Vĩnh Long nỗ lực ứng phó với sạt lở bờ sông

Qua khảo sát về công tác phòng, chống sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long kiến nghị, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo rà soát, quan tâm cân đối, bố trí nguồn lực từng bước đầu tư khắc phục các đoạn bờ sông, khu vực đô thị đã sạt lở trong vùng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các địa phương… Cùng với đó, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản đất, cát trên các tuyến sông, kênh rạch trên địa bàn; kiên quyết xử lý các vi phạm ảnh hưởng sạt lở bờ sông.

Bài 1:

Nỗi lo từ những điểm sạt lở quy mô lớn

Từ báo cáo phục vụ khảo sát và làm việc trực tiếp với các đơn vị, địa phương, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long ghi nhận từ tháng 1.2021 đến tháng 8.2024, toàn tỉnh đã xảy ra 431 điểm/vị trí sạt lở, làm mất hơn 14.918m bờ sông cùng với các công trình đường giao thông nông thôn, đê bao… Sạt lở đã ảnh hưởng trực tiếp đến 112 hộ dân; trong đó, 42 hộ phải di chuyển chỗ ở do nhà cửa sụp lún xuống lòng sông. Tổng thiệt hại ước tính lên đến hơn 65 tỷ đồng.

Bình quân mỗi năm xuất hiện từ 120 - 130 điểm sạt lở

Những ngày đầu tháng 10 vừa qua, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long đã tiến hành khảo sát thực tế 6 đoạn tuyến sông Cái Cam thuộc địa bàn ấp Tân An, ấp Tân Thới (xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ); tuyến sông Mỹ Thuận thuộc địa bàn ấp Thuận Phú A, ấp Thuận Thành (xã Thuận An, thị xã Bình Minh); làm việc với UBND 8 huyện và Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh về công tác phòng, chống sạt lở bờ sông của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

1-4323-5717.jpg
Thực tế tại một điểm sạt lở trên tuyến sông Cái Cam, thuộc địa bàn ấp Tân An, xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ. Ảnh: Hữu Tài

Theo báo cáo phục vụ khảo sát và làm việc trực tiếp với các đơn vị, địa phương, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh ghi nhận từ tháng 1.2021 đến tháng 8.2024, toàn tỉnh đã xảy ra 431 điểm/vị trí sạt lở, làm mất hơn 14.918m bờ sông cùng với các công trình đường giao thông nông thôn, đê bao… Sạt lở đã ảnh hưởng trực tiếp đến 112 hộ dân; trong đó, 42 hộ phải di chuyển chỗ ở do nhà cửa sụp lún xuống lòng sông. Tổng thiệt hại ước tính lên đến hơn 65 tỷ đồng.

Thống kê cũng chỉ rõ, bình quân mỗi năm, toàn tỉnh Vĩnh Long đã xảy ra 120 - 130 điểm sạt lở làm mất khoảng 3.000 - 5.000m bờ sông cùng với các công trình đường giao thông nông thôn, đê bao… gây thiệt hại về hạ tầng từ 10 - 40 tỷ đồng. Nhìn chung, các vụ sạt lở trên địa bàn tỉnh không gia tăng bất thường về số lượng nhưng trong thời gian gần đây đã xảy ra các điểm sạt lở có quy mô lớn.

diem-sat-lo-tai-ap-thuan-thanh-xa-thuan-an-thi-xa-binh-minh-song-my-thuan-4803-1781.jpg
Một điểm sạt lở khác trên tuyến sông Mỹ Thuận đoạn qua ấp Thuận Thành, xã Thuận An, thị xã Bình Minh. Ảnh: Hữu Tài

