Kết quả thẩm định Luận án tiến sĩ “môn cầu lông” gây xôn xao dư luận

Luận án tiến sĩ: "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La" từng gây xôn xao dư luận đã có kết quả từ các chuyên gia độc lập thẩm định.

Ngày 6.10, trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ GD-ĐT đã thực hiện thẩm định Luận án: "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La" của NCS Đặng Hoàng Anh trước khi dư luận lên tiếng phản ánh về đề tài này.  

Theo đó, Bộ GD-ĐT đã mời 3 chuyên gia độc lập để thẩm định luận ánKết quả1 chuyên gia đánh giá không đạt, 2 chuyên gia yêu cầu nghiên cứu sinh chỉnh sửa lại luận án. Bộ GD-ĐT đã gửi kết quả thẩm định về nhà trường xử lý.

Kết quả thẩm định Luận án tiến sĩ “môn cầu lông” gây xôn xao: Không đạt! -0
Đề tài Luận án tiến sĩ gây xôn xao dư luận

Trước đó, vào tháng 5.2022, Luận án tiến sĩ "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La" của nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Anh thuộc chuyên ngành Giáo dục học tại Viện Khoa học thể dục thể thao (Tổng cục Thể dục thể thao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) được bàn luận rất nhiều trên các diễn đàn.

Nội dung đề tài được công bố tháng 12.2021 và nghiệm thu thành công cấp viện ngày 19.1.2022 và được đăng tải trên chuyên trang Luận văn - Luận án của Bộ GD-ĐT.

Nhiều nhà khoa học cho rằng đề tài nghiên cứu nói trên không xứng tầm với một luận án tiến sĩ. GS.TS NGND Trần Đức Viên, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư liên ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp, nguyên Giám đốc Học Viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, với luận án "cầu lông" này, người đọc không thấy được tính cấp thiết của đề tài, tức khoảng trống khoa học cần phải được nghiên cứu để bổ sung vào kho tàng kiến thức khoa học của nhân loại về môn cầu lông, hay để giải quyết được một tồn tại nào đó, trên cơ sở các bằng chứng khoa học thuyết phục, trong phát triển môn cầu lông của chúng ta; để từ đó luận án mang "tính mới".

Tác giả chỉ lan man kể lể về phong trào thể dục thể thao nói chung mà chưa làm rõ đặc thù của phong trào cầu lông và sự phù hợp của nó như thế nào đối với đặc điểm của đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung.

Mặt khác, tác giả đề cập nhiều đến "phong trào cầu lông" hơn là "môn cầu lông" như tên của luận án.

“Đây chưa phải là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, công phu, đúng tầm, đạt chuẩn, vì có hàm lượng khoa học rất thấp. Nó gần giống như một đề án phát triển môn cầu lông của một cán bộ chịu trách nhiệm về phong trào thể dục thể thao quần chúng nào đó thuộc phòng Thể dục thể thao, thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La” – GS.TS Viên chia sẻ. 

GS.TS Trần Đức Viên cho biết thêm, chắc chắn không có luận án "cầu lông" cũng như hàng loạt luận án tiến sĩ tương tự khác mà cộng đồng mạng đang bàn luận thời gian gần đây, nếu như không có sự xuất hiện của Thông tư 18 (ban hành ngày 28/6/2021) thay thế Thông tư 08 (ngày 04/4/2017) ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ.

Thông tư 18 không yêu cầu nghiên cứu sinh phải có bài báo công bố quốc tế trước khi bảo vệ, cũng không yêu cầu người hướng dẫn phải có công bố quốc tế.

“Có người coi sự xuất hiện của Thông tư 18 là một bước thụt lùi trong quá trình nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ theo những chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đã làm tầm thường hóa tấm bằng tiến sĩ của Việt Nam, góp phần "đâm toạc" sự phát triển, chắn ngang con đường hội nhập của giáo dục đại học nước nhà" – GS Viên nhấn mạnh. 

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.