Thường trực HĐND TP. Đà Nẵng giám sát tại quận Hải Châu

Chiều 12.11, Thường trực HĐND TP. Đà Nẵng đã tiến hành giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với thực hiện mô hình chính quyền đô thị trên địa bàn quận Hải Châu năm 2024.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP. Đà Nẵng Trần Phước Sơn chủ trì cuộc giám sát. Cùng tham dự có lãnh đạo các Ban của HĐND thành phố, lãnh đạo UBND quận Hải Châu cùng đại diện các sở, ban, ngành liên quan.

x2-2972.jpg
Quang cảnh cuộc giám sát

Theo báo cáo của UBND quận Hải Châu, khi thực hiện thí điểm chính quyền đô thị không còn HĐND cấp quận, cấp phường, UBND quận đã triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của HĐND thành phố thông qua việc triển khai các nhiệm vụ cụ thể của UBND quận; triển khai hiệu quả công tác báo cáo, phục vụ các cuộc giám sát chung, giám sát chuyên đề của các ban HĐND thành phố, của Thường trực HĐND thành phố; phối hợp tốt với UBMTTQ quận, tổ đại biểu HĐND thành phố đơn vị quận Hải Châu trong việc tiếp xúc cử tri, tổ chức hội nghị đối thoại nhân dân theo quy định, nắm bắt thông tin, tình hình cử tri trên địa bàn quận, kịp thời triển khai xử lý.

Tại cuộc làm việc, vấn đề quản lý, sử dụng các lô đất trống; việc quản lý các cơ sở thẩm mỹ, làm đẹp; xử lý sai phạm trong xây dựng, phòng cháy chữa cháy… là những vấn đề “nóng” được các đại biểu HĐND và cơ quan ban ngành của UBND quận Hải Châu nêu ra để thảo luận, tìm giải pháp xử lý phù hợp. Cụ thể, hiện nay, trên địa bàn quận có 606 khu đất, lô đất trống do các tổ chức, cá nhân đang quản lý (ngoài khu đất, lô đất do Trung tâm Phát triển quỹ đất đang quản lý).

Hiện trạng đa số các khu đất, lô đất trống trên địa bàn quận đều đã được các tổ chức, cá nhân thực hiện các biện pháp rào chắn, bảo vệ; một số lô đất trống được các hộ dân trưng dụng để trồng rau, để xe... Tuy nhiên, có một số khu đất được giao cho các tổ chức để triển khai thực hiện dự án nhưng để lâu năm không có người quản lý, không dọn dẹp vệ sinh môi trường bên trong khu vực dự án.

Đối với việc quản lý các cơ sở thẩm mỹ, làm đẹp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Trần Phước Sơn nhấn mạnh, việc phát triển các cơ sở này là nhu cầu thiết yếu của người dân nên thành phố luôn khuyến khích, đặc biệt là gắn với du lịch. Nhưng mới đây, qua kiểm tra 17 cơ sở thì có đến 6 cơ sở bị vi phạm (chiếm hơn 30%).

Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, khách du lịch mà còn ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu thành phố. Do đó, UBND quận đánh giá lại công tác kiểm soát, hậu kiểm đối với các cơ sở này và phải có phương án làm sao để những cơ sở này hoạt động đúng quy định pháp luật, có sự đóng góp vào sự phát triển của quận.

anh-02.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP. Đà Nẵng Trần Phước Sơn phát biểu tại cuộc giám sát

Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn quận Hải Châu có hơn 1.164 công trình nhà ở riêng lẻ (2 tầng trở lên) được thiết kế xây dựng để bán, cho thuê nhưng có 815 công trình không đảm bảo phòng cháy chữa cháy. Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ “về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh” đã yêu cầu rà soát và kiểm tra các cơ sở không đảm bảo điều kiện phải có lộ trình khắc phục trước tháng 3.2025. Sau thời gian trên, nếu không hoàn thiện đúng quy định thì phải dừng hoạt động. Các đại biểu HĐND thành phố đặt vấn đề với số lượng lớn như thế thì UBND quận có giải quyết được vấn đề này. Liệu rằng đến thời điểm đó có bảo đảm cho các cơ sở này được hoạt động hay không hay phải dừng?

Một số nội dung liên quan khác như: tiến độ các dự án đầu tư trọng điểm quận đang triển khai, vấn đề giải tỏa đền bù, hạ tầng đô thị, phát triển phố đi bộ dọc sông Hàn… cũng được đưa ra phân tích, “mổ xẻ”. Tiếp thu các ý kiến của đại biểu HĐND thành phố cũng như lãnh đạo các sở, ngành, lãnh đạo UBND quận Hải Châu cũng đưa ra các phương án xử lý từng vấn đề trong thẩm quyền của quận. Đồng thời, nêu rõ những kiến nghị về an sinh xã hội, tài chính ngân sách, quản lý đất công…

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Trần Phước Sơn ghi nhận những kết quả mà quận Hải Châu đạt được trong thời gian qua, nhất là vấn đề thu ngân sách, chăm lo đời sống nhân dân, quảng bá các sản phẩm du lịch… Cùng với đó, công tác quản lý đô thị, môi trường có nhiều chuyển biến tích cực.