Điển hình, như: vụ sạt lở xảy ra vào ngày 5.12.2022 trên tuyến sông Cổ Chiên (thuộc tổ 9, tổ 10 ấp Bình Thuận 1, xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ) có chiều dài khoảng 350m, rộng khoảng 200m. Sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống 16 hộ dân với 58 nhân khẩu; khiến 13 căn nhà (12 căn nhà xây cấp 4 và 1 căn nhà gỗ); 1 nhà kho; 1 xe cuốc; 2 ao nuôi cá chốt và khoảng 10 ha đất. Ước tính thiệt hại vào khoảng 35 tỷ đồng. Hay vụ sạt lở trên tuyến sông Trà Ôn (thuộc ấp Tích Lộc, xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn) xảy ra ngày 12.6.2023 với chiều dài 40m đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến 9 căn nhà của 9 hộ dân gồm 21 nhân khẩu; ước tính thiệt hại vào khoảng 2,2 tỷ đồng.

Nguồn lực lớn cho các dự án, công trình ứng phó, khắc phục sạt lở

Qua khảo sát, Ban Kinh tế - Ngân sách cũng ghi nhận sự vào cuộc chủ động và các giải pháp được UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan triển khai, thực hiện công tác phòng, chống sạt lở bờ sông.

2-doan-ke-khac-phuc-diem-sat-lo-tai-ap-tan-thoi-xa-tan-hanh-huyen-long-ho-6613-2110.jpg
Thành viên Đoàn khảo sát thực tế tại đoạn kè khắc phục điểm sạt lở thuộc ấp Tân Thới, xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ. Ảnh: Hữu Tài

Giai đoạn năm 2021 - 2024, từ các nguồn vốn hợp pháp đang quản lý theo thẩm quyền, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh Vĩnh Long quyết định hỗ trợ cho các huyện, thị xã, thành phố 12,382 tỷ đồng đầu tư khắc phục công trình thủy lợi bị thiệt hại do sạt lở bờ sông gây ra. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đóng góp ngày công lao động, mặt bằng, khắc phục hậu quả đê đập bị sạt lở, vỡ đê, tràn đê và di dời tài sản của bị ảnh hưởng ra khỏi khu vực sạt lở; tự gia cố, đầu tư một số đoạn đê, đập thuộc đất sinh hoạt, sản xuất của hộ gia đình.

Trong thời gian từ 1.2021 - 8.2024, UBND tỉnh đã công bố tình huống sạt lở nguy hiểm khẩn cấp đối với 23 khu vực bờ sông, kênh, rạch, đê bao bị sạt lở với chiều dài gần hơn 12.000m trong tổng số 431 khu vực đã xảy ra sạt lở, dài gần 15.000m. Đơn cử như, năm 2021, có 6 khu vực (dài 4.650m); năm 2022, có 7 khu vực (dài 2.065m); năm 2023 có 08 khu vực (dài 4.140m) và 8 tháng đầu năm 2024 có 2 khu vực (dài 485m).

Đầu năm 2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 2.2.2021 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện “Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 6.7.2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030” trên địa bàn. Trong đó, nguồn vốn dự kiến để thực hiện Kế hoạch đến năm 2030 khoảng 8.120.144 triệu đồng (vốn ngân sách Trung ương 6.060.144 triệu đồng; vốn ngân sách địa phương 1.908.000 triệu đồng; vốn huy động hợp pháp khác 152.000 triệu đồng).

Từ các nguồn vốn trên, toàn tỉnh đã đầu tư 10 tuyến kè kiên cố có kết cấu bằng bê tông cốt thép (đang triển khai thực hiện 7 tuyến, chuẩn bị thực hiện 3 tuyến). Đồng thời, thực hiện việc gia cố, khắc phục sạt lở bằng giải pháp kè mềm tường rọ đá, kết hợp gia cố bờ sông bằng cừ tràm, cừ dừa với trên 200 điểm/tuyến sạt lở bờ bao. Tổng chiều dài kè kiên cố và bờ bao được khắc phục sạt lở khoảng 40.071m, kinh phí thực hiện 4.351.772 triệu đồng.

