đã tổ chức Kỳ họp thứ 19 (chuyên đề) xem xét, quyết nghị các dự thảo nghị quyết về đầu tư công, ngân sách, chính sách hỗ trợ việc làm và bãi bỏ một số nghị quyết do hết hiệu lực thi hành.

Dự kỳ họp có: Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thào Hồng Sơn; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn…

17.jpg
Các đại biểu tham dự kỳ họp

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thào Hồng Sơn cho biết: từ đầu năm 2024 đến nay, HĐND tỉnh đã tổ chức 4 kỳ họp. Trong đó, có 1 kỳ họp thường lệ và 3 kỳ họp chuyên đề để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, đáp ứng kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Qua đó, thể hiện sự đồng hành kịp thời của HĐND tỉnh với UBND tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được giao trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

16.jpg
Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng phát biểu tại kỳ họp

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của kỳ họp, Chủ tịch HĐND tỉnh Thào Hồng Sơn đề nghị các đại biểu HĐND tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực nghiên cứu thảo luận, tham gia ý kiến có chất lượng, đề xuất những giải pháp căn cơ để HĐND tỉnh có cơ sở quyết nghị các cơ chế, chính sách bảo đảm hiệu lực, hiệu quả vì sự phát triển chung của tỉnh và niềm tin, sự mong đợi của cử tri và Nhân dân.

18.jpg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thào Hồng Sơn phát biểu khai mạc

Tại kỳ họp, lãnh đạo các sở, ngành trình bày tờ trình dự thảo 7 nghị quyết về: Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Điều chỉnh nguồn vốn sự nghiệp các chương trình MTQG năm 2022, 2023 kéo dài sang năm 2024 và năm 2025; Quy định tiêu chí để quyết định đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; Quy định về hỗ trợ lao động Hà Giang đi làm việc ở nước ngoài và đi làm việc ngoài tỉnh, thay thế Nghị quyết số 27/2019/NQ-HĐND, ngày 11.12.2019 của HĐND tỉnh; Quy định chính sách hỗ trợ về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Bãi bỏ một số nghị quyết của HĐND tỉnh Hà Giang về lĩnh vực tài chính. Ban Kinh tế - Ngân sách tỉnh trình bày báo cáo thẩm tra các dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp.

v2.jpg
Chủ tọa kỳ họp

Đóng góp ý kiến vào dự thảo các nghị quyết trình tại kỳ họp, nhiều đại biểu quan tâm, băn khoăn về một số quy định chính sách hỗ trợ đất đai trong dự thảo Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh.

14.jpg
Bí thư Thành ủy Hà Giang Chúng Thị Chiên phát biểu

Theo đó các đại biểu cho rằng: Cần làm rõ thực trạng thiếu đất của đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay trên địa bàn tỉnh; vấn đề cấp đất lần đầu cho cá nhân; quan tâm đến đối tượng được hỗ trợ đất đai đó là cộng đồng và cá nhân; hộ được hỗ trợ đất đai phải có đăng ký thường trú tại địa phương. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tham gia ý kiến về việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án ở khu vực nông thôn, khu vực đô thị và cần thống nhất cũng như quy định rõ về điểm khu dân cư nông thôn và điểm dân cư nông thôn; quy định cụ thể và mở rộng các đối tượng được hỗ trợ khi đi làm việc ở nước ngoài, ngoài tỉnh…

10.jpg
Bí thư Huyện ủy Yên Minh Ngô Xuân Nam phát biểu

Sau khi thảo luận, cho ý kiến vào dự thảo các nghị quyết, 100% các đại biểu đã thống nhất cao, quyết nghị biểu quyết thông qua 5 nghị quyết chuyên đề trình tại kỳ họp. Riêng dự thảo Nghị quyết về quy định tiêu chí để quyết định đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, do còn nhiều ý kiến khác sau sẽ được thông qua vào kỳ họp cuối năm 2024.

13.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Thị Minh Hạnh phát biểu

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thào Hồng Sơn khẳng định: với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao, kỳ họp đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Các nghị quyết được thông qua tại kỳ họp đã bám sát định hướng của Tỉnh ủy, quy định của pháp luật và đáp ứng yêu cầu trong công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh.

v1.jpg
Toàn cảnh kỳ họp

Để tổ chức thực hiện các nghị quyết đã được thông qua, đề nghị UBND tỉnh, các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện để các nghị quyết sớm đi vào cuộc sống; tập trung chỉ đạo hướng dẫn một số nội dung trong các nghị quyết, nhất là hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh, chính sách hỗ trợ lao động Hà Giang đi làm việc ở nước ngoài và đi làm việc ngoài tỉnh đảm bảo thuận lợi, kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, công bằng. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, thông tin rộng rãi nội dung các nghị quyết HĐND tỉnh đã ban hành đến cử tri, nhằm tạo sự đồng thuận cao trong triển khai thực hiện.

