Kết quả trả lời kiến nghị cử tri phải thực chất, đúng bản chất và nâng cao chất lượng phản hồi

Thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH Võ Thị Minh Sinh (Nghệ An) cho rằng: Kết quả trả lời kiến nghị cử tri không chỉ thống kê về số lượng, giải thích, cung cấp thông tin hay đánh giá chung mà phải bảo đảm đi vào thực chất, đúng bản chất và nâng cao chất lượng phản hồi.

Ứng dụng công nghệ thông tin để khảo sát, đo lường sự hài lòng của cử tri

Đồng tình cao với báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhất là sự đổi mới mạnh mẽ trong cách thức thực hiện hoạt động giám sát nói chung và sự dày công để có báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri (với 6 phụ lục kèm theo rất công phu, cụ thể, rõ ràng, mạch lạc, giúp cho đại biểu hiểu rõ hơn, tự tin hơn khi trả lời cho cử tri)… đại biểu Võ Thị Minh Sinh cũng ghi nhận sự quyết liệt của Chính phủ trong việc chú trọng chỉ đạo, đốn đốc các bộ, ngành, cơ quan Trung ương nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và có giải pháp sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật đối với một số vấn đề. Qua đó, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tăng tính đồng thuận, giảm khiếu nại, tố cáo; ổn định tình hình trật tự, an toàn xã hội và tạo niềm tin cho cử tri, Nhân dân cả nước.

Kết quả trả lời kiến nghị cử tri phải bảo đảm 3 chất: “Đi vào thực chất, đúng bản chất và nâng cao chất lượng phản hồi” -0
Đại biểu Võ Thị Minh Sinh (Nghệ An) phát biểu tại hội trường. Ảnh: Hồ Long

Tuy nhiên, liên quan đến sự hài lòng của cử tri với kết quả giải quyết trả lời của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, dẫn số liệu từ báo cáo có 2.589/2.593 kiến nghị (99,8%) được giải quyết trả lời cử tri, đại biểu Võ Thị Minh Sinh cho rằng, "hoàn toàn yên tâm về số liệu này, đây là con số khá lý tưởng mà mỗi chúng ta đều rất mong đợi”.

Tuy nhiên, để không bị bỏ sót các kiến nghị của cử tri tại những kỳ trước, nhất là các kiến nghị đang trong quá trình tiếp thu, nghiên cứu giải quyết và để đáp ứng nguyện vọng, sự hài lòng của cử tri khi nhận được phản hồi về những kiến nghị của mình, đại biểu Võ Thị Minh Sinh nêu quan điểm: Kết quả trả lời kiến nghị cử tri không chỉ thống kê về số lượng, giải thích, cung cấp thông tin hay đánh giá chung mà phải bảo đảm 3 chất: “Phải đi vào thực chất, đúng bản chất và nâng cao chất lượng phản hồi”.

Đại biểu kiến nghị, cần tiếp tục quan tâm giám sát đầy đủ việc giải quyết các kiến nghị đang trong quá trình tiếp thu, nghiên cứu, giải quyết từ các kỳ họp trước; làm rõ nội hàm của cụm từ “giải quyết” và “giải trình” trong trả lời kiến nghị cử tri… Đồng thời, cần nâng cao tỷ lệ số kiến nghị được giải quyết và có giải pháp một cách thỏa đáng; hạn chế thấp nhất tỷ lệ giải thích, giải đáp hay là cung cấp thông tin, vì điều này chính là cái mà làm cho người dân rất không hài lòng.

Mặt khác, đại biểu Võ Thị Minh Sinh cũng đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin để khảo sát, đo lường sự hài lòng của cử tri đối với kết quả, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri.

Giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc trong bồi thường, hỗ trợ tái định cư Thủy điện Bản Vẽ

Đề cập đến nội dung bức thiết được cử tri Nghệ An kiến nghị từ những kỳ họp trước nhưng chậm được giải quyết là những tồn tại, vướng mắc trong công tác bồi thường, di dân tái định cư Dự án Thủy điện Bản Vẽ, huyện Tương Dương; công trình thủy điện lớn nhất khu vực Bắc miền Trung, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư ngày 19.6.2003, khởi công ngày 7.4.2004… Đại biểu Võ Thị Minh Sinh cho biết: Để thực hiện dự án, 3.022 hộ dân với hơn 14.300 nhân khẩu của 34 bản là đồng bào dân tộc thiểu số đã ủng hộ chủ trương đầu tư, bàn giao mặt bằng sạch để dự án triển khai đúng tiến độ và vận hành từ ngày 10.4.2010.

Kết quả trả lời kiến nghị cử tri phải bảo đảm 3 chất: “Đi vào thực chất, đúng bản chất và nâng cao chất lượng phản hồi” -0
Các đại biểu tham dự phiên thảo luận tại Hội trường. Ảnh: Hồ Long

“Tuy nhiên, đến nay, sau 13 năm Thủy điện Bản Vẽ đi vào hoạt động, chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, thời gian kéo dài. Đồng thời, các vấn đề sau lũ và các tồn tại, vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư Dự án Thủy điện Bản Vẽ do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 và trận lũ trên sông Nậm Nơn tháng 8.2018”, đại biểu thông tin.

