HĐND Đồng Nai đề nghị sớm hoàn thiện 2 dự án giao thông trọng điểm

HĐND tỉnh Đồng Nai đề nghị UBND tỉnh khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, tập trung triển khai thực hiện bảo đảm hiệu quả, đúng tiến độ 2 dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn TP. Biên Hoà là dự án Hương lộ 2 nối dài (đoạn 1, giai đoạn 1) và cầu Vàm Cái Sứt.

huong-lo-2.jpg
Dự án Hương lộ 2 nối dài (đoạn 1, giai đoạn 1) đã thi công được 4 năm nhưng chưa thể hoàn thành. Ảnh: Văn Dũng

Theo HĐND tỉnh Đồng Nai, tháng 9.2024, Tổ Chỉ đạo thực hiện các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh đã có thông báo về kết quả hội nghị giao ban trong đó có nội dung đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tập trung triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ yêu cầu.

Đồng thời, thống nhất chủ trương, giải pháp giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh xử lý các vướng mắc tại dự án xây dựng Hương lộ 2 nối dài, đoạn 1, giai đoạn 1 trước ngày 20.9.2024.

Tuy nhiên, khảo sát thực tế trong tháng 10.2024 cho thấy, các nội dung vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng dự án vẫn chưa được xử lý.

Vì vậy, Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai đề nghị UBND tỉnh khẩn trương ban hành các quyết định xử lý các nội dung vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thực hiện, phát huy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

Chỉ đạo UBND TP. Biên Hòa tiếp tục tăng cường vận động, thuyết phục, tuyên truyền và thông tin rõ các vấn đề liên quan chính sách bồi thường, tái định cư, nhất là thông tin rõ, cụ thể về các vị trí tái định cư để người dân đồng thuận bàn giao mặt bằng thực hiện dự án.

Đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai cần tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với người dân có đất thu hồi thuộc phạm vi dự án để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

cau-vam-cai-sut.jpg
Cầu Vàm Cái Sứt đã thi công gần xong nhưng chưa có đường kết nối. Ảnh: Văn Dũng

Đối với dự án cầu Vàm Cái Sứt, hiện nay không còn khó khăn vướng mắc nào, tiến độ thi công được bảo đảm hoàn thành theo kế hoạch. Tuy nhiên, hiện nay chưa có đường kết nối nên sau khi cầu hoàn thành và nghiệm thu sẽ không phát huy được hiệu quả sử dụng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

Để phát huy hiệu quả toàn tuyến Hương lộ 2, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương rà soát các dự án trên tuyến Hương lộ 2, sớm có phương án thực hiện đầu tư kết nối giao thông toàn tuyến đảm bảo theo quy định pháp luật và tình hình thực tế của địa phương. Từ đó, phát huy hiệu quả đầu tư dự án, tránh lãng phí vốn nhà nước.

Dự án Hương lộ 2 nối dài (đoạn 1, giai đoạn 1) có tổng mức đầu tư khoảng 232 tỷ đồng và dự án cầu Vàm Cái Sứt có tổng vốn đầu tư khoảng 387 tỷ đồng.

Cả hai dự án cùng được khởi công vào cuối năm 2020 và theo kế hoạch ban đầu sẽ hoàn thành trong năm 2022 nhưng do vướng mặt bằng, dịch Covid-19 nên cả hai đều trễ hẹn nhiều lần. Đến nay lại phải tiếp tục gia hạn xin dời ngày về đích sang đầu năm 2025.

Cụ thể, dự án Hương lộ 2 giai đoạn 1 có chiều dài gần 2km, điểm đầu tuyến giao với Quốc lộ 51, điểm cuối tuyến giao với đường nhựa An Hòa - Long Hưng.

Dự án bao gồm các hạng mục xây dựng nền đường, mặt đường, vỉa hè, cây xanh, dải phân cách, hệ thống thoát nước, phần cầu bê tông cốt thép và hệ thống điện chiếu sáng.

Riêng phần đường chính rộng 25m, dải phân cách giữa rộng 3m, đường song hành mỗi bên rộng 8m, dải phân cách biên mỗi bên rộng 2,75m, vỉa hè 2m, nền đường rộng 54m.

Trên tuyến còn có các nút giao với quốc lộ 51, đường An Hòa - Long Hưng và các nút giao với các đường dân sinh hiện hữu.

Dự án đến nay phần đường nhà thầu đã hoàn thành 1,3km mặt đường bê tông nhựa, đạt hơn 78% giá trị hợp đồng. Riêng với hạng mục cầu An Hòa 2, nhà thầu thi công đã thi công hoàn thành mố M1, trụ P1, P2. Đường này hiện đang vướng khoảng 250m dài mặt bằng nên việc thi công gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể.

Còn đối với dự án cầu Vàm Cái Sứt được xây dựng mới có tổng chiều dài tuyến khoảng 649m với phần cầu dài hơn 450m. Cầu có khổ rộng 23,6m gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ.

Hiện nay phần cầu chính đã hoàn thành cùng với mố cầu M1 cũng đã xong. Tuy nhiên do phía mố M2 mất thời gian chờ lún lâu nên cũng không thể hoàn thành vào cuối năm 2024 mà phải dời sang đầu năm 2025.