Hội đồng nhân dân

Quang cảnh kỳ họp chuyên đề lần thứ 19 HĐND tỉnh Tuyên Quang
Hội đồng nhân dân

Tuyên Quang: Thông qua 6 nghị quyết quan trọng

Chiều ngày 14.11, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 19. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà chủ tọa kỳ họp.

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024
Hội đồng nhân dân

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024

Ngày 14.11, HĐND tỉnh Khóa X đã tổ chức Kỳ họp đột xuất lần thứ Mười để xem xét, giải quyết kịp thời những nội dung quan trọng, cấp bách liên quan đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đặc biệt, là nội dung điều chỉnh vốn đầu tư công để bảo đảm chỉ tiêu giải ngân đề ra trong năm.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang Hoàng Văn Vịnh
Hội đồng nhân dân

Kỳ vọng các giải pháp căn cơ tháo gỡ "điểm nghẽn"

Với điều hành khoa học, bảo đảm yêu cầu về thời gian cho người hỏi và người trả lời của Chủ tọa, ngày thứ nhất Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV diễn ra trong không khí sôi nổi. Theo dõi phiên họp, đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: các đại biểu Quốc hội đã rất trách nhiệm, đặt câu hỏi "trúng" vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, "tư lệnh " ngành đã trả lời công tâm, sát câu hỏi đưa ra, đề ra các giải pháp thiết thực. Đồng thời, kỳ vọng vào các giải pháp căn cơ tháo gỡ những "điểm nghẽn" của nền kinh tế - xã hội.

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu
Diễn đàn

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu

Khảo sát Việc hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chú trọng đến các ngành, nghề thị trường lao động nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng; xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng nội dung “Hỗ trợ tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và các thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” đối với người lao động là người dân tộc Kinh sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân
Hội đồng nhân dân

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, Trưởng đoàn giám sát HĐND tỉnh Đồng Nai - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng đề nghị UBND tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá, tập trung tháo gỡ những tiêu chí còn vướng; thí điểm chương trình đô thị văn minh hiện đại tại một số phường, bảo đảm sự thụ hưởng của người dân…

 HĐND tỉnh Ninh Bình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động xả thải trên địa bàn.
Hội đồng nhân dân

Quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp

Phạm Hồng Thái - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình

Giám sát là một trong 2 chức năng cơ bản của HĐND, là cơ sở để HĐND thực hiện tốt chức năng quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động này, việc sửa đổi Luật Hoạt động Giám sát của Quốc hội và HĐND cần phân định các cấp độ giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban của HĐND; đồng thời, quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp tỉnh, huyện, xã để tạo sự thống nhất, là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND các cấp.

Quang cảnh kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thông qua quyết sách đột phá, khơi thông nguồn lực

Với phương châm “đổi mới, chủ động, linh hoạt, đồng hành và trách nhiệm” cùng UBND tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị chung của địa phương; sau thời gian khẩn trương, tích cực chuẩn bị, HĐND tỉnh Long An Khóa X đã vừa tổ chức thành công Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề lần thứ 6 - năm 2024).

Toàn cảnh thành phố Yên Bái nhìn từ trên cao
Diễn đàn

Kỳ cuối: Cán bộ có tâm, người dân hạnh phúc

Xin được khép lại câu chuyện thể hiện quyết tâm đổi mới phương thức hoạt động của HĐND tỉnh Yên Bái với điểm nhấn là các nghị quyết, chính sách được ban hành “do dân, vì dân”. Đây hẳn cũng là mối quan tâm của HĐND nhiều địa phương, bởi, đưa Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước nói chung và các chính sách của HĐND tỉnh nói riêng vào cuộc sống là nhiệm vụ quan trọng, yếu tố then chốt để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tất cả hướng tới mục tiêu: Tỉnh phát triển, người dân ấm no hạnh phúc.

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng
Diễn đàn

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng

Phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên yêu cầu các cơ quan thẩm quyền nghiên cứu đề xuất giải quyết các nhóm kiến nghị thuộc thẩm quyền: tuyển dụng đủ số biên chế đã được giao cho lực lượng kiểm lâm; cân nhắc việc tinh giản biên chế theo kiến nghị của lực lượng bảo vệ rừng; nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh cho lực lượng bảo vệ rừng để giải quyết bất cập trong các quy định hiện hành.