Chỉ rõ những khó khăn, hạn chế của quận Hải Châu trên một số lĩnh vực, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố đề nghị quận tập trung hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của năm; tiếp thu các ý kiến góp ý của đại diện lãnh đạo các sở, ngành tại buổi giám sát, có giải pháp để giải quyết dứt điểm các nội dung công việc, bảo đảm hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ chính trị được giao. Đối với các ý kiến, kiến nghị của quận sẽ được Đoàn giám sát ghi nhận, đưa vào báo cáo giám sát.

Hội đồng nhân dân

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang Hoàng Văn Vịnh
Hội đồng nhân dân

Kỳ vọng các giải pháp căn cơ tháo gỡ "điểm nghẽn"

Với điều hành khoa học, bảo đảm yêu cầu về thời gian cho người hỏi và người trả lời của Chủ tọa, ngày thứ nhất Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV diễn ra trong không khí sôi nổi. Theo dõi phiên họp, đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: các đại biểu Quốc hội đã rất trách nhiệm, đặt câu hỏi "trúng" vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, "tư lệnh " ngành đã trả lời công tâm, sát câu hỏi đưa ra, đề ra các giải pháp thiết thực. Đồng thời, kỳ vọng vào các giải pháp căn cơ tháo gỡ những "điểm nghẽn" của nền kinh tế - xã hội.

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu
Diễn đàn

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu

Khảo sát Việc hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chú trọng đến các ngành, nghề thị trường lao động nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng; xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng nội dung “Hỗ trợ tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và các thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” đối với người lao động là người dân tộc Kinh sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân
Hội đồng nhân dân

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, Trưởng đoàn giám sát HĐND tỉnh Đồng Nai - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng đề nghị UBND tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá, tập trung tháo gỡ những tiêu chí còn vướng; thí điểm chương trình đô thị văn minh hiện đại tại một số phường, bảo đảm sự thụ hưởng của người dân…

 HĐND tỉnh Ninh Bình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động xả thải trên địa bàn.
Hội đồng nhân dân

Quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp

Phạm Hồng Thái - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình

Giám sát là một trong 2 chức năng cơ bản của HĐND, là cơ sở để HĐND thực hiện tốt chức năng quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động này, việc sửa đổi Luật Hoạt động Giám sát của Quốc hội và HĐND cần phân định các cấp độ giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban của HĐND; đồng thời, quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp tỉnh, huyện, xã để tạo sự thống nhất, là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND các cấp.

Quang cảnh kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thông qua quyết sách đột phá, khơi thông nguồn lực

Với phương châm “đổi mới, chủ động, linh hoạt, đồng hành và trách nhiệm” cùng UBND tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị chung của địa phương; sau thời gian khẩn trương, tích cực chuẩn bị, HĐND tỉnh Long An Khóa X đã vừa tổ chức thành công Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề lần thứ 6 - năm 2024).

Toàn cảnh thành phố Yên Bái nhìn từ trên cao
Diễn đàn

Kỳ cuối: Cán bộ có tâm, người dân hạnh phúc

Xin được khép lại câu chuyện thể hiện quyết tâm đổi mới phương thức hoạt động của HĐND tỉnh Yên Bái với điểm nhấn là các nghị quyết, chính sách được ban hành “do dân, vì dân”. Đây hẳn cũng là mối quan tâm của HĐND nhiều địa phương, bởi, đưa Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước nói chung và các chính sách của HĐND tỉnh nói riêng vào cuộc sống là nhiệm vụ quan trọng, yếu tố then chốt để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tất cả hướng tới mục tiêu: Tỉnh phát triển, người dân ấm no hạnh phúc.

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng
Diễn đàn

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng

Phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên yêu cầu các cơ quan thẩm quyền nghiên cứu đề xuất giải quyết các nhóm kiến nghị thuộc thẩm quyền: tuyển dụng đủ số biên chế đã được giao cho lực lượng kiểm lâm; cân nhắc việc tinh giản biên chế theo kiến nghị của lực lượng bảo vệ rừng; nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh cho lực lượng bảo vệ rừng để giải quyết bất cập trong các quy định hiện hành.

HĐND tỉnh Đắk Lắk thông qua 22 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội
Hội đồng nhân dân

HĐND tỉnh Đắk Lắk thông qua 22 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội

Nhiều nghị quyết liên quan đến đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng cùng các nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách tỉnh đã được thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 15, HĐND tỉnh Đắk Lắk Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa được tổ chức.

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn
Diễn đàn

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn

Lực lượng bảo vệ rừng liên tục nghỉ việc; việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động gặp nhiều khó khăn. Địa hình rừng núi Gia Lai phức tạp, diện tích đất lâm nghiệp quản lý lớn trong khi lực lượng bảo vệ còn mỏng, thiếu so với quy định dẫn đến rất khó khăn trong bảo vệ rừng. Trong khi đó, điều kiện làm việc của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng còn hạn chế, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, truy quét lâm tặc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; chế độ, chính sách cũng còn không ít bất cập.

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”
Diễn đàn

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”

Yên Bái là tỉnh đầu tiên của vùng Tây Bắc, tỉnh thứ tư trong toàn quốc thực hiện “phòng họp không giấy” từ năm 2019. Nỗ lực không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh và chất lượng đại biểu HĐND tỉnh với những việc tưởng như khó thực hiện, song với quyết tâm làm, dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”, HĐND tỉnh ngày càng khẳng định vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.