Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai tiếp xúc, đối thoại với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

Có thể đưa vào cơ chế đặc thù một số nội dung về chế độ, chính sách

Phát biểu kết luận Hội nghị tiếp xúc, đối thoại với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng do Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai vừa tổ chức, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên nhấn mạnh việc phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu... Những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đề nghị các ngành tổng hợp, đề xuất đối với một số nội dung thuộc về chế độ chính sách có thể đưa vào cơ chế đặc thù của tỉnh.

1.jpg
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Minh Phương

Theo Báo cáo tại hội nghị của đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT: Gia Lai có hơn 649.996ha rừng, trong đó, rừng tự nhiên là 478.687ha, rừng trồng hơn 156.422ha và rừng trồng chưa thành rừng là 14.887ha. Hiện có 21 ban quản lý rừng phòng hộ, 11 công ty lâm nghiệp, 137 UBND xã, phường, thị trấn và 56 cộng đồng dân cư, 283 hộ gia đình quản lý rừng và đất lâm nghiệp. Tổng số công chức, người lao động thuộc lực lượng Kiểm lâm hiện có là 322 người; lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng là 790 người (478 viên chức và 312 hợp đồng lao động). Trong đó, các ban quản lý rừng phòng hộ, vườn quốc gia, khu bảo tồn là 450 người (còn thiếu 48 biên chế được giao); Chi cục Kiểm lâm tỉnh hiện có 322 người (thiếu 39 người so với chỉ tiêu được giao); các công ty lâm nghiệp thiếu lực lượng kiểm soát viên.

Cùng với những kết quả đạt được, còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Nhất là việc lực lượng bảo vệ rừng thời gian qua liên tục nghỉ việc; việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động của các đơn vị gặp nhiều khó khăn.

Hỗ trợ lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

2.jpg
Đại diện lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng nêu kiến nghị, đề xuất sửa đổi chính sách tiền lương phù hợp với đặc thù của ngành, nghề liên quan đến rừng. Ảnh: M.P

Tại hội nghị, 15 ý kiến, kiến nghị của các đại biểu tập trung ở 5 nhóm lĩnh vực gồm: điều kiện làm việc, biên chế cho lực lượng chuyên trách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn thiếu; chế độ lương, chế độ đãi ngộ cho lực lượng vẫn chưa tương xứng; cơ chế, chính sách còn nhiều vướng mắc, chưa đầy đủ; nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn hạn chế.

Theo đó, thu nhập thấp, áp lực và trách nhiệm lớn trong khi cơ chế chính sách chưa tương xứng so với đặc thù công việc dẫn đến không tuyển dụng đủ số biên chế công chức kiểm lâm theo yêu cầu. Việc thiếu hụt nhân lực khiến cho nhiệm vụ giữ rừng, bảo vệ rừng trở nên khó khăn. Tại các hạt kiểm lâm, ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng, lực lượng chuyên môn đang phải làm việc gấp nhiều lần so với nhiệm vụ quy định.

Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh sớm tổ chức thi tuyển công chức để bù đắp số lượng công chức hiện còn thiếu. Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định lại định mức đối với biên chế kiểm lâm, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo đối tượng quản lý là diện tích rừng (700ha/viên chức đối với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng và 1.000 ha/công chức kiểm lâm) để đơn vị xác định nhu cầu đối với nhân lực làm công tác bảo vệ rừng và là cơ sở để địa phương tăng cường nhân lực cho các lực lượng bảo vệ rừng trong điều kiện hiện nay.

Đại diện Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kon Chiêng, huyện Mang Yang cho biết: Theo quy định, người lao động làm việc không quá 48 giờ/tuần và không quá 8 giờ/ngày, thế nhưng lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của Công ty phải trực bảo vệ rừng 24/24 giờ tất cả các ngày trong tuần. Nơi làm việc ở vùng sâu, vùng xa không có điện lưới, sóng điện thoại, điều kiện sinh hoạt vô cùng khó khăn, nhất là trong mùa mưa. Tiền lương và các khoản phụ cấp của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng rất thấp, chưa tương xứng với yêu cầu công việc. Đề nghị HĐND tỉnh ban hành nghị quyết quy định hỗ trợ lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, phụ cấp, thâm niên, chế độ, ưu đãi giống như kiểm lâm để lực lượng bảo vệ rừng có thêm thu nhập, gắn bó hơn với rừng.

Có ý kiến đề nghị các cấp không thực hiện tinh giản biên chế đối với lực lượng chuyên trách quản lý, bảo vệ rừng ở các ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng để có lực lượng đủ mạnh tham gia tuần tra bảo vệ rừng, truy quét lâm tặc ngăn ngừa tình trạng xâm hại đến tài nguyên rừng.

