Kết quả kiểm tra Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Có biểu hiện “nôn nóng” trong công bố quốc tế

Trường Đại học Tôn Đức Thắng có biểu hiện “nôn nóng” trong công bố quốc tế, không dựa trên định hướng thế mạnh thực tế của Trường. Số lượng công bố quốc tế không dựa vào tiềm lực sẵn có của Trường mà chủ yếu dựa vào cán bộ kiêm nhiệm ngoài trường.

Ngày 20.10.2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã Thông báo kết quả kiểm tra số 1494/TB/TB-BGDDT việc thực hiện chính sách pháp luật về khoa học công nghệ; kiểm tra tuyển sinh, liên kết, đào tạo từ xa, tự chủ mở ngành, đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Được biết, thời gian kiểm tra tại trường Đại học Tôn Đức Thắng được thực hiện từ ngày 9.5.2022 đến ngày 11.5.2022 theo Quyết định kiểm tra số 635/QĐ-BGDDT ngày 7.3.2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả kiểm tra Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Có biểu hiện “nôn nóng” trong công bố quốc tế -0
Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Theo kết luận kiểm tra, Trường Đại học Tôn Đức Thắng đào tạo 37 ngành trình độ đại học (trong đó đào tạo 40 ngành/ chuyên ngành chương trình tiêu chuẩn, 17 ngành/chuyên ngành chương trình chất lượng cao, 12 ngành/ chuyên ngành đại học tiếng Anh); 18 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, 06 ngành trình độ tiến sĩ. Trường có 4 ngành liên kết đào tạo ngoài trụ sở chính năm 2019, 20202 và đã ngừng tuyển sinh từ năm 2021.

Nguồn nhân lực giảng viên cơ hữu, nghiên cứu viên, viên chức quản lý, hành chính của Trường hiện có hơn 1.200 người với hơn 280 người có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư và hơn 490 thạc sĩ và thạc sĩ đang học nghiên cứu sinh.

Thời gian qua, Trường đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, liên tục cập nhật; đảm bảo ngày càng đầy đủ, chuyên sâu và kịp thời cho việc thực hiện các mục tiêu chất lượng trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

70% tổng số công bố quốc tế là tác giả người nước ngoài và cán bộ kiêm nhiệm

Đối với việc thực hiện Chính sách pháp luật về khoa học công nghệ, theo kết quả kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã thành lập và đưa vào hoạt động của Quỹ phát triển khoa học công nghệ; thành lập và tổ chức hoạt động cho các nhóm nghiên cứu và Journal Club với các văn bản quy định liên quan; các chủ trương liên quan đến khuyến khích các nhà khoa học công bố quốc tế, ban hành quy định về đánh giá và xếp hạng chất lượng các tạp chí khoa học quốc tế…

Tuy nhiên, kết luận kiểm tra nêu rõ 3 tồn tại, hạn chế:

Thứ nhất, từ năm 2019 – 2020, nhà trường có biểu hiện “nôn nóng” trong việc công bố quốc tế, không dựa trên định hướng thế mạnh thực tế của Trường, số lượng công bố quốc tế không dựa vào tiềm lực sẵn có của Trường mà chủ yếu dựa vào cán bộ kiêm nhiệm (trong nước và nước ngoài) ngoài Trường.

Công bố quốc tế của Trường Đại học Tôn Đức Thắng có tác giả là người nước ngoài và cán bộ kiêm nhiệm là người trong nước rất cao, chiếm tới 70% tổng số công bố quốc tế của trường trong giai đoạn 2019 – 2021.

Thứ hai, kinh phí chi cho công bố quốc tế năm 2019, 2020 của trường chiếm tỷ lệ 10 – 14% nguồn thu từ học phí là không phù hợp với Nghị định 99/2014/NĐ-CP ngày 25/10/2014 của Chính phủ.

