HĐND TP. Hải Phòng thông qua 6 nghị quyết tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội

Tại Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề) vừa được tổ chức, HĐND thành phố Hải Phòng Khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã biểu quyết, thống nhất thông qua 6 nghị quyết và thực hiện công tác miễn nhiệm, bầu bổ sung các chức danh theo thẩm quyền.

6 nghị quyết chuyên đề nhằm thực hiện các công việc cấp thiết phát sinh từ thực tiễn trong công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Liên quan đến điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Quảng trường phía trước Trung tâm Chính trị - Hành chính tại Khu đô thị mới Bắc sông Cấm - Giai đoạn I; quy định tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất; điều chỉnh Danh mục các dự án, công trình phải thu hồi đất; danh mục các dự án, công trình chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất trên địa bàn thành phố năm 2024; điều chỉnh, bổ sung (lần 4) Kế hoạch đầu tư công thành phố năm 2024...

z6023531204529-fe6a3e6d22325125b40423c91f600c04.jpg
Quang cảnh kỳ họp

Cũng tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thực hiện nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

z6023531917888-6b466f91b3d2c3115967f14e7d33b1c2.jpg
Chủ tọa kỳ họp

Theo đó, miễn nhiệm chức vụ Trưởng ban Đô thị HĐND thành phố Khóa XVI (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đối với ông Phùng Văn Thanh, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Dương Kinh.

Miễn nhiệm chức danh Ủy viên UBND thành phố Khóa XVI (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đối với Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Hải An Nguyễn Thị Thu và Bí thư Huyện ủy Cát Hải Trần Văn Phương.

z6023532196639-094c8da67da40c1b8d79991c3c47548d.jpg
Lãnh đạo HĐND thành phố tặng hoa các Ủy viên UBND thành phố được miễn nhiệm và bổ sung

Bầu bổ sung chức danh Ủy viên UBND thành phố Hải Phòng Khóa XVI (nhiệm kỳ 2021 - 2026). Kết quả, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ Phạm Ngọc Dương và Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Dương Đình Ổn đã trúng cử chức danh Ủy viên UBND thành phố Hải Phòng Khóa XVI (nhiệm kỳ 2021 - 2026).

z6023531576186-b223c5d660894411290106c0533f3457.jpg
Chủ tịch HĐND thành phố Hải Phòng Phạm Văn Lập phát biểu tại kỳ họp

Phát biểu tại Kỳ họp thứ 20, Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Lập nhấn mạnh: Để các nghị quyết được triển khai hiệu quả, ngay sau kỳ họp, HĐND thành phố đề nghị UBND thành phố khẩn trương chỉ đạo xây dựng, triển khai Kế hoạch tổ chức thực hiện theo đúng tính chất cấp thiết; đưa các nghị quyết vừa được HĐND thành phố thông qua triển khai ngay trên thực tế, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy định. Phân bổ vốn kịp thời cho các dự án bảo đảm đẩy nhanh tiến độ thực hiện cũng như giải ngân vốn đầu tư công thành phố năm 2024. Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tích cực, khẩn trương rà soát, tham mưu trình HĐND, UBND thành phố ban hành đầy đủ, đúng quy định các văn bản triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2024 theo chỉ đạo của Chính phủ.

UBND thành phố khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết số 1232/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2023 - 2025, rà soát các nghị quyết của HĐND thành phố cần điều chỉnh. Đồng thời, xây dựng, trình HĐND thành phố ban hành các nghị quyết mới ngay trong Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, bảo đảm thực hiện hiệu quả, kịp thời Nghị quyết số 1232/NQ-UBTVQH15.

Cùng với đó, HĐND thành phố đề nghị Thường trực HĐND thành phố, các Ban, Tổ đại biểu, đại biểu HĐND thành phố tập trung giám sát chặt chẽ quá trình triển khai để bảo đảm thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả các nghị quyết của HĐND thành phố đã ban hành.

Hội đồng nhân dân

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang Hoàng Văn Vịnh
Hội đồng nhân dân

Kỳ vọng các giải pháp căn cơ tháo gỡ "điểm nghẽn"

Với điều hành khoa học, bảo đảm yêu cầu về thời gian cho người hỏi và người trả lời của Chủ tọa, ngày thứ nhất Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV diễn ra trong không khí sôi nổi. Theo dõi phiên họp, đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: các đại biểu Quốc hội đã rất trách nhiệm, đặt câu hỏi "trúng" vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, "tư lệnh " ngành đã trả lời công tâm, sát câu hỏi đưa ra, đề ra các giải pháp thiết thực. Đồng thời, kỳ vọng vào các giải pháp căn cơ tháo gỡ những "điểm nghẽn" của nền kinh tế - xã hội.