Sửa đổi chính sách tiền lương phù hợp với đặc thù ngành, nghề

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các địa phương và đơn vị chủ rừng cũng đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh bổ sung biên chế đầy đủ cho các đơn vị để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng. Đồng thời, đề xuất Quốc hội sửa đổi chính sách tiền lương phù hợp với đặc thù của ngành, nghề để tạo động lực cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.

Trong đó, bổ sung các khoản phụ cấp, ưu đãi, chế độ cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng tương tự như lực lượng Kiểm lâm do cùng công tác trong hoàn cảnh, điều kiện khó khăn tương tự như nhau; bổ sung nghề bảo vệ rừng vào danh mục nghề nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm. Giảm tuổi nghỉ hưu đối với kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng (55 tuổi đối với nữ, 57 tuổi đối với nam)...

Liên quan đến vấn đề tinh giản biên chế và tuyển dụng, Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Đình Tiến cho biết: Sở đã tham mưu UBND tỉnh tính toán điều chỉnh giảm số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước của ngành Nông nghiệp. Cụ thể, đối với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng chỉ tinh giản 5% để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng. Việc tuyển dụng công chức cấp tỉnh, huyện, trong đó có công chức kiểm lâm do UBND tỉnh tổ chức; còn lại phân cấp cho các sở, ngành, đơn vị, địa phương tổ chức tuyển dụng viên chức, số lượng người làm việc.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp nhấn mạnh: Những vấn đề thuộc thẩm quyền của Trung ương, UBND tỉnh sẽ khẩn trương có báo cáo, kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, các bộ, ngành để có hướng chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn. Đề nghị UBND các huyện, đơn vị chủ rừng thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, nhân rộng cách làm hay để áp dụng vào thực tiễn nhiệm vụ công tác tại từng đơn vị.

Phát triển lâm nghiệp bền vững, tăng cường sinh kế

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên ghi nhận các ý kiến hết sức chính đáng, đòi hỏi cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh cần cộng đồng trách nhiệm, sớm có giải pháp khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh. Những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đề nghị các ngành tổng hợp, đề xuất đối với một số nội dung thuộc về chế độ, chính sách có thể đưa vào cơ chế đặc thù của tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên đề nghị hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện tốt 4 chương trình trọng tâm Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025) đã đề ra, đặc biệt phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu.

“Có quyết tâm giữ được diện tích rừng và thực hiện công tác trồng rừng thì mới nâng diện tích rừng, tỷ lệ che phủ rừng để hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn bền vững phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đề nghị các cơ quan chuyên trách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; cấp ủy, chính quyền các địa phương tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”- Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên nhấn mạnh.

Hội đồng nhân dân

Bài 1: Cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, lựa chọn
Diễn đàn

Bài 1: Cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, lựa chọn

Trong lộ trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy với tinh thần “không bàn lùi, chỉ bàn làm” theo các kết luận của Trung ương, việc sáp nhập để có các xã quy mô lớn hơn về diện tích, dân số sau khi không tổ chức cấp huyện là quyết tâm đúng. Quá trình thực hiện, cần hiểu, nắm rõ thực tiễn để có các giải pháp phù hợp; cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, đánh giá để lựa chọn ra được những cán bộ, công chức vừa hồng, vừa chuyên, sẵn sàng gánh vác nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Công khai kết quả xét nghiệm nước để người dân yên tâm sử dụng
Hội đồng nhân dân

Công khai kết quả xét nghiệm nước để người dân yên tâm sử dụng

Qua giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị khác có chuyên môn tổ chức kiểm tra việc lấy mẫu, xét nghiệm nước tại Công trình cấp nước tập trung nông thôn xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc và công bố, công khai kết quả để người dân yên tâm sử dụng nước. Đồng thời, kiểm tra việc triển khai thực hiện dự án đấu nối sử dụng nguồn nước mặt của Công ty Cổ phần cấp nước Đồng Nai đối với xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung.

Bài cuối: Hóa giải thách thức
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Hóa giải thách thức

Trong nhiều thách thức khi thực hiện mô hình không tổ chức cấp huyện và việc đặt lại tên các đơn vị hành chính (ĐVHC) mới nổi lên vấn đề đáng quan tâm, đó là tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ, công chức cấp xã trong điều kiện mới và việc giữ gìn hồn cốt, bản sắc văn hóa và địa danh thuộc địa phương, đô thị từng là một phần của lịch sử hào hùng của dân tộc. Tin tưởng rằng, khi “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được”.

Quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác
Hội đồng nhân dân

Quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác

Tìm giải pháp khắc phục bất cập việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn, Đoàn giám sát số 51 HĐND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm tránh thất thoát tài nguyên, thất thu thuế. Có biện pháp kiểm tra, bảo đảm môi trường theo cam kết; quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác theo đúng quy định…

Quy định chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách
Diễn đàn

Quy định chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách

Bảo đảm hoạt động của chính quyền địa phương (CQĐP) khi chuyển đổi mô hình chính quyền từ 3 cấp sang 2 cấp liên tục, thông suốt, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp… Điều 49 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định những nội dung chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách cần ưu tiên giải quyết.

Giải quyết thủ tục hành chính nhanh, đúng thời hạn tại UBND Phường 2, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng được Nhân dân đánh giá cao về tinh thần làm việc của cán bộ, công chức
Diễn đàn

Bài 3: Vì mục tiêu phát triển, sự hài lòng của người dân

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, để tổ chức “một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của Nhân dân”, phải luôn coi trọng bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp và hợp lòng dân. Người cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chính quyền địa phương (CQĐP), nhất là cấp xã. “Cấp xã là gần gũi Nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Và “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, phải “vì việc mà tìm người chứ không vì người mà đặt việc”.

Bài 1: Đặt nền móng cho một nền hành chính hiện đại
Diễn đàn

Bài 1: Đặt nền móng cho một nền hành chính hiện đại

Để xây dựng nền hành chính nhà nước theo chính thể dân chủ, cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra các nguyên tắc khoa học về tổ chức bộ máy và cán bộ, trong đó có nguyên tắc “xây dựng một Nhà nước ít tốn kém” và nguyên tắc “vì việc mà tìm người chứ không vì người mà đặt việc”. Người cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chính quyền địa phương cấp cơ sở: “Cấp xã là gần gũi Nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Đó là những nguyên tắc và triết lý tiên tiến trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn nguyên giá trị khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay.

Bảo đảm môi trường an toàn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm môi trường an toàn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo

Tại Chương trình “Tiếp xúc đối thoại giữa đại biểu HĐND tỉnh với trẻ em” tỉnh Gia Lai năm 2025, với chủ đề tạo môi trường an toàn cho trẻ khi đến trường, bày tỏ bất ngờ trước những câu hỏi sâu sắc của các em, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm giữ an toàn cho học sinh quanh các trường học; khuyến khích các em nghiên cứu, có ý tưởng trong các hoạt động khoa học kỹ thuật, lịch sử, nhân văn, xã hội…

Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Đặng Thanh Bình thừa ủy quyền của Thường trực HĐND tỉnh tặng hoa chúc mừng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Long An
Hội đồng nhân dân

Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Long An Đặng Thanh Bình thăm, chúc mừng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025), sáng nay, 26.3, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Long An Đặng Thanh Bình thừa ủy quyền của Thường trực HĐND tỉnh đã đến thăm, tặng hoa chúc mừng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Long An.

Bảo đảm môi trường an toàn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm môi trường an toàn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo

Tại Chương trình “Tiếp xúc đối thoại giữa đại biểu HĐND tỉnh với trẻ em” tỉnh Gia Lai năm 2025, với chủ đề tạo môi trường an toàn cho trẻ khi đến trường, bày tỏ bất ngờ trước những câu hỏi sâu sắc của các em, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm giữ an toàn cho học sinh quanh các trường học; khuyến khích các em nghiên cứu, có ý tưởng trong các hoạt động khoa học kỹ thuật, lịch sử, nhân văn, xã hội…

Lào Cai: Tổ chức Kỳ họp HĐND tỉnh để giải quyết công việc cấp bách
Chuyển động

Lào Cai: Tổ chức Kỳ họp HĐND tỉnh để giải quyết công việc cấp bách

Chiều 25.3, HĐND tỉnh Lào Cai Khóa XVI nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 27 để giải quyết một số công việc cấp bách, quan trọng trên địa bàn tỉnh. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Xuân Cường; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vũ Văn Cài; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lý Bình Minh đồng chủ trì kỳ họp.

Kịp thời bảo vệ, xử lý các hành vi xâm hại trẻ em
Diễn đàn

Kịp thời bảo vệ, xử lý các hành vi xâm hại trẻ em

Nhờ sự phối hợp ngày càng được tăng cường nên công tác bảo đảm an ninh, an toàn trong trường học, phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ngày càng hiệu quả hơn; số trẻ bị tử vong do tai nạn, thương tích giảm… Tỉnh đoàn đã chỉ đạo Hội đồng Đội các cấp tham mưu Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp phân công cán bộ, thành lập các tổ, đội, nhóm nòng cốt nắm tình hình trẻ em và phối hợp xử lý thông tin được phản ánh từ Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111; kịp thời lên tiếng bảo vệ trẻ em, kiến nghị xử lý các hành vi xâm hại quyền trẻ em.