Thứ ba, Trường Đại học Tôn Đức Thắng ký hợp đồng với các nhà khoa học trong và ngoài nước để hợp tác trong nghiên cứu khoa học có nhiều nội dung không phù hợp. Qua kiểm tra xác suất một số hợp đồng, nội dung hợp đồng không thể hiện rõ thông tin cũng như nhiệm vụ cần thực hiện: đơn vị công tác, lĩnh vực chuyên môn…

Kết luận kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ rõ: Trong những năm trước, trường đã xây dựng và ban hành một số chủ trương chính sách thúc đẩy công bố quốc tế chưa tập trung vào việc ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ các nhà khoa học cơ hữu của Nhà trường, các kết quả nghiên cứu và công bố quốc tế chủ yếu dựa vào việc hợp tác với các nhà khoa học ngoài trường, đặc biệt là các nhà khoa học nước ngoài.

Kinh phí chi trả cho hoạt động công bố quốc tế không hợp lý, mất cân đối với các nguồn kinh phí đầu tư cho các lĩnh vực hoạt động khác của Nhà trường; chưa có chính sách phù hợp cho hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Một số ngành đào tạo không có giảng viên cơ hữu, 179 giảng viên có trình độ đại học

Về công tác tuyển sinh, kết luận kiểm tra cho thấy, hàng năm Nhà trường đã xây dựng và công khai Đề án tuyển sinh. Trong 3 năm liền, Nhà trường đều tuyển đủ (vượt) chỉ tiêu đã đăng ký đối với trình độ đại học, mở rộng liên kết đào tạo…

Tuy nhiên, về tồn tại, hạn chế, kết luận kiểm tra đã chỉ ra việc tự chủ mở ngành đào tạo của Nhà trường chưa cập nhật theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giảng viên người nước ngoài chủ trì mở ngành đào tạo nhưng chỉ ký hợp đồng thỉnh giảng hoặc hợp đồng ngắn hạn là không phù hợp.

Với duy trì các điều kiện mở ngành trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, kết luận nêu rõ, một số ngành không có giảng viên cơ hữu là giáo sư hoặc phó giáo sư chủ trì ngành đào tạo, một số ngành chủ trì là giáo sư/phó giáo sư người nước ngoài, một số ngành chủ trì ngành là người đã nghỉ hưu và có ngành không đủ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ phù hợp. Điều này vi phạm quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 12 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/02/2021 của Chính phủ Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Về tự chủ quyết định phê duyệt Đề án thí điểm liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ với nước ngoài theo hình thức sandwich, bán thời gian khi nhiều ngành chưa mở đào tạo ở trình độ tiến sĩ.

Tổ chức tuyển sinh và hoạt động đào tạo tại cơ sở Bảo Lộc và Nha Trang khi chưa được cấp phép hoạt động đào tạo.

Bên cạnh đó, kết luận cũng chỉ ra việc số lượng giảng viên có trình độ đại học còn lớn tới 179 giảng viên có trình độ đại học. Tuyển sinh vượt chỉ tiêu so với chỉ tiêu Nhà trường tự xác định ở Khối ngành III (vượt 8,5%), Khối ngành VI (vượt 4,7%) và khối ngành VII (vượt 3,7%). Năm 2021 không tuyển sinh được ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.

12 kiến nghị

Sau khi kiểm tra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa 12 kiến nghị cụ thể:

Đối với các nội dung liên quan chính sách pháp luật về khoa học công nghệ, đoàn kiểm tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra 5 kiến nghị với Trường ĐH Tôn Đức Thắng.

Thứ nhất, tổ chức rà soát, hoàn thiện quy định về hoạt động khoa học và công nghệ phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Có chính sách, quy định về kết quả nghiên cứu và công bố quốc tế thực chất, đóng góp hiệu quả cho việc nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ và chất lượng đào tạo, đặc biệt là chất lượng đào tạo sau đại học của nhà trường. 

Thứ hai, bố trí kinh phí cho hoạt động khoa học và công nghệ (trong đó có kinh phí chi cho công bố quốc tế) hợp lý, đảm bảo cân đối với nguồn thu của trường theo quy định của pháp luật hiện hành. 