Tỉnh cũng tiếp tục thực hiện các dự án kè chống sạt lở, như: Kè chống sạt lở bờ sông Tiền (thượng lưu cầu Mỹ Thuận) dài khoảng 1.000m (thành phố Vĩnh Long); Kè chống sạt lở bờ sông Mang Thít - khu vực 10B, thị trấn Trà Ôn (Trà Ôn) dài hơn 500m; Kè chống sạt lở bờ sông Cổ Chiên (đoạn từ đầu Cù lao An Bình đến phà An Bình (Long Hồ) dài gần 4.400m; Kè bảo vệ bờ sông Vàm Tắc Từ Tải, (khu vực phường Thành Phước và phường Cái Vồn, thị xã Bình Minh) dài 3.600m; Kè chống sạt lở bờ sông Rạch Vồn (khu vực phường Cái Vồn, thị xã Bình Minh) dài 1.364m; Kè bảo vệ, chống sạt lở Kênh Chà Và, (khu vực Phường Đông Thuận, thị xã Bình Minh) dài 1.912m…

Thành viên Đoàn khảo sát phát biểu tại cuộc làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ảnh: Hữu Tài

Thành viên Đoàn khảo sát phát biểu tại cuộc làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ảnh: Hữu Tài

Cùng với đó, UBND tỉnh và các sở, ngành, địa phương cũng phối hợp với Viện Khoa học thủy lợi miền Nam hoàn thành nhiệm vụ quan trắc, nghiên cứu đánh giá ổn định bờ sông và cảnh báo các khu vực có nguy cơ sạt lở sông Cổ Chiên, đoạn từ rạch Cái Cá đến rạch Bà Bóng dài 2.500m. Đồng thời, triển khai nhiệm vụ khảo sát, đánh giá ổn định bờ sông và trình phê duyệt nhiệm vụ thuộc khu vực các tuyến sông lớn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, với tổng chiều dài các tuyến sông được khảo sát là 209.600m, gồm: Sông Tiền, Cổ Chiên, Cái Cam, sông Hậu, Cái Vồn, Măng Thít và kênh Xáng.

Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2021 - 2030, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với các đơn vị chức năng khảo sát quan trắc, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu địa hình, địa chất, thủy văn và bản đồ hiện trạng, cảnh báo các khu vực trọng điểm sạt lở bờ sông, kênh rạch trong tỉnh; đưa ra những dự báo, cảnh báo, ngăn chặn các tác động bất lợi đến sự ổn định của bờ sông, giảm thiểu tình trạng sạt lở trên địa bàn. Tổ ‎chức ‎cắm ‎3 ‎biển ‎cảnh ‎báo ‎nguy ‎hiểm ‎khu ‎vực ‎sạt ‎lở ‎bờ ‎kè ‎tại phường ‎1 ‎(thành ‎phố ‎Vĩnh ‎Long) và cấp 161 biển cảnh báo nguy hiểm sạt lở trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố...

Hội đồng nhân dân

Thời gian qua, hoạt động chất vấn tại kỳ họp của HĐND thành phố Hà Nội có nhiều đổi mới, được cử tri, dư luận đánh giá cao
Hội đồng nhân dân

Tái giám sát khi không thực hiện đúng cam kết

Tại Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND thành phố Hà Nội với Thường trực HĐND các quận, huyện, thị quý III.2024 vừa qua, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu, HĐND các cấp thành phố khi chọn vấn đề chất vấn, giải trình phải "đúng" và "trúng", sát thực tiễn, được dư luận quan tâm. Đặc biệt, cần tái chất vấn những nội dung khi các cơ quan chịu sự giám sát không thực hiện như đã hứa, cam kết, vì mục tiêu phát triển của thành phố, địa phương.