Hội đồng nhân dân

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang Hoàng Văn Vịnh
Hội đồng nhân dân

Kỳ vọng các giải pháp căn cơ tháo gỡ "điểm nghẽn"

Với điều hành khoa học, bảo đảm yêu cầu về thời gian cho người hỏi và người trả lời của Chủ tọa, ngày thứ nhất Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV diễn ra trong không khí sôi nổi. Theo dõi phiên họp, đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: các đại biểu Quốc hội đã rất trách nhiệm, đặt câu hỏi "trúng" vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, "tư lệnh " ngành đã trả lời công tâm, sát câu hỏi đưa ra, đề ra các giải pháp thiết thực. Đồng thời, kỳ vọng vào các giải pháp căn cơ tháo gỡ những "điểm nghẽn" của nền kinh tế - xã hội.

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu
Diễn đàn

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu

Khảo sát Việc hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chú trọng đến các ngành, nghề thị trường lao động nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng; xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng nội dung “Hỗ trợ tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và các thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” đối với người lao động là người dân tộc Kinh sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân
Hội đồng nhân dân

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, Trưởng đoàn giám sát HĐND tỉnh Đồng Nai - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng đề nghị UBND tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá, tập trung tháo gỡ những tiêu chí còn vướng; thí điểm chương trình đô thị văn minh hiện đại tại một số phường, bảo đảm sự thụ hưởng của người dân…

 HĐND tỉnh Ninh Bình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động xả thải trên địa bàn.
Hội đồng nhân dân

Quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp

Phạm Hồng Thái - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình

Giám sát là một trong 2 chức năng cơ bản của HĐND, là cơ sở để HĐND thực hiện tốt chức năng quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động này, việc sửa đổi Luật Hoạt động Giám sát của Quốc hội và HĐND cần phân định các cấp độ giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban của HĐND; đồng thời, quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp tỉnh, huyện, xã để tạo sự thống nhất, là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND các cấp.

Quang cảnh kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thông qua quyết sách đột phá, khơi thông nguồn lực

Với phương châm “đổi mới, chủ động, linh hoạt, đồng hành và trách nhiệm” cùng UBND tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị chung của địa phương; sau thời gian khẩn trương, tích cực chuẩn bị, HĐND tỉnh Long An Khóa X đã vừa tổ chức thành công Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề lần thứ 6 - năm 2024).

Toàn cảnh thành phố Yên Bái nhìn từ trên cao
Diễn đàn

Kỳ cuối: Cán bộ có tâm, người dân hạnh phúc

Xin được khép lại câu chuyện thể hiện quyết tâm đổi mới phương thức hoạt động của HĐND tỉnh Yên Bái với điểm nhấn là các nghị quyết, chính sách được ban hành “do dân, vì dân”. Đây hẳn cũng là mối quan tâm của HĐND nhiều địa phương, bởi, đưa Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước nói chung và các chính sách của HĐND tỉnh nói riêng vào cuộc sống là nhiệm vụ quan trọng, yếu tố then chốt để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tất cả hướng tới mục tiêu: Tỉnh phát triển, người dân ấm no hạnh phúc.

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng
Diễn đàn

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng

Phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên yêu cầu các cơ quan thẩm quyền nghiên cứu đề xuất giải quyết các nhóm kiến nghị thuộc thẩm quyền: tuyển dụng đủ số biên chế đã được giao cho lực lượng kiểm lâm; cân nhắc việc tinh giản biên chế theo kiến nghị của lực lượng bảo vệ rừng; nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh cho lực lượng bảo vệ rừng để giải quyết bất cập trong các quy định hiện hành.

HĐND tỉnh Đắk Lắk thông qua 22 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội
Hội đồng nhân dân

HĐND tỉnh Đắk Lắk thông qua 22 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội

Nhiều nghị quyết liên quan đến đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng cùng các nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách tỉnh đã được thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 15, HĐND tỉnh Đắk Lắk Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa được tổ chức.

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn
Diễn đàn

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn

Lực lượng bảo vệ rừng liên tục nghỉ việc; việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động gặp nhiều khó khăn. Địa hình rừng núi Gia Lai phức tạp, diện tích đất lâm nghiệp quản lý lớn trong khi lực lượng bảo vệ còn mỏng, thiếu so với quy định dẫn đến rất khó khăn trong bảo vệ rừng. Trong khi đó, điều kiện làm việc của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng còn hạn chế, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, truy quét lâm tặc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; chế độ, chính sách cũng còn không ít bất cập.

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”
Diễn đàn

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”

Yên Bái là tỉnh đầu tiên của vùng Tây Bắc, tỉnh thứ tư trong toàn quốc thực hiện “phòng họp không giấy” từ năm 2019. Nỗ lực không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh và chất lượng đại biểu HĐND tỉnh với những việc tưởng như khó thực hiện, song với quyết tâm làm, dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”, HĐND tỉnh ngày càng khẳng định vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.