Thứ ba, rà soát, dừng ký kết hợp đồng đối với cán bộ không thực hiện hợp tác nghiên cứu, hướng dẫn học viên sau đại học, tham gia hoạt động chuyên môn của trường. 

Thứ tư, có kế hoạch, lộ trình xử lý dứt điểm việc nợ đọng kinh phí công bố quốc tế với các tác giả đã ký kết hợp đồng trong giai đoạn 2019-2021 theo đúng quy định pháp luật. 

Thứ năm, rà soát, xây dựng, ban hành quy định về liêm chính học thuật phù hợp với thông lệ quốc tế. 

Đối với công tác tuyển sinh và đào tạo, đoàn kiểm tra kiến nghị 7 nội dung, trong đó có rà soát, cập nhật các quy định, quy chế của cơ sở đào tạo về mở ngành, tuyển sinh, đào tạo và tổ chức thực hiện theo đúng quy định pháp luật hiện hành; tổ chức đánh giá Đề án thí điểm liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ, rà soát và thực hiện theo đúng quy định pháp luật hiện hành về liên kết đào tạo với nước ngoài.

Nhà trường cũng cần rà soát việc ký kết hợp đồng lao động với giảng viên là người nước ngoài, bảo đảm đúng quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; thực hiện tuyển sinh và chỉ tiêu tuyển sinh theo đúng quy định pháp luật hiện hành. 

Ngoài ra, thực hiện tổ chức hoạt động đào tạo theo đúng quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành và quy định của Luật Giáo dục đại học (không liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ, không tổ chức đào tạo tại những địa điểm chưa được cấp phép hoạt động đào tạo). 

Đối với các nội dung về tuyển sinh, tổ chức đào tạo tại phân hiệu Trường ĐH Tôn Đức Thắng ở Khánh Hòa và cơ sở Bảo Lộc cùng việc không đảm bảo duy trì đội ngũ giảng viên cơ hữu để mở một số ngành đào tạo ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ theo quy định, đoàn kiểm tra cho biết đã chuyển thanh tra Bộ xem xét, quyết định xử phạt hành chính Trường ĐH Tôn Đức Thắng, căn cứ vào quy định hiện hành. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Trường Đại học Tôn Đức Thắng thực hiện và báo cáo kết quả về Bộ trước ngày 31.12.2022.

Trao đổi

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục

Theo GS.TS Thái Văn Thành, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, việc giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đáng ra phải được tiến hành sớm hơn thì sẽ khắc phục được những tồn tại, bất cập và điểm nghẽn lâu nay trong ngành Giáo dục.

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An nhìn nhận, việc Bộ GD-ĐT không được quản lý chung về vấn đề biên chế, không được chủ động tuyển giáo viên, phải chờ phân bổ chỉ tiêu từ Bộ Nội vụ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không phù hợp với điều kiện thực tiễn. Điều này dẫn đến tình trạng có nơi thừa, có nơi thiếu giáo viên; thậm chí ngay trong một trường cũng có tình trạng bộ môn này thừa giáo viên nhưng bộ môn kia lại thiếu.

Bộ GD-ĐT đề nghị xây dựng Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non
Giáo dục

Bộ GD-ĐT đề nghị xây dựng Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Kim Chi cho biết, Bộ GD-ĐT đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi và đổi mới chương trình giáo dục mầm non. Nếu Nghị quyết được ban hành sẽ tạo cơ chế, hành lang chính sách, góp phần phát triển tích cực giáo dục mầm non.

Cần trang bị cho học sinh kiến ​​thức AI cơ bản
Giáo dục

Cần trang bị cho học sinh kiến ​​thức AI cơ bản

Tích hợp năng lực AI vào chương trình giảng dạy, lồng ghép các kỹ năng AI vào nhiều môn học tạo ra một môi trường học tập sáng tạo. Khi học sinh hiểu rõ tiềm năng và giới hạn của AI, họ trở thành những công dân có hiểu biết, có thể tham gia vào các cuộc thảo luận có ý nghĩa về tác động của công nghệ này đối với xã hội.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Các môn lựa chọn thi trong 50 phút sẽ khó đánh giá năng lực học sinh
Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Các môn lựa chọn thi trong 50 phút sẽ khó đánh giá năng lực học sinh