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu
Diễn đàn

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu

Khảo sát Việc hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chú trọng đến các ngành, nghề thị trường lao động nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng; xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng nội dung “Hỗ trợ tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và các thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” đối với người lao động là người dân tộc Kinh sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân
Hội đồng nhân dân

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, Trưởng đoàn giám sát HĐND tỉnh Đồng Nai - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng đề nghị UBND tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá, tập trung tháo gỡ những tiêu chí còn vướng; thí điểm chương trình đô thị văn minh hiện đại tại một số phường, bảo đảm sự thụ hưởng của người dân…

 HĐND tỉnh Ninh Bình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động xả thải trên địa bàn.
Hội đồng nhân dân

Quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp

Phạm Hồng Thái - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình

Giám sát là một trong 2 chức năng cơ bản của HĐND, là cơ sở để HĐND thực hiện tốt chức năng quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động này, việc sửa đổi Luật Hoạt động Giám sát của Quốc hội và HĐND cần phân định các cấp độ giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban của HĐND; đồng thời, quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp tỉnh, huyện, xã để tạo sự thống nhất, là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND các cấp.

Quang cảnh kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thông qua quyết sách đột phá, khơi thông nguồn lực

Với phương châm “đổi mới, chủ động, linh hoạt, đồng hành và trách nhiệm” cùng UBND tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị chung của địa phương; sau thời gian khẩn trương, tích cực chuẩn bị, HĐND tỉnh Long An Khóa X đã vừa tổ chức thành công Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề lần thứ 6 - năm 2024).

Toàn cảnh thành phố Yên Bái nhìn từ trên cao
Diễn đàn

Kỳ cuối: Cán bộ có tâm, người dân hạnh phúc

Xin được khép lại câu chuyện thể hiện quyết tâm đổi mới phương thức hoạt động của HĐND tỉnh Yên Bái với điểm nhấn là các nghị quyết, chính sách được ban hành “do dân, vì dân”. Đây hẳn cũng là mối quan tâm của HĐND nhiều địa phương, bởi, đưa Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước nói chung và các chính sách của HĐND tỉnh nói riêng vào cuộc sống là nhiệm vụ quan trọng, yếu tố then chốt để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tất cả hướng tới mục tiêu: Tỉnh phát triển, người dân ấm no hạnh phúc.

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng
Diễn đàn

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng

Phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên yêu cầu các cơ quan thẩm quyền nghiên cứu đề xuất giải quyết các nhóm kiến nghị thuộc thẩm quyền: tuyển dụng đủ số biên chế đã được giao cho lực lượng kiểm lâm; cân nhắc việc tinh giản biên chế theo kiến nghị của lực lượng bảo vệ rừng; nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh cho lực lượng bảo vệ rừng để giải quyết bất cập trong các quy định hiện hành.

HĐND tỉnh Đắk Lắk thông qua 22 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội
Hội đồng nhân dân

HĐND tỉnh Đắk Lắk thông qua 22 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội

Nhiều nghị quyết liên quan đến đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng cùng các nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách tỉnh đã được thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 15, HĐND tỉnh Đắk Lắk Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa được tổ chức.

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn
Diễn đàn

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn

Lực lượng bảo vệ rừng liên tục nghỉ việc; việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động gặp nhiều khó khăn. Địa hình rừng núi Gia Lai phức tạp, diện tích đất lâm nghiệp quản lý lớn trong khi lực lượng bảo vệ còn mỏng, thiếu so với quy định dẫn đến rất khó khăn trong bảo vệ rừng. Trong khi đó, điều kiện làm việc của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng còn hạn chế, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, truy quét lâm tặc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; chế độ, chính sách cũng còn không ít bất cập.

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”
Diễn đàn

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”

Yên Bái là tỉnh đầu tiên của vùng Tây Bắc, tỉnh thứ tư trong toàn quốc thực hiện “phòng họp không giấy” từ năm 2019. Nỗ lực không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh và chất lượng đại biểu HĐND tỉnh với những việc tưởng như khó thực hiện, song với quyết tâm làm, dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”, HĐND tỉnh ngày càng khẳng định vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.