Liên hệ thực tế với nội dung cần giám sát
Diễn đàn

Liên hệ thực tế với nội dung cần giám sát

Để phát hiện vấn đề qua giám sát, quá trình nghiên cứu tài liệu, cần luôn đặt ra các câu hỏi và đối chiếu giữa thực tế với báo cáo. Theo đó, các yếu tố đối tượng chịu sự giám sát chưa nêu hoặc không muốn nêu trong tài liệu, báo cáo như: trong báo cáo lập chủ trương đầu tư, báo cáo thẩm định không nêu sự phù hợp với quy hoạch, khả năng cân đối nguồn vốn; tiến độ giải ngân vốn... Liên hệ thực tế với nội dung cần giám sát để thấy được sự phù hợp, khả thi hay mâu thuẫn giữa thực tế và tài liệu, báo cáo của đối tượng giám sát cung cấp.

Cần chỉ ra vi phạm về thẩm quyền, trình tự thủ tục
Diễn đàn

Cần chỉ ra vi phạm về thẩm quyền, trình tự thủ tục

Tại Hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang với Thường trực HĐND các huyện, thành phố lần thứ 7, cùng với giải đáp băn khoăn, vướng mắc của các địa phương liên quan đến việc quyết định và giám sát thực hiện pháp luật về đầu tư công, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thế Toản lưu ý: Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của một số đơn vị, nội dung chưa phải là giám sát việc chấp hành pháp luật về đầu tư công, về xây dựng, đất đai, môi trường... Báo cáo kết quả giám sát ít chỉ ra vi phạm về thẩm quyền, trình tự thủ tục, chỉ ra sai sót trong hồ sơ...

Bám sát, thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Đầu tư công
Diễn đàn

Bám sát, thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Đầu tư công

Đầu tư công có vai trò quan trọng, chủ đạo trong phát triển kinh tế - xã hội; là “vốn mồi” dẫn dắt đầu tư của các địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế quá trình thực hiện nhiệm vụ của HĐND từ cấp tỉnh đến các huyện, thị, thành phố vẫn còn có những nội dung, khâu, công đoạn, làm chưa chuẩn, chưa hết, thậm chí chưa đúng quy định (còn sai sót)... Do đó, sau hội nghị, các đại biểu cần tiếp tục nghiên cứu, bám sát các quy định của Luật Đầu tư công, các luật liên quan để thực hiện cho đúng thẩm quyền, thời gian, bảo đảm trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Các đại biểu dự hội nghị giao ban lần thứ 7 của Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang
Hội đồng nhân dân

Nâng cao kỹ năng quyết định và giám sát thực hiện pháp luật về đầu tư công

Ngày 22.10, tại thành phố Bắc Giang, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm với Thường trực HĐND các huyện, thành phố lần thứ 7, nhiệm kỳ 2021 - 2026 với chủ đề “Kinh nghiệm trong quyết định và giám sát việc thực hiện pháp luật về đầu tư công”.

Xây dựng chỉ tiêu sát thực tiễn, khả thi cho nhiệm kỳ sau
Diễn đàn

Xây dựng chỉ tiêu sát thực tiễn, khả thi cho nhiệm kỳ sau

Ngày 22.10, Đoàn giám sát của HĐND thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên làm Trưởng đoàn đã làm việc với các sở thuộc khối Văn hóa - Xã hội về kết quả thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 23.9.2021 của HĐND thành phố Hà Nội về chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

Bàn giải pháp thúc đẩy kinh tế xã hội Thủ đô
Chuyển động

Bàn giải pháp thúc đẩy kinh tế xã hội Thủ đô

Sáng 21.10, Đoàn giám sát của HĐND thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên làm Trưởng đoàn đã làm việc với các sở thuộc khối kinh tế về việc thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 23.9.2021 của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.

Người dân Gia Lai chuyển đổi cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: Quế Mai
Hội đồng nhân dân

Tăng cường khả năng thích ứng, chống chịu biến đổi khí hậu

Tại Kỳ họp thứ 22 vừa được tổ chức, HĐND tỉnh Gia Lai đã thống nhất thông qua 17 nghị quyết quan trọng. Trong đó, nhằm tăng cường khả năng thích ứng, chống chịu với biến đổi khí hậu, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về chấp thuận phương án vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và nguồn trả nợ đầu tư Dự án Hiện đại hóa thủy lợi thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai (ADB9), với tổng mức đầu tư 440,036 tỷ đồng, tương đương 18,999 triệu USD.

