Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?

Theo các nhà tuyển dụng, nhiều sinh viên khi ra trường mong muốn mức thu nhập tốt nhưng trình độ và kiến thức áp dụng được vẫn “chấp chới” thì doanh nghiệp không thể dựa trên bằng tốt nghiệp để trả lương. Vấn đề trả lương phụ thuộc vào thực tế các bạn làm được việc gì cho doanh nghiệp.

Kỹ năng mềm quan trọng hơn việc nắm vững kiến thức cơ bản

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân bên lề sự kiện Ngày hội việc làm do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa tổ chức, ông Phạm Đức Tiến, Giám đốc Công ty Cổ phần hệ sinh thái Đấu thầu cho biết, hiện nay khi tuyển dụng, các doanh nghiệp không quá đặt nặng ở ứng viên vấn đề kỹ năng cứng, mà quan tâm nhiều hơn đến kỹ năng mềm, như khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm,...

Là doanh nghiệp công nghệ, tập trung vào lĩnh vực phát triển nguồn mở, theo ông Tiến, bên cạnh nhân lực khối ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật, doanh nghiệp cũng cần tuyển dụng rất nhiều vị trí khác, từ hành chính nhân sự đến nhân viên marketing, nhân viên bán hàng,... đơn cử ở những vị trí liên quan đến kinh doanh hay truyền thông marketing, những kiến thức chuyên môn, kỹ năng cứng hoàn toàn có thể học bất cứ lúc nào, thậm chí không chỉ trong trường đại học mà từ các khóa học bên ngoài. Sinh viên khi tốt nghiệp nếu thiếu có thể đào tạo được ngay.

Tuy nhiên, vấn đề khó đào tạo hơn nhưng doanh nghiệp lại rất cần là tinh thần nhiệt huyết, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng mềm. “Đây là nền tảng quan trọng mà công ty chúng tôi đang coi là tiêu chí để tuyển dụng”, ông Tiến nói.

Đồng quan điểm trên, bà Nguyễn Thu Huyền, Giám đốc Phòng giao dịch Nguyễn Trãi, chi nhánh Tây Hà Nội, Ngân hàng Thương mại Cổ phần SHB chia sẻ, trong quá trình tuyển dụng, đơn vị tập trung nhiều vào vấn đề ý thức, kỹ năng mềm và tinh thần của ứng viên hơn là việc các bạn nắm kiến thức cơ bản, vì kiến thức hoàn toàn có thể đào tạo được.

“Chúng tôi không quan tâm quá nhiều đến kiến thức sách vở, kiến thức trên trường mà cần các bạn có tinh thần trách nhiệm và sự quyết tâm trong công việc. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực ngân hàng cũng rất cần sự nhanh nhẹn, kỹ năng xử lý tình huống. Chúng tôi cũng đánh giá cao ứng viên có khả năng lập kế hoạch, định hướng và lên được lộ trình thực hiện kế hoạch; có kỹ năng giao tiếp và kỹ năng đàm phán. Một yếu tố khác cũng rất quan trọng là các bạn phải thực sự có quyết tâm và tinh thần học hỏi, trách nhiệm với công việc”, bà Huyền cho hay.

Cũng theo bà Nguyễn Thu Huyền, trên thực tế đã có một số ứng viên dù có bằng cấp rất tốt, tốt nghiệp loại giỏi nhưng chưa được tuyển dụng, bởi dù có khả năng về học thuật nhưng các bạn thiếu những yếu tố nhà tuyển dụng cần như sự năng động, nhanh nhẹn.

“Có thể các bạn không có kinh nghiệm vì vừa ra trường, nhưng ít nhất các bạn phải có sự năng động và một tinh thần tốt. Tôi cho rằng trong quá trình học ở trường, ngoài chăm chỉ học kiến thức chuyên môn, sinh viên cũng nên trang bị cho mình những kỹ năng mềm”, bà Huyền nói.

z6434017140134-2ce17fad6f3a7b012d8f83a5772a2ca5.jpg
Sinh viên tham gia sự kiện Ngày hội việc làm do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa tổ chức. Ảnh: Xuân Quý

Doanh nghiệp không thể chỉ dựa trên bằng tốt nghiệp để trả lương

Theo ông Phạm Văn Tấn, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Y Dược Phúc Tấn kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển TA VINA, thực tế hiện nay, sinh viên thường học đi sâu vào một khoa, một chuyên ngành. Trong khi đó doanh nghiệp rất cần sự đa năng trong kiến thức của nhân sự, đặc biệt là những kiến thức thực tế.