Cũng theo đại biểu Võ Thị Minh Sinh, trận lũ lịch sử đã đi qua gần 5 năm, tỉnh Nghệ An cũng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ an sinh xã hội, cùng với sự nỗ lực của Tổng Công ty Phát điện 1, Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhưng cuộc sống của những người dân nơi đây vẫn bộn bề thiếu thốn…

“Vẫn còn đó cảnh sống tạm của một số hộ dân khi di dời khẩn cấp. Vẫn còn đó tình trạng thấp thỏm, lo âu mỗi mùa mưa bão tới. Vẫn còn đó sự đợi chờ, hy vọng sớm ổn định cuộc sống. Vẫn còn đó những đợi chờ, hy vọng của những người đã khuất, phải mang theo “nỗi niềm” về với ông bà, tổ tiên, để lại sự day dứt cho gia đình, người thân, bà con lối xóm và cả chúng tôi, những người ĐBQH trên địa bàn”, đại biểu Võ Thị Minh Sinh bày tỏ.

Giải quyết vấn đề này, ngày 28.3.2019, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Định Dũng đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành liên quan và có Thông báo số 143 ngày 13.4.2019 của Văn phòng Chính phủ và ngày 16.11.2022, Văn phòng Chính phủ tiếp tục có Văn bản số 7715 thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về việc này, nhưng theo đại biểu đến nay vẫn là sự đợi chờ.

Với mong muốn sớm ổn định cuộc sống của người dân, đại biểu đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm chủ trì cuộc họp với các Bộ, ngành liên quan để giải quyết dứt điểm các vấn đề sau lũ năm 2018 và các tồn tại, vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư Thủy điện Bản Vẽ, tỉnh Nghệ An trước mùa bão lũ năm 2023 sắp đến, đồng thời kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung nội dung này vào Phụ lục báo cáo về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội khóa XV… “Tôi rất tin tưởng và hy vọng kiến nghị này sẽ được giải quyết thỏa đáng”, đại biểu Võ Thị Minh Sinh nhấn mạnh.

Ý kiến đại biểu

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

Đại biểu Bùi Xuân Thống phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Khánh Duy
Ý kiến đại biểu

Bổ sung thẩm quyền của Đoàn ĐBQH trong chất vấn, tổ chức phiên giải trình

Thảo luận tại Tổ 7 chiều nay, 22.11, về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá
Ý kiến đại biểu

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 9 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre, sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH khẳng định, việc sửa đổi Luật là cần thiết, thậm chí nên làm từ sớm để bảo đảm sự đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Đánh giá kỹ tác động, lộ trình khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường
Ý kiến đại biểu

Đánh giá kỹ tác động, lộ trình khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường

Phát biểu góp ý Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tại phiên thảo luận tổ sáng 22.11, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) đề nghị cần có đánh giá kỹ hơn về tác động, biện pháp và lộ trình phù hợp với chính sách đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia
Ý kiến đại biểu

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia

Thảo luận tại Hội trường về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An) đề nghị: cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia này. 

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Ý kiến đại biểu

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Khẳng định thời điểm này đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là hoàn toàn phù hợp, song các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đề nghị cần có lộ trình cụ thể đầu tư cho dự án này; đồng thời, nghiên cứu kỹ lưỡng để giảm thiểu tối đa lãng phí quỹ đất; tránh lệ thuộc công nghệ của nước ngoài...

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 17
Ý kiến đại biểu

Cần "cam kết” bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của dự án mang tính chiến lược lịch sử

Thảo luận tại Tổ 17 về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các ĐBQH tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang kỳ vọng, đây sẽ là giao thông huyết mạch quan trọng, mang đến giải pháp căn cơ, hữu hiệu đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực, dư địa phát triển mới cho đất nước. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần có những "cam kết" khi thực hiện dự án mang tính chất chiến lược lịch sử này.

Đại biểu Nguyễn Công Long phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Khánh Duy
Ý kiến đại biểu

Đánh giá đúng thực tế hiệu quả, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia

Sáng 13.11, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia thảo luận sôi nổi tại tổ về Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam; Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội; Dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Có giải pháp phòng ngừa rủi ro, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả
Ý kiến đại biểu

Có giải pháp phòng ngừa rủi ro, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng và Cà Mau, các đại biểu cơ bản nhất trí với chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam nhằm hiện đại hóa hệ thống giao thông nước ta, góp phần tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị cần đánh giá kỹ lưỡng, lường trước những khó khăn, rủi ro có thể xảy ra để có các giải pháp phòng ngừa… bảo đảm tính khả thi và hiệu quả cho dự án.