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc thiết kế phương án thi tốt nghiệp THPT 2025, trong đó tất cả môn thi lựa chọn đều thi trong thời gian 50 phút sẽ khó đánh giá được đúng năng lực của người học. Đặc biệt, có thiết kế 40% câu hỏi lựa chọn đúng sai càng làm tăng khả năng đoán mò của thí sinh, dẫn đến độ giá trị và tính phân loại của đề thi các môn là không tốt.

Bảo đảm sự công bằng giữa các tổ chức kiểm định trong nước và nước ngoài
Giáo dục

Bảo đảm sự công bằng giữa các tổ chức kiểm định trong nước và nước ngoài

Tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục do Chính phủ vừa ban hành, điều kiện để tổ chức kiểm định nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam được sửa đổi theo hướng cụ thể và chặt chẽ hơn, bảo đảm sự công bằng giữa các tổ chức kiểm định trong nước và nước ngoài.

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh
Giáo dục

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh

Ngày 4.10, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế Thông tư 11 hiện hành, trong đó dự kiến quy định thi 3 môn vào lớp 10 với 2 môn thi bắt buộc là môn Toán và môn Ngữ văn, môn thi thứ 3 tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên. Nội dung này đang gây nhiều ý kiến tranh luận.

PGS Trần Thành Nam: "Giáo viên vi phạm đạo đức, cần kỷ luật nhưng cũng phải hỗ trợ phục hồi"
Giáo dục

PGS Trần Thành Nam: "Giáo viên vi phạm đạo đức, cần kỷ luật nhưng cũng phải hỗ trợ phục hồi"

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, cần giữ nghiêm minh các chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức của môi trường giáo dục, nhưng không nên mang tính chất trừng phạt, hả hê. Thay vào đó, cần hỗ trợ để giúp người giáo viên phạm lỗi mang tính chất vô tình (do thiếu ý thức trong việc nhận diện tình huống) có cơ hội phục hồi trở lại.

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam: Vừa thiếu, vừa yếu lại thêm nguyên tắc “có vào thì sẽ có ra”
Giáo dục

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam: Vừa thiếu, vừa yếu lại thêm nguyên tắc “có vào thì sẽ có ra”

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN cho biết, mỗi năm chỉ tuyển được khoảng 30% chỉ tiêu nghiên cứu sinh, bên cạnh đó phương châm đào tạo còn lỏng lẻo. Ngoài ra, kinh phí dành cho đào tạo sau đại học, trong đó có đào tạo NCS thấp, và rất thấp so với các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Từng bước thí điểm và nhân rộng
Video

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Từng bước thí điểm và nhân rộng

Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức tọa đàm “Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?”. Tọa đàm nhằm ghi nhận ý kiến đánh giá của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về thực trạng hoạt động dạy và học tiếng Anh tại các trường học ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, đề xuất giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị.

20.000 tỷ đồng Đề án đào tạo nguồn nhân lực phát triển công nghệ cao sẽ đầu tư vào đâu?
Giáo dục

20.000 tỷ đồng Đề án đào tạo nguồn nhân lực phát triển công nghệ cao sẽ đầu tư vào đâu?

Tổng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao đến năm 2030 dự kiến khoảng 20.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước (NSNN) khoảng 16.000 tỷ đồng và nguồn vốn hợp pháp khác khoảng 4.000 tỷ đồng.

Tìm giải pháp xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghệ cao?
Giáo dục

Tìm giải pháp xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghệ cao?

Đội ngũ cán bộ giảng dạy nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ cao còn hạn chế về số lượng và chất lượng; cơ sở hạ tầng, phòng thí nghiệm hiện đại không theo kịp những công nghệ tiên tiến trên thế giới; nhóm nghiên cứu mạnh về lĩnh vực công nghệ cao còn rất ít... giải pháp nào để khắc phục tình trạng trên?