Ông Tấn đề xuất các trường đại học cần có thời gian giúp sinh viên được giao lưu trực tiếp với doanh nghiệp hơn nữa, để các em hiểu được doanh nghiệp đang mong muốn điều gì khi các em ra trường, từ đó tăng khả năng có công việc tốt sau này. Bên cạnh đó, đề xuất các trường có những học phần bổ trợ kiến thức giữa các ngành với nhau, giúp các em năng động hơn, hoạt bát hơn và đáp ứng được yêu cầu đa năng mà doanh nghiệp cần.

Ông Tấn nhìn nhận, môi trường công việc thực tế bên ngoài rất vĩ mô, những kiến thức học trên sách vở thực tế chỉ là một phần nhỏ. Do đó, ngoài những kiến thức nền tảng về lý thuyết học trong trường, các bạn phải tiếp cận vào môi trường doanh nghiệp cụ thể mới biết được bản thân có phù hợp hay không và phát huy được năng lực sáng tạo của mình.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi tuyển dụng, theo ông Tấn là việc ứng viên có nhận thức đúng được mong muốn của mình khi nộp hồ sơ tới công ty hay không, có nhận ra bản thân muốn học hỏi điều gì từ môi trường đó hay không. Chính sự nhận thức tốt này sẽ là hành trang để doanh nghiệp đào tạo, giúp các bạn theo kịp được định hướng doanh nghiệp đang cần.

“Chúng tôi luôn cần những sinh viên năng động từ năm nhất, vì chính sự năng động đó làm cho các bạn trưởng thành hơn, có nhìn nhận tổng thể hơn và dễ bắt nhịp được với tính chất công việc mới. Nếu các bạn tốt nghiệp mà chỉ có kiến thức nền, không có kinh nghiệm, đến lúc sắp xếp việc cũng rất khó. Có nhiều trường hợp ứng viên mong muốn mức thu nhập tốt nhưng trình độ và kiến thức áp dụng được vẫn đang “chấp chới” thì doanh nghiệp không thể dựa trên bằng tốt nghiệp của các bạn để trả lương được. Vấn đề trả lương phụ thuộc vào thực tế các bạn làm được việc gì cho doanh nghiệp”, ông Tấn chia sẻ.

Trong lĩnh vực truyền thông, báo chí, đặc biệt ở mảng đối ngoại, bà Lưu Hoài An, Biên tập viên Ban Truyền hình Đối ngoại, Đài Truyền hình Việt Nam cho biết một trong những yếu tố hàng đầu khi Ban tuyển dụng nhân sự là khả năng ngoại ngữ, trong đó phổ biến nhất là tiếng Anh. Ngoài việc sản xuất, biên tập bằng ngoại ngữ, nếu các bạn có thể dẫn chương trình được bằng ngôn ngữ đó sẽ là điểm cộng khi tuyển dụng.

Bên cạnh đó, điều nhà tuyển dụng lĩnh vực này đánh giá cao với ứng viên là sự bền bỉ trong công việc. Thực tế, báo chí, truyền hình là một nghề rất vất vả, thời gian rất linh hoạt, đôi khi phải làm việc buổi tối, đêm khuya hoặc sáng sớm. Trong quá trình đào tạo khi làm cộng tác viên, học việc hay thử việc, các bạn sẽ nhận ra bản thân có thể gắn bó dài lâu với nghề hay không, có đủ lòng yêu nghề không.

“Tôi cho rằng về kỹ năng cơ bản để làm truyền hình, hoàn toàn các bạn có thể học được. Quan trọng nhất vẫn là thái độ làm việc, sự bền bỉ, năng động, khả năng thích nghi với tình huống, khả năng quản lý thời gian tốt”, bà An cho hay.

Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.