Toàn cảnh phiên chất vấn về tài chính - đầu tư xây dựng của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai
Diễn đàn

Bài cuối: Tạo điều kiện tạm ứng thực hiện dự án bảo đảm tiến độ

Riêng đối với nội dung chất vấn liên quan đến việc ứng vốn từ Quỹ phát triển đất cho Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư đường Nguyễn Văn Linh, thành phố Pleiku, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo việc phối hợp tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thống nhất phương án giải quyết, tạo điều kiện cho UBND thành phố tạm ứng quỹ phát triển đất để thực hiện dự án bảo đảm đúng tiến độ…

Thường trực Tỉnh ủy tặng hoa chúc mừng các đồng chí được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Chuyển động

Vĩnh Phúc: Kiện toàn nhân sự UBND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Chiều 18.10, HĐND tỉnh Khóa XVII đã khai mạc kỳ họp thứ 18 (kỳ họp chuyên đề) để thực hiện công tác nhân sự; xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc thẩm quyền. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Trung Hải; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Quang Nguyên chủ trì kỳ họp.

Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Lập phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Hoàng Tùng
Hội đồng nhân dân

Bố trí kinh phí xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai

HĐND thành phố Hải Phòng vừa giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định của pháp luật trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và Văn phòng Đăng ký đất đai (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường).

Đoàn giám sát Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh khảo sát thực tế tại một số công trình, dự án hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán trên địa bàn huyện Chư Pưh
Diễn đàn

Bài 1: Chưa thu hồi dứt điểm vốn ứng quá hạn

Bên cạnh những kết quả đạt được, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Trong đó, nhiều địa phương, sở, ngành chưa giải ngân được hoặc tỷ lệ giải ngân rất thấp, đặc biệt là tiến độ giải ngân một số tiểu dự án, dự án thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Tổng số vốn ứng quá hạn của Quỹ phát triển đất trong báo cáo tại phiên giải trình ngày 3.10.2023 của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đến nay cũng chưa thu hồi dứt điểm; hoạt động điều hành của Quỹ phát triển đất còn lúng túng…

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về khai thác khoáng sản
Hội đồng nhân dân

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về khai thác khoáng sản

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức và người dân đối với tầm quan trọng của tài nguyên khoáng sản; tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản… Đồng thời, cần quan tâm tính khả thi của việc quy hoạch các khu vực mỏ làm vật liệu xây dựng thông thường; có chế tài xử lý với đơn vị trúng đấu giá nhưng không đưa các mỏ vào khai thác…

Xây dựng cơ sở dữ liệu cần đồng bộ từ địa phương đến Trung ương
Chuyển động

Xây dựng cơ sở dữ liệu cần đồng bộ từ địa phương đến Trung ương

Chiều 16.10, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Công an tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến, góp ý đối với các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội Khóa XV tại Kỳ họp thứ Tám, gồm: Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Dữ liệu.

Thường trực HĐND huyện giám sát việc thực hiện các chính sách pháp luật về an sinh xã hội
Diễn đàn

Tìm hiểu gốc rễ vấn đề nhằm có hướng giải quyết khả thi nhất

Cùng với đặc biệt quan tâm bố trí đại biểu chuyên trách tham gia cấp ủy cùng cấp để tạo thuận lợi trong hoạt động, nhất là trong giám sát, các đoàn giám sát của HĐND huyện Đại Từ, Thái Nguyên chú trọng mời đại diện UBND, các cơ quan, ban, ngành chuyên môn, UBND tham dự để giải trình, làm rõ; chú trọng khảo sát thực tế, tìm hiểu thông tin gốc rễ của vấn đề để có hướng giải quyết khả thi nhất. Vì vậy, nhiều kiến nghị sau giám sát, đặc biệt là ý kiến, kiến nghị của cử tri cơ bản đã